Xấu hổ - Hóa ra không chỉ có mình tôi.

rubi_mos2002

New member
Xu
0

Tham khảo: “I thought it was just me” –Brene Brown

Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi trở thành 1 nhà nghiên cứu về xấu hổ, tôi nói với họ rằng sự nghiệp của tôi được tạo dựng xung quanh 1 câu:”Bạn không thể làm mọi người xấu hổ nhằm thay đổi những hành vi của họ.”

Bạn có thể dùng sự xấu hổ hoặc làm bẽ mặt để thay đổi 1 người hoặc hành vi của y? Có và không. Có, bạn có thể thử. Nếu bạn thực sự làm họ xấu hổ thì bạn có thể thấy 1 sự thay đổi hành vi nhanh chóng.

Sự thay đổi sẽ kéo dài? Không.
Nó sẽ gây tổn thương? Có, hết sức đau khổ.
Nó sẽ gây nguy hại? Có, cho cả người dùng sự xấu hổ và người bị làm xấu hổ.
Liệu sự xấu hổ được dùng rất thường xuyên như 1 cách để cố gắng thay đổi con người? Có, nó được dùng từng phút mỗi ngày.
Về mặt cá nhân, các gia đình và cộng đồng sử dụng xấu hổ như 1 công cụ để thay đổi người khác và để bảo vệ bản thân họ. Khi làm điều này, chúng ta tạo ra 1 xã hội không nhận ra sự xấu hổ gây nguy hại nhiều như thế nào đối với tâm lý của chúng ta.

1 lý do là chúng ta không nhìn thấy những mối liên kết giữa những vật lộn cá nhân của chúng ta và những vấn đề văn hóa lớn hơn. Chúng ta không nói về sự xấu hổ. Chúng ta trải nghiệm nó, chúng ta cảm nhận nó, chúng ta đôi lúc sống với nó suốt cuộc đời, nhưng chúng ta không nói về nó. Lần cuối cùng bạn có 1 cuộc trò chuyện ý nghĩa về sự xấu hổ? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, câu trả lời là chưa bao giờ. Mặc dù xã hội chúng ta đã cởi mở trong việc thảo luận về những cảm xúc khác như sợ hãi, tức giận thì xấu hổ vẫn là 1 cấm kị. Sự xấu hổ có tính phổ quát, không có ai là ngoại lệ. Nếu chúng ta không thể nói về xấu hổ và xem xét ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của riêng chúng ta thì chúng ta chắc chắn không thể giúp đỡ những người khác.

@ Định nghĩa xấu hổ
Xấu hổ là cảm xúc mà tất cả chúng ta đều cảm nhận, nhưng khi chúng ta cố gắng mô tả nó cho người khác hiểu, chúng ta phải nỗ lực để tìm ra từ, để diễn đạt. Ngay cả khi chúng ta tìm thấy từ thì hiếm khi mọi người sẽ muốn nghe. Trải nghiệm về sự xấu hổ rất đau đớn. Ngay cả việc nghe 1 ai đó kể về 1 trải nghiệm xấu hổ của họ cũng gần như là đau đớn. Khi chúng ta trải nghiệm về xấu hổ hoặc nghe 1 câu chuyện của 1 người bạn về sự xấu hổ, chúng ta thường có 1 phản ứng cơ thể. Chúng ta cảm nhận về xấu hổ trong cơ thể của chúng ta.

Xấu hổ là cảm xúc hoặc trải nghiệm đau khổ mãnh liệt của niềm tin rằng chúng ta là thiếu sót và do đó không xứng đáng được chấp nhận và thuộc về.

1 lý do xấu hổ rất mạnh mẽ vì khả năng của nó làm chúng ta cảm thấy đơn độc. Như thể chúng ta là người duy nhất hoặc chúng ta khác biệt với tất cả mọi người. Khi chúng ta nghe những câu chuyện phản ánh những trải nghiệm xấu hổ của chúng ta, nó giúp chúng ta biết rằng mình không đơn độc.

Làm thế nào chúng ta hiểu về xấu hổ để xây dựng được khả năng phục hồi sau khi trải nghiệm về sự xấu hổ? Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng 1 hiểu biết về xấu hổ, bao gồm xấu hổ khác biệt như thế nào với bối rối, tội lỗi, bị bẽ mặt.

1 lý do tại sao khó nói về xấu hổ là vì chúng ta thường dùng những thuật ngữ bối rối, tội lỗi, làm bẽ mặt và xấu hổ có thể thay thế cho nhau.

Bối rối là 1 điều gì đó thoáng qua, thường vui vẻ và rất bình thường (ví dụ, nói lỡ lời). Bất kể 1 tình huống gây bối rối nhiều như thế nào, chúng ta biết rằng nó xảy đến với mọi người và nó sẽ trôi qua.

Tội lỗi là thuật ngữ thường bị lẫn lộn với xấu hổ. Khi chúng ta cố làm người khác hoặc bản thân cảm thấy xấu hổ để thay đổi 1 hành vi, chúng ta làm vậy mà không nhận ra sự khác biệt giữa xấu hổ và tội lỗi. Tội lỗi thường là 1 động dơ thay đổi tích cực, trong khi xấu hổ thường dẫn đến hành vi tệ hại hoặc sự tê liệt.

Tội lỗi và xấu hổ đều là những cảm xúc của sự tự đánh giá. Nhưng sự khác nhau giữa "Tôi là người xấu" (xấu hổ) và "Tôi đã làm 1 việc xấu" (tội lỗi). Xấu hổ nói về con người chúng ta, tội lỗi nói về những hành vi của chúng ta. Sự nguy hiểm của việc nói bản thân chúng ta là xấu xa, lừa dối đó là chúng ta cuối cùng bắt đầu tin điều đó. Người tin rằng cô í "không tốt" nhiều khả năng tiếp tục lừa dối hơn là người cảm thấy tội lỗi.

Xấu hổ nhiều khả năng là nguồn gốc của những hành vi có tính huỷ hoại hơn là 1 giải pháp.

Nếu cùng 1 kinh nghiệm có thể gây ra xấu hổ đối với người này, tội lỗi hoặc bối rối đối với người kia. Đây là lí do tại sao chúng ta cần cẩn thận không đưa ra giả định về điều gì khiến người đó cảm thấy xấu hổ.

Bị làm bẽ mặt là 1 từ làm chúng ta lẫn lộn với xấu hổ. Sự khác nhau giữa 2 cái trên là "con người tin rằng họ xứng đáng với sự xấu hổ của họ; họ không tin họ xứng đáng bị làm bẽ mặt."

Nếu 1 đứa trẻ tin rằng cô giáo gọi nó là "đồ ngu" là bất công, không xứng đáng, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị bẽ mặt hơn là xấu hổ. Mặt khác, nếu trẻ tin rằng nó ngu và xứng đáng bị cô gọi là ngu trước bạn bè, nó sẽ dẫn đến xấu hổ.

Tôi nghĩ xấu hổ thường tiêu cực hơn bẽ mặt vì 2 lí do:
1) Nó đủ tệ khi gọi đứa bé là "ngu" ở trường, nhưng nó còn nguy hại hơn nhiều nếu đứa bé thực sự tin là nó ngu. Nếu đứa bé bị làm cho xấu hổ đến nỗi tin là nó thực sự ngu, đứa bé có thể dành cả cuộc đời để vật lộn với nỗi xấu hổ.

2) tôi phát hiện thấy đứa trẻ trải nghiệm sự bẽ mặt hơn là xấu hổ nhiều khả năng về nhà và kể với bố mẹ về kinh nghiệm đó hơn là đứa trẻ trải nghiệm xấu hổ. Nếu trẻ kể với bạn về trải nghiệm bị bẽ mặt, chúng ta có cơ hội giúp bé và nói chuyện với giáo viên. Còn trẻ cảm thấy xấu hổ thì nội tâm hoá thông điệp đó và bắt đầu hành động như đứa trẻ ngu.

Sự bẽ mặt được lặp lại có thể chuyển thành xấu hổ. Tất cả chúng ta rất dễ có những trải nghiệm bị bẽ mặt chuyển thành xấu hổ, đặc biệt khi người hạ nhục chúng ta là người mà chúng ta có quan hệ có giá trị hoặc người chúng ta xem là có nhiều quyền lực hơn chúng ta.

Khi chúng ta có thể phân biệt được bối rối, tội lỗi, làm bẽ mặt và xấu hổ, chúng ta có thể bắt đầu xem xét lí do tại sao chúng ta trải nghiệm xấu hổ và nó ảnh hưởng chúng ta như thế nào. Nếu chúng ta muốn xử lý thành công với xấu hổ trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải hiểu lí do tại sao chúng ta cảm thấy xấu hổ và nó ảnh hưởng cuộc sống chúng ta như thế nào.

@ Mạng nhện xấu hổ
Đâu là mối quan hệ giữa trải nghiệm xấu hổ của tất cả phụ nữ?
Phụ nữ thường trải nghiệm xấu hổ khi có sự xung đột và cạnh tranh giữa những mong đợi, kì vọng của xã hội.
Chúng ta nên là con người như thế nào
Chúng ta nên làm gì
Chúng ta nên như thế nào (Ví dụ, những kỳ vọng của xã hội về phụ nữ xung quanh vấn đề về ngoại hình như: phụ nữ nên trẻ, đẹp và quyến rũ...)
Những kỳ vọng gây ra xấu hổ cho phụ nữ dựa vào những nhận thức của văn hoá về những gì được chấp nhận đối với phụ nữ .Và những kỳ vọng gây ra xấu hổ cho đàn ông dựa vào những nhận thức của văn hoá về những gì được chấp nhận về sự nam tính. 1 người đàn ông nên trông như thế nào và hành động ra sao.

@ Xấu hổ và sợ hãi
Xấu hổ là về nỗi sợ bị mất kết nối. Khi chúng ta trải nghiệm về xấu hổ, chúng ta sợ bị chế nhạo hoặc bị xem là khiếm khuyết. Chúng ta sợ tiết lộ 1 phần của bản thân chúng ta sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ và sự được chấp nhận của chúng ta. Nỗi sợ này bị gây ra bởi ý thức chúng ta bị mắc bẫy trong nỗi xấu hổ của mình. Nỗi sợ bị mắc bẫy liên quan đến cách mà mạng nhện xấu hổ được giăng ra với những kỳ vọng bất khả thi. Thứ nhất, chúng ta có những kỳ vọng bất hợp lý đặt lên chúng ta, nhiều kỳ vọng trong số đó thậm chí không thể đạt được hoặc không thực tế. Thứ 2, chúng ta có rất ít sự lựa chọn theo quan điểm làm thế nào chúng ta có thể thỏa mãn những kỳ vọng đó.

Ví dụ về hình ảnh cơ thể. Theo sơ đồ mạng nhện xấu hổ, người yêu, gia đình và bạn bè là gần nhất với trung tâm mạng nhện. Chúng ta sợ nhất là đánh mất kết nối với những người gần gũi với chúng ta nhất. Nói cách khác, sự xấu hổ là mạnh mẽ nhất khi chúng ta áp đặt những kỳ vọng cho bản thân hoặc khi chúng ta bị áp đặt bởi những người gần gũi với chúng ta nhất (đối tác, gia đình, bạn bè).

Nếu chúng ta được nuôi trong những gia đình mà ở đó những kiểu cơ thể không thể đạt được được đề cao quá đáng, chúng ta có thể tiếp tục áp đặt những mong đợi vô lý đó lên bản thân. Hoặc nếu gia đình chấp nhận hình ảnh cơ thể của chúng ta nhưng bạn bè xung quanh chúng ta lại đang ăn kiêng quá mức thì chúng ta vẫn muốn được bạn bè chấp nhận và yêu thương, do đó chúng ta nỗ lực để tìm cách làm họ hài lòng và sau đó cảm thấy xấu hổ khi không đáp ứng được những yêu cầu về ngoại hình.

Sự xấu hổ được củng cố bởi những gì chúng ta thấy trên tv, quảng cáo và tạp chí. Đó là những thứ chúng ta thấy trên phim ảnh, nghe trong âm nhạc và đọc trên báo. Khi nói đến hình ảnh cơ thể thì chúng ta không được hoài nghi về giá trị của “gầy/mảnh dẻ”. Các trang bìa của các tạp chí thường giật tít như “Giảm 15 pounds trong 10 ngày”, nhưng nó lại đi cùng với hình ảnh bánh socola ở phía dưới. Chúng ta dễ dàng thấy những kỳ vọng như vậy là xung đột. Chúng ta có rất ít lựa chọn thực tế cho phép ta đáp ứng những kỳ vọng đó. Chúng ta thường cảm thấy bị buộc phải chọn giữa tệ hoặc tệ hơn:

Trở nên mảnh dẻ, nhưng đừng bị ám ảnh về cân nặng.
Trở nên hoàn hảo nhưng đừng quá lo lắng về ngoại hình, đừng lấy mất thời gian ở bên gia đình và người yêu hoặc công việc để đạt được sự hoàn hảo.
Hãy là chính mình – không có gì quyến rũ hơn là tự tin (chừng nào bạn còn trẻ đẹp và mảnh mai...)

@@
Làm thế nào chúng ta vượt qua xấu hổ? Chúng ta có thể làm gì để tránh rơi vào mạng nhện xấu hổ? Tin xấu là không có cách nào để vĩnh viễn giải thoát chúng ta khỏi xấu hổ. Chừng nào sự kết nối (những mối quan hệ) là quan trọng thì mối đe dọa mất kết nối dẫn đến xấu hổ cũng sẽ là 1 phần của cuộc sống chúng

Tin tốt là tất cả chúng ta đều có khả năng phát triển khả năng phục hồi sau trải nghiệm xấu hổ. Ý tôi khi dùng từ “phục hồi” là chỉ về khả năng nhận ra sự xấu hổ khi chúng ta trải nghiệm nó, có những cách thức có tính xây dựng cho phép chúng ta duy trì được tính tự chủ của mình và trưởng thành hơn từ kinh nghiệm của chúng ta. Và chúng ta có thể xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa hơn với người khác. Phục hồi sau xấu hổ không phải là 1 trạng thái tất cả- hoặc-không có gì. Mà có những mức độ của sự phục hồi. Xem miền liên tục của sự phục hồi sau xấu hổ ở trang 56.

Những phụ nữ với những mức độ phục hồi sau xấu hổ cao đều là những người cho và nhận sự thấu cảm. Họ thường nói: Điều đó đã từng xảy ra với tôi, bạn bình thường mà, tôi hiểu điều đó như thế nào...Họ có khả năng nói về nỗi xấu hổ của họ với người khác.

@ Có cái gọi là “xấu hổ tích cực” không?
Tôi đã mất rất nhiều thời gian để đi đến kết luận là không có cái gì là tích cực về xấu hổ. Ở bất kỳ hình thức nào, trong bất kỳ bối cảnh nào, thì sự xấu hổ là tiêu cực. Quan điểm cho rằng có 2 kiểu xấu hổ, tích cực và tiêu cực không đúng trong bất kì nghiên cứu nào của tôi.

@ 4 nhân tố được chia sẻ bởi tất cả phụ nữ cho thấy mức độ phục hồi xấu hổ cao:
1. Khả năng nhận ra và hiểu những kích thích gây ra sự xấu hổ của họ.
2. Mức độ ý thức phản biện cao về mạng nhện xấu hổ.
3. Sẵn sàng chạm đến người khác
4. Khả năng nói về nỗi xấu hổ.

1. Khả năng nhận ra và hiểu những kích thích gây ra sự xấu hổ của họ.
Khá nghịch lý, cơ thể của chúng ta thường phản ứng lại với sự xấu hổ ngay cả trước khi chúng ta ý thức được.

Những câu hỏi sau giúp chúng ta tập trung nhận diện những phản ứng cơ thể của chúng ta đối với sự xấu hổ:
Về mặt cơ thể tôi cảm thấy xấu hổ ở ...
Tôi biết mình đang xấu hổ khi cơ thể tôi có biểu hiện...
Nếu tôi có thể chạm/ngửi/nếm sự xấu hổ, nó sẽ giống như...

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu của tôi, 1 trong những mục tiêu của tôi là phát triển 1 danh sách những kích thích gây ra xấu hổ. Suy nghĩ của tôi khá dơn giản – nếu chúng ta biết được những lĩnh vực/vấn đề nào kích hoạt ra sự xấu hổ thì chúng ta có thể cảnh giác, nếu không thể tránh được nó thì ít nhất cũng gia tăng nhận thức của chúng ta về trải nghiệm xấu hổ tiềm ẩn.

Bất kể chúng ta có thể nhận ra những kích thích gây xấu hổ tốt như thế nào, thì việc tránh né nỗi xấu hổ là bất khả thi.

Nhận ra và hiểu những kích thích gây xấu hổ không phải là điều gì đó bẩm sinh chúng ta biết cách làm mà nó là 1 quá trình.

12 lĩnh vực mà phụ nữ vật lộn nhiều nhất với những cảm xúc xấu hổ: ngoại hình và hình ảnh cơ thể, làm mẹ, gia đình, bố mẹ, tiền và công việc, sức khỏe tinh thần và thể chất, tình dục, tuổi tác, tôn giáo, bị định kiến, nói về sang chấn tâm lý.

@ Làm thế nào chúng ta nhận ra những kích hoạt gây xấu hổ?
Tôi đã phỏng vấn nhiều người cả đàn ông lẫn phụ nữ, những cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần là:”Tôi không muốn bị xem là...” và “Tôi không muốn mọi người nghĩ tôi là...”, “Tôi sẽ chết mất nếu người ta nghĩ tôi là...” “Tôi không thể chịu được việc mọi người nghĩ tôi là...”

Xấu hổ là cách chúng ta nhìn về bản thân thông qua đôi mắt của người khác. Khi tôi phỏng vấn những phụ nữ về trải nghiệm xấu hổ, nó luôn luôn là về “Mọi người nhìn tôi như thế nào” hoặc “Mọi người nghĩ gì”. Và thường có 1 sự mất kết nối giữa con người chúng ta muốn trở thành và chúng ta muốn được người khác nhìn nhận như thế nào.

Để giúp bạn bắt đầu nhận ra 1 số kích thích gây xấu hổ của chúng ta, hãy trả lời những câu sau:
Tôi muốn được xem như là ...,...., và tôi không muốn bị xem như là ..., ....,...., ...

Bạn bắt đầu trả lời những câu trên riêng lẻ cho mỗi lĩnh vực gây xấu hổ.
Khi nói đến xấu hổ, sự hiểu biết là 1 điều kiện tiên quyết để thay đổi. Nhận ra xấu hổ là 1 công cụ quan trọng để lấy lại sức mạnh của chúng ta.

@ Những tấm chắn xấu hổ
Khi chúng ta không nhận ra sự xấu hổ và hiểu được những thông điệp và những kỳ vọng kích hoạt ra sự xấu hổ của chúng ta, thì chúng ta thường dựa vào những tấm chắn xấu hổ để bảo vệ bản thân.

Khi chúng ta xấu hổ, chúng ta thường vượt qua nó với như cầu che giấu hoặc bảo vệ bản thân bằng bất cứ phương tiện nào có thể. Điều không may là, những tấm chắn xấu hổ không hiệu quả. Theo Hartling, để xử lý với nỗi xấu hổ, 1 số người chạy xa khỏi nó bằng cách thu mình, che giấu, im lặng và giữ bí mật. 1 số người tiến lại gần bằng cách tìm kiếm sự hài lòng và thỏa hiệp. 1 số người chốn lại bằng cách tó ra xung hấn và sử dụng nỗi xấu hổ để chống lại xấu hổ. Chúng ta phát triển những tấm chắn xấu hổ của mình qua nhiều năm. Đôi khi cách thức chúng ta xử lý với xấu hổ đã trở thành cái gì đó ăn sâu trong chúng ta đến nỗi chúng ta không nhận ra.

Bài tập tiếp theo là xác định những tấm chắn xấu hổ của bạn. Khi bạn nghĩ về 12 lĩnh vực gây xấu hổ và những kích thích gắn liền với mỗi lĩnh vực đó, hãy thử suy nghĩ về 1 trải nghiệm xấu hổ cụ thể. Bạn đã phản ứng lại như thế nào? Nó có phải là 1 khuôn mẫu không? Bạn đã bảo vệ bản thân như thế nào trong những tình huống đó?

2. Mức độ ý thức phản biện cao về mạng nhện xấu hổ.

* Khái niệm "ý thức phản biện" là niềm tin chúng ta có thể tăng cường sức mạnh cá nhân bằng cách hiểu mối liên kết giữa những trải nghiệm cá nhân của chúng ta và những hệ thống xã hội lớn hơn. Khi chúng ta nhìn vào những phân loại xấu hổ trên, hầu hết chúng ta không được dạy cách làm thế nào để nhìn thấy mối liên kết giữa đời sống riêng tư của chúng ta và những ảnh hưởng xã hội, kinh tế, chính trị.
Khi chúng ta cảm thấy xấu hổ, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy là cái tôi khiếm khuyết , cô độc của chúng ta. Chúng ta nghĩ mình là người duy nhất "Có điều gì không ổn với tôi. Tôi cô độc.”

Khi phóng to, chúng ta bắt đầu nhìn thấy 1 bức tranh hoàn toàn khác. Chúng ta nhìn thấy nhiều người cũng đang vật lộn như chúng ta. Thay vì nghĩ "Tôi là người duy nhất", chúng ta bắt đầu nghĩ "Tôi không thể tin nó! Bạn cũng? Tôi bình thường? Khi chúng ta bắt đầu nhìn thấy bức tranh lớn , chúng ta có khả năng kiểm tra thực tế tốt hơn về những kích thích gây xấu hổ và những kì vọng xã hội gây ra xấu hổ.

Ví dụ:
Hãy bắt đầu với vấn đề về ngoại hình và hình ảnh cơ thể. Đây là kích thích gây xấu hổ gần như có tính phổ quát. Để bắt đầu hiểu về bức tranh lớn, chúng ta cần hỏi những câu hỏi lớn về ngoại hình:
Xã hội có những kỳ vọng gì về ngoại hình?
Tại sao những kỳ vọng đó tồn tại?
Những kỳ vọng đó hoạt động như thế nào?
Xã hội của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng đó như thế nào?
Ai được lợi từ những kỳ vọng đó?

Xã hội có những kỳ vọng gì về ngoại hình? Từ mức độ xã hội, ngoại hình bao gồm mọi thứ từ tóc, da, cân nặng, quần áo, giày dép, móng tay, tuổi tác, sự tự tin và giàu có.

Tại sao những kỳ vọng đó tồn tại? Chúng tồn tại để làm chúng ta chi tiêu những nguồn lực quý giá của chúng ta – tiền, thời gian và năng lượng – để cố gắng đáp ứng 1 số hình mẫu lý tưởng vốn không thể đạt được. Người Mĩ chi nhiều tiền cho sắc đẹp mỗi năm hơn là cho giáo dục.

Những kỳ vọng đó hoạt động như thế nào? Những kỳ vọng đó vừa rõ ràng vừa tinh tế - chúng là mọi thứ chúng ta thấy và mọi thứ chúng ta không thấy. Nếu bạn đọc ccas tạp chí thời trang hoặc xem TV, bạn biết bạn được mong đợi trông như thế nào, bạn nên ăn mặc và cư xử như thế nào. Nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn cũng thấy những thứ còn thiếu – hình ảnh của những con người thực. Nếu bạn kết hợp những gì ở đó và những gì bị thiếu, bạn nhanh chóng đi đến niềm tin rằng nếu bạn không trông giống 1 cách nào đó, thì bạn trở nên vô hình, bạn không quan trọng. Những kỳ vọng đó có ảnh hưởng gì?

Khoảng 7 triệu phụ nữ chịu đựng chứng rối loạn ăn uống.
Những khảo sát mới nhất cho thấy các cô gái trẻ tiếp tục ăn kiêng vì họ nghĩ họ béo và không quyến rũ.

Ai được lợi từ những kỳ vọng đó?
38 tỷ$ cho công nghiệp tóc.
33 tỷ $ cho công nghiệp ăn kiêng; 13 tỷ $ cho công nghiệp phẫu thuật thẩm mĩ.
Nếu chúng ta không tin rằng mình quá béo, quá xấu và già thì họ sẽ không bán được sản phẩm.

Khi chúng ta hỏi và trả lời những câu hỏi lớn, chúng ta bắt đầu phát triển được ý thức phản biện. Bước tiếp theo là học cách sử dụng thông tin này để kiểm tra thực tế những kích thích gây xấu hổ của chúng ta. Chúng ta làm điều đó bằng cách hỏi 6 câu hỏi kiểm tra thực tế:
Những kỳ vọng của tôi thực tế như thế nào?
Tôi có thể là tất cả những thứ trên mọi lúc mọi nơi?
Những kỳ vọng đó có xung đột với nhau?
Tôi có đang mô tả con người tôi muốn trở thành hay con người mà người khác muốn tôi trở thành?
Nếu 1 ai đó nhận thấy tôi có những bản sắc không mong muốn đó, điều gì sẽ xảy ra?
Tôi có thể kiểm soát được việc người khác nhìn nhận về tôi?

Luyện tập ý thức phản biện có nghĩa là liên kết những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta với những gì chúng ta học được từ những câu hỏi và câu trả lời. Chúng ta học cách làm thế nào để:

Bối cảnh hóa (Tôi thấy bức tranh lớn);
Bình thường hóa (Tôi không phải người duy nhất) và
Xóa bỏ sự bí ẩn (Tôi sẽ chia sẻ những gì tôi biết với người khác).

Khi chúng ta không tạo ra được những mối liên kết, chúng ta sẽ tăng cường nỗi xấu hổ của mình bằng cách:

Cá nhân hóa (Tôi là người duy nhất);
Tâm bệnh hóa (Điều gì đó sai trái với tôi) và
Củng cố (Tôi nên cảm thấy xấu hổ).
Bối cảnh hóa vs. Cá nhân hóa

Nếu tôi hiểu ai sẽ có lợi từ nỗi xấu hổ về ngoại hình của tôi, liệu nỗi xấu hổ của tôi sẽ biến mất? Không. Nhưng xác định được những bối cảnh mà ở đó chúng ta cảm thấy xấu hổ giúp chúng ta phục hồi sức mạnh. Nếu chúng ta cảm thấy xấu hổ vì, mặc cho bao nhiêu nỗ lực, chúng ta không thể trông giống những người mẫu trên trang bìa các tạp chí, nó có thể giúp ích cho chúng ta khi biết rằng cô người mẫu đó có lẽ không trông giống vậy. Chân cô í đã được kéo dài, nụ cười được làm cho sáng hơn...Mục tiêu của họ là làm chúng ta nhìn vào cô í, cảm thấy tệ về bản thân và mua những sản phẩm làm đẹp trong tạp chí. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình không thể đạt được ngoại hình đó vì chúng ta không có đủ ý chí hoặc lợi thế di truyền, chúng ta chìm đắm trong xấu hổ.

Bình thường hóa vs. Tâm bệnh hóa
Khi nói đến xấu hổ, những từ mạnh mẽ nhất chúng ta có thể nghe là “Bạn không đơn độc.” Xấu hổ chỉ hoạt động nếu chúng ta nghĩ chúng ta đơn độc trong nó. Nếu chúng ta nghĩ có ai đó, 1 nhóm phụ nữ khác, 1 thành phố đầy những phụ nữ, 1 đất nước đầy những phụ nữ, đang vật lộn với cùng 1 vấn đề xấu hổ, thì khái niệm xấu hổ trở nên mất hiệu lực.

Không có ý thức phản biện, chúng ta có thể tin rằng những kỳ vọng của xã hội là có thể đạt được . Về mặt cá nhân, thật dễ dàng cho chúng ta tin rằng chúng ta là người duy nhất không đạt được những kỳ vọng đó, do đó phải có điều gì không bình thường với chúng ta. Nếu chúng ta phát triển và luyện tập ý thức phản biện, chúng ta có khả năng bình thường hóa những trải nghiệm đến mức độ biết rằng chúng ta không đơn độc.

Xóa bỏ sự bí ẩn vs. Củng cố
Nếu chúng ta muốn xóa bỏ sự bí ẩn của 1 điều gì đó, chúng ta đơn giản là lấy yếu tố “bí ẩn” ra khỏi nó.

Đã bao nhiêu lần chúng ta nhìn thấy 1 điều gì đó khác thường hoặc thú vị và nó tốn bao nhiêu tiền? Nếu chúng ta bắt đầu xóa bỏ sự bí ẩn bằng cách hỏi những câu hỏi phản biện, chúng ta thường phát hiện ra câu trả lời được giữ bí mật vì 1 lý do.

Khi các cá nhân, các nhóm hoặc các tổ chức muốn nâng cao địa vị của họ, họ có 1 xu hướng che giấu bản thân, che giấu những sản phẩm hoặc những quan điểm của họ trong bức màn bí ẩn. 1 phần của việc xây dựng ý thức phản biện không chỉ là tìm cách để xóa bỏ sự bí ẩn của các vấn đề cho bản thân mà con giúp người khác làm vậy. Nếu chúng ta có “những sức mạnh bí ẩn” – nếu chúng ta biết 1 điều gì đó “thiêng liêng, thần thánh” hoạt động như thế nào – chúng ta có nghĩa vụ chia sẻ những gì chúng ta biết. Kiến thức là sức mạnh và sức mạnh không bao giờ mất đi khi chia sẻ nó – nó chỉ tăng thêm.

Đối lập với xóa bỏ bí ẩn là sự củng cố. Củng cố tức là bảo vệ tính bí ẩn của 1 điều gì đó để chúng ta có thể cảm thấy quan trọng hơn và an toàn. Tôi ngĩ chúng ta dễ có xu hướng củng cố khi chúng ta cảm thấy xấu hổ về 1 vấn đề nào đó

3. Sẵn sàng chia sẻ với người khác
Chắc chắn là có những sự khác biệt giữa chúng ta theo nhiều cashc, nhưng sau cùng, chúng ta giống nhau nhiều hơn là chúng ta khác nhau. Tất cả chúng ta đều cần cảm thấy được đề cao, được chấp nhận. Khi chúng ta cảm thấy vô giá trị, bị từ chối và không xứng đáng được thuộc về, chúng ta cảm thấy xấu hổ. 1 trong những lợi ích quan trọng nhất của việc chia sẻ với người khác là biết rằng những kinh nghiệm làm chúng ta cảm thấy cô đơn nhất thực sự là những kinh nghiệm có tính phổ biến.

Khi chúng ta tìm thấy sự dũng cảm để chia sẻ những kinh nghiệm của chúng ta và từ bi khi lắng nghe người khác kể câu chuyện xấu hổ của họ , chúng ta đã buộc nỗi xấu hổ bước ra ngoài ánh sáng và chấm dứt sự im lặng.

Nếu chúng ta không chia sẻ với những người khác, chúng ta cho phép họ ở 1 mình trong nỗi xấu hổ của họ, nuôi dưỡng sự xấu hổ trong im lặng và bí mật. Chúng ta không thể sử dụng nỗi xấu hổ để thay đổi mọi người cũng như chúng ta không được lợi lạc từ nỗi xấu hổ của người khác.

Chúng ta chia sẻ để giúp người khác bằng cách củng cố mạng lưới kết nối của họ và của chúng ta. Điều này tăng cường khả năng phục hồi xấu hổ của chúng ta bằng cách:
Chia sẻ câu chuyện về nỗi xấu hổ của chúng ta.
Tạo ra sự thay đổi.
Khi chúng ta không chia sẻ kinh nghiệm xấu hổ của mình, chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng sự xấu hổ và tạo ra sự cô lập.

1 trong những lợi ích của việc chia sẻ câu chuyện xấu hổ của chúng ta là trải nghiệm được “tiếng cười hiểu biết.” Tiếng cười đó là kết quả từ việc nhận ra những trải nghiệm có tính phổ biến mà chúng ta chia sẻ. Nó hiện thân cho sự giải tỏa và sự kết nối mà chúng ta trải nghiệm khi chúng ta nhận ra sức mạnh của việc chia sẻ trải nghiệm xấu hổ của chúng ta. Hy vọng là nếu bạn cười khi bạn nghe câu chuyện xấu hổ của tôi, bạn đang cười với tôi, không cười về tôi.

4. Khả năng nói về xấu hổ
Không có gì gây thất vọng hơn và đôi lúc thật đáng sợ hơn là cảm xúc đau khổ và không có khả năng mô tả hoặc giải thích nó với ai khác. Không quan trọng là đau khổ thể xác hay tinh thần. Khi chúng ta không thể tìm ra đúng từ để giải thích những trải nghiệm đau khổ của chúng ta với người khác, chúng ta thường cảm thấy cô đơn và sợ hãi.

Xấu hổ trong vô thức thúc đẩy những suy nghĩ, những cảm xúc và hành vi. Sự tồn tại của xấu hổ phụ thuộc vào việc duy trì những điều chưa được khám phá, giữ nó trong im lặng và bí mật. Nếu chúng ta nhận ra và hiểu những kích thích gây ra nỗi xấu hổ của chúng ta và chia sẻ với người khác, chúng ta có thể tăng cường khả năng phục hồi xấu hổ bằng cách xây dựng mạng lưới kết nối.

Khi chúng ta nói về xấu hổ, chúng ta học cách nói về nỗi đau của chúng ta. Chúng ta muốn kết nối, và điều này làm chúng ta muốn nghe những câu chuyện. Kể chuyện là cách chúng ta truyền thông con người chúng ta là ai, chúng ta cảm thấy như thế nào, điều gì quan trọng với chúng ta và chúng ta cần gì ở người khác.
Nói về xấu hổ là 1 trải nghiệm rất cá nhân. Tuy nhiên tôi thấy sẽ có ích cho bạn khi viết ra ví dụ sau về Vô sinh gây ra sự xấu hổ. Bạn có thể áp dụng vó dụ này để nói về cảm xúc xấu hổ ở 12 lĩnh vực trên.

Vô sinh: chỉ dẫn cho gia đình và bạn bè
Tôi muốn chia sẻ những cảm xúc của tôi về vô sinh với bạn, vì tôi muốn bạn hiểu sự cố gắng của tôi. Sự cố gắng này đã gây ra những cảm xúc lạ và mãnh liệt trong tôi và tôi sợ những phản ứng của tôi đối với những cảm xúc đó có thể bị bạn hiểu lầm. Tôi hy vọng khả năng đương đầu của tôi và khả năng của bạn để hiểu tôi sẽ được cải thiện khi tôi chia sẻ những cảm xúc của tôi với bạn. Tôi muốn bạn hiểu.

Bạn có thể mô tả về tôi theo cách này: bị ám ảnh, bất lực, buồn rầu, tuyệt vọng, ghen tị, xung hấn, khó chịu, hoài nghi, đáng sợ. Nhưng tôi thích mô tả về bản thân theo cách này: bối rối, vội vàng, mất kiên nhẫn, sợ hãi, cô lập và cô đơn, tội lỗi và xấu hổ, tức giận, buồn và tuyệt vọng, và không ổn định.

Vô sinh làm tôi cảm thấy bối rối. Tôi luôn giả định mình có khả năng có con. Tôi đã tốn nhiều năm để tránh thai và bây giờ nó có vẻ như nghịch lý khi tôi không thể có thai.

Vô sinh làm tôi cảm thấy vội vàng và mất kiên nhẫn. Tôi biết mình vô sinh chỉ sau khi tôi từng cố gắng có thau 1 vài lần. Kế hoạch cuộc đời của tôi bị chậm lại. Tôi từng chờ đợi để trở thành bố/mẹ và bây giờ tôi phải đợi 1 lần nữa.
Vô sinh làm tôi cảm thấy sợ hãi. Vô sinh đầy ắp những điều chưa biết và tôi sợ vì tôi cần 1 số câu trả lời chắc chắn. Vô sinh sẽ kéo dài bao lâu?

Vô sinh làm tôi cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Những lời nhắc về em bé ở khắp nơi. Tôi phải là người duy nhất chịu đựng sự nguyền rủa vô hình này. Tôi xa lánh mọi người vì mọi thứ đều làm tôi tổn thương.

Vô sinh làm tôi cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Tôi thường xuyên quên rằng vô sinh là vấn đề y học. Vô sinh phá hủy lòng tự tôn của tôi và tôi thấy mình giống 1 kẻ thất bại. Tại sao tôi lại bị trừng phạt? Tôi đã làm gì để phải xứng đáng bị như như vậy? Tôi không xứng đáng có con?

Vô sinh làm tôi cảm thấy tức giận. Mọi thứ làm tôi tức giận, và tôi biết hầu hết sự tức giận của tôi là vô lý. Tôi giận cơ thể tôi vì nó đã phản bội tôi dù tôi luôn luôn chăm sóc nó. Tôi giận đối tác của tôi vì chúng tôi có vẻ không thể cảm nhận giống nhau về vô sinh cùng 1 lúc.

Công ty bảo hiểm của tôi không hợp tác và tôi phải hy sinh rất nhiều để thanh toán các hóa đơn. Tôi không thể bỏ lỡ công việc nữa, hoặc tôi sẽ mất việc. Tôi không thể tìm đến 1 chuyên gia vì nó có nghĩa là tôi phải đi xa hơn, bỏ lỡ nhiều việc hơn và phí tổn lớn hơn. Cuối cùng, tôi tức giận với tất cả mọi người. Mọi người biết tôi vô sinh. Mọi người có những giải pháp dễ dàng. Mọi người dường như biết quá ít và nói quá nhiều.

Vô sinh làm tôi cảm thấy buồn và tuyệt vọng. Tôi cảm thấy đánh mất tương lai và không có ai biết về nỗi buồn của tôi. Tôi cảm thấy tuyệt vọng; vô sinh đánh cắp năng lượng sống của tôi. Tôi chưa bao giờ khóc quá nhiều hoặc khóc quá dễ dàng. Tôi buồn vì vô sinh đặt cuộc hôn nhân của tôi dưới nhiều áp lực.
Vô sinh làm tôi cảm thấy không ổn định. Tôi càng cố gắng với vô sinh, tôi càng có ít sự kiểm soát.

@ Sự xấu hổ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, đặc biệt xung quanh những vấn đề của sự hoàn hảo, định kiến vô hình và nghiện ngập.

Xấu hổ và sự hoàn hảo
1 ám ảnh tiêu cực liên quan đến sự hoàn hảo là sự quyến rũ với văn hóa nổi tiếng. Chúng ta đọc các tạp chí để tìm thông tin về những ngôi sao chúng ta yêu thích và những người chúng ta ghét. Chúng ta muốn biết ai đã giảm cân, họ nuôi chó bằng thức ăn gì...Nếu họ ăn món đó, mặc đồ đó, sở hữu nó – chúng ta muốn làm giống họ!

Chúng ta muốn chia sẻ cuộc sống của họ vì chúng ta tin rằng đó là cách mang chúng ta lại gần hơn với sự hoàn hảo mà chúng ta tìm kiếm. Những người nổi tiếng cũng mang chúng ta lại gần hơn với sự ấn tượng, quyến rũ. Tầm quan trọng của sự ấn tượng, quyến rũ không nên bị đánh giá thấp. Chúng ta biết nhiều thanh thiếu niên thường mạo hiểm để duy trì sự ấn tượng trong mắt bạn bè.

Để nuôi dưỡng cho chủ nghĩa hoàn hảo, chúng ta so sánh cuộc sống của mình với các ngôi sao. Trong nghiên cứu của tôi về đàn ông và phụ nữ, nhiều người tham gia nói cảm thấy xấu hổ vì “cuộc sống nhỏ bé, tẻ nhạt” của họ. Họ so sánh về cuộc sống của họ với những gì họ thấy trên TV hoặc đọc trên tạp chí.

Trong nền văn hóa của chúng ta, nỗi sợ và xấu hổ vì trở nên bình thường là rất thật. Chúng ta đánh đồng sự “bình thường” với tẻ nhạt và vô nghĩa. Chúng ta đánh giá giá trị của những đóng góp của con người bởi mức độ nổi tiếng của họ. Giá trị được đánh giá bởi danh tiếng và giàu có.

@ Mối quan hệ giữa xấu hổ và tức giận là về việc sử dụng đổ lỗi và tức giận để bảo vệ chúng ta khỏi nỗi đau bị gây ra bởi xấu hổ.

Các nhà nghiên cứu về xấu hổ June Tangney và Ronda Dearing giải thích 1 chiến lược để bảo vệ bản thân chúng ta trong suốt 1 trải nghiệm xấu hổ là chuyển sự đổ lỗi ra bên ngoài. Trong nghiên cứu của họ, họ phát hiện thấy khi chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta thường trải nghiệm sự tức giận chính đáng (self-righteous anger). Vì tức giận là 1 cảm xúc của sự hùng mạnh và tự chủ, trở nên tức giận có thể giúp chúng ta lấy lại 1 cảm giác kiểm soát. Lấy lại sự kiểm soát là quan trọng vì sự xấu hổ làm chúng ta cảm thấy mình vô giá trị, bị tê liệt và vô tích sự. Phản ứng xấu hổ/đổ lỗi/tức giận rất giống với chiến lược chống lại mà chúng ta thảo luận ở trên. Nhiều phụ nữ đã sử dụng sự tức giận và đổ lỗi để đương đầu với những cảm xúc xấu hổ ngập tràn trong họ. Tức giận không phải là 1 cảm xúc xấu. Trong thực tế, trải nghiệm sự tức giận và bộc lộ đúng đắn sự tức giận là quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ. Đánh người khác khi chúng ta đang xấu hổ không phải là “cảm nhận sự tức giận.” Khi chúng ta làm điều này, chúng ta cảm thấy xấu hổ và che giấu nó bằng sự tức giận. Hơn nữa, cơn giận bị thúc đẩy bởi sự xấu hổ và đổ lỗi hiếm khi được bộc lộ theo 1 cách tích cực. Nếu 1 trong những tấm chắn xấu hổ của chúng ta là tức giận và đổ lỗi, điều quan trọng là chúng ta hiểu và thừa nhận kiểu chiến lược đương đầu này. Tiếp theo, chúng ta cần tìm ra khi nào chúng ta nhận ra mình đang xấu hổ và làm bản thân bình tĩnh lại.

Sử dụng tức giận và đổ lỗi như sự bảo vệ khỏi xấu hổ là có lý khi bạn nghĩ về sự xấu hổ “bị phơi bày”. Đây là lý do tại sao chúng ta nỗ lực để che giấu những phần khiếm khuyết của bản thân để không bị chế nhạo. Nỗi sợ bị hạ nhục khiến chúng ta im lặng.

Nhưng bên cạnh nỗi xấu hổ về những điều chúng ta nhìn thấy ở bản thân hoặc những điều người khác nhìn thấy, chúng ta cũng có thể cảm thấy xấu hổ về những điều chúng ta không nhìn thấy. Khía cạnh khác này của sự xấu hổ đôi khi khó mà xác định và gọi tên – nó là nỗi xấu hổ của sự vô hình.

Cách đây nhiều năm, tôi đã giao 1 bài tập cho các sinh viên. Các sinh viên sẽ mang đến lớp những tạp chí thời trang yêu thích của họ. Nhiệm vụ đầu tiên của họ là cắt những hình trong tạp chí để tạo thành 1 hình ảnh lý tưởng của họ - quần áo, trang sức, tóc, tay, chân...

Nhiệm vụ thứ 2 là tìm thấy và cắt ra những hình ảnh từ tạp chí thực sự trông giống họ - những hình ảnh đại diên cho ngoại hình của họ, cho những quần áo họ mặc ngày hôm đó. Sau 15 phút, các sinh viên thất vọng và dừng tìm. Tôi hỏi họ 1 câu đơn giản: Bạn ở đâu trong tạp chí?

Câu trả lời thật đơn giản nhưng rất xấu hổ. Chúng ta không có mặt trong những tạp chí thời trang vì chúng ta không quan trọng trong nền văn hóa đó. Và chúng ta càng rời xa khỏi sự lý tưởng (trẻ, đẹp, trắng, gầy, khuôn mặt giống trẻ con, giàu có, quyến rũ, cần được cứu giúp) thì chúng ta càng ít quan trọng.

“Sự vô hình đó làm bạn cảm thấy như thế nào?” Hầu hết phụ nữ nói với tôi là họ đổ lỗi cho bản thân ngay lập tức: Tôi vô hình vì tôi không đủ tốt hoặc vì tôi không quan trọng.

Khi chúng ta không thấy bản thân mình được phản ánh lại trong nền văn hóa của chúng ta, chúng ta cảm thấy bị hạ giá xuống thành 1 cái gì đó rất bé nhỏ và không quan trọng, chúng ta dễ dàng bị loại bỏ khỏi thế giới của những điều quan trọng. Điều đó gây xấu hổ.

@ Đàn ông và sự xấu hổ
Cũng giống như phụ nữ, đàn ông trải nghiệm sự xấu hổ như cảm xúc hoặc trải nghiệm đau khổ mãnh liệt của niềm tin rằng chúng ta là thiếu sót và do đó không xứng đáng được chấp nhận và thuộc về.

Xấu hổ khiến đàn ông tràn ngập những cảm xúc sợ hãi, đổ lỗi và mất kết nối. Nhưng có những sự khác biệt lớn khi nói đến những kỳ vọng của xã hội thúc đẩy sự xấu hổ ở đàn ông và những thông điệp củng cố những kỳ vọng đó. Đối với đàn ông, những kỳ vọng và thông điệp trung tâm xung quanh vấn đề nam tính và nó có nghĩa gì khi “là 1 người đàn ông”. Nói cách khác, “chúng ta trải nghiệm sự xấu hổ như thế nào” có thể giống nhau, nhưng “tại sao chúng ta trải nghiệm sự xấu hổ” là rất khác nhau.

Như đã nói ở trên, phụ nữ thường trải nghiệm sự xấu hổ khi những kỳ vọng và thông điệp của xã hội là xung đột, mâu thuẫn về phụ nữ nên là ai, nên như thế nào, nên làm gì. Còn những kỳ vọng đối với đàn ông thì rõ ràng và đơn giản: Đừng để người khác thấy bất kỳ điều gì có thể bị xem là yếu đuối.

Đàn ông nên là người thế nào? Bất cứ ai, chừng nào bạn không bị xem là yếu đuối.
Đàn ông nên là gì? Bất cứ điều gì, chừng nào bạn không bị xem là yếu đuối.
Đàn ông nên như thé nào? Bất cứ cách nào, chừng nào bạn không bị xem là yếu đuối.

Đàn ông bị áp lực tỏ ra cứng rắn, mạnh mẽ, thành công, không sợ hãi và kiểm soát. Trong khi phụ nữ có những nhiệm vụ bất khả thi là cân bằng, thỏa hiệp với những kỳ vọng vốn không thể đạt được và thường xung độ nhau thì đàn ông bị áp lực to lớn phải luôn luôn tỏ ra “mạnh mẽ, không sợ và quyền lực” – và nó cũng không thể đạt được.

*Khi đàn ông và phụ nữ làm xấu hổ lẫn nhau và củng cố những kỳ vọng về giới tính không thể đạt được thì chúng ta giết chết sự thân mật. Mối quan hệ của chúng ta đi từ sự từ bi và kết nối sang sợ hãi, đổ lỗi và mất kết nối.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top