[FONT="] Đây cũng là đặc điểm độc đáo trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh. Kiểu tư duy này của Người biểu hiện rõ rệt nguyên tắc lí luận gắn với thực tế. Về mặt lí luận, có thể có nhiều người nắm rất vững những nguyên lý của phép biện chứng duy vật Mac- Lênin, nhưng không phải ai trong số đó cũng áp dụng thành công vào thực tế cách mạng; và, vì vậy đã sinh ra chủ nghĩa giáo điều hay chủ nghĩa xét lại hiện đại như chính Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo. Việc coi thường hay hiểu biết không cặn kẽ các quy luật phổ biến đã đem lại những hậu quả khôn lường và gây bao thiệt thòi, mất mát trong hoạt động kinh tế, cho môi trường sống và cả cho đời sống xã hội, gây lãng phí biết bao nhiêu tiền và của và công sức của xã hội cũng như của nhân dân. Ngược lại, sự coi nhẹ các đặc điểm thực tế cũng chuốc lấy những hậu quả không kém do đánh giá sai tình hình, từ đó dẫn đến sai lầm trong hoạch định các bước đi, chí ít cũng lúng túng trong việc đề ra các chính sách kinh tế- xã hội cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Khi Hồ Chí Minh nói: “…quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn,cơ bản…..” thì là lúc Người khẳng định mình không phải là nhà chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; ngược lại Người là chiến sĩ quốc tế chân chính, Người đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc nhằm đưa dân tộc hòa vào dòng thác cách mạng thế giới, từng bước mở rộng các mối quan hệ, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.[/FONT]
[FONT="] Thực hiện nguyên tắc lý luận gắn với thực tế, Hồ Chí Minh vận dụng nhuần nhuyễn phương châm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây, tạo nên phong cách Hồ Chí Minh, khác biệt nhưng không tách biệt và đồng thời tiếp thu đầy đủ những kinh nghiệm quý báu của các nhà cách mạng trước đó.Hồ Chí Minh xác định:[/FONT]
[FONT="] “ Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Và: “…nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỷ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến gần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Hồ Chí Minh không một chút lạc “lạc quan tếu”, mà ngược lại, Người đã chỉ ra những khó khăn rất lớn nhưng lại rất căn bản khi miền Bắc bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi có được cái nhìn như thế thì mới đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng bước đi và tin tưởng vào sự thắng lợi trong tương lai.
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Những phát biểu của Hồ Chí Minh về tương lai dân tộc, kể cả thời kì những năm hai mươi của thế kỷ XX, đều vào những lúc đầy rẫy khó khăn, nhưng tư duy của Người đã vượt trước thời gian, bởi Người đã nhìn thấy trước những điều mà người khác chưa nhìn thấy, vấn đề còn lại đối với Người chỉ còn là thời cơ. Người không chờ đợi thời cơ tự đến, mà chủ động “tác thành” và thúc đẩy thời cơ mau đến. Người sẵn sàng nắm bắt thời cơ và nhanh chóng khai thác thời cơ để dành thắng lợi, đem lại lợi ích cho dân tộc, cho nhân dân. Hồ chí Minh là một nhà chiến lược. Tư tưởng của Người mang tầm thời đại.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Trong đoạn văn trích ở phần trên, chúng ta dễ dàng nhận ra nền tảng của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ sở vật chất và kĩ thuật, sau này Đảng ta phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để tiến hành công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là mục tiêu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa là phương tiện để tiếp tục xây dựng xã hội, xã hội chủ nghĩa phát triển và tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Do đó xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trở thành “nhiệm vụ quan trọng nhất”.[/FONT]
[FONT="] Một thực tế khác. Hồ Chí Minh thường nói đến mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế và văn hóa, nhưng Người đặt kinh tế trước văn hóa. Người lập luận: “ Tục ngữ ta có câu: “có thực mới vực được đạo”; vì thế kinh tế phải đi trước”, (cũng vì thế Người kêu gọi chống giặc đói trước chống giặc dốt). Xuất phát từ thực tế của đất nước, từ hoàn cảnh của nhân dân và từ quy luật phổ biến nên Người đã lập luận như vậy; rất giản dị và dễ hiểu.[/FONT]
[FONT="] Đoạn văn sau đây càng cho chúng ta thấy rõ việc vận dụng nguyên tắc lý luận gắn với thực tế của Hồ Chí Minh thật tài tình, uyên thâm và cũng rất linh hoạt. Hồ Chí Minh khẳng định tiến nhanh, tiến mạnh là quy luật của chủ nghĩa xã hội,nhưng người phân tích:[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] “Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc, phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán những điều kiện cụ thể , những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu đại khái.Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước”.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Sự phân tích trên đây của Hồ Chí Minh, trên cơ sở nắm vững quy luật khách quan cần chú ý bốn yếu tố; bốn yếu tố này nằm trong một quy trình thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau. [/FONT]
[FONT="] Thứ nhất, đó là bước đi. Lí luận mácxit đã chỉ ra rằng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình phát triển lâu dài, mà quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ, bao gồm những bước đi cụ thể. Thời kỳ quá độ dài bao lâu phụ thuộc vào đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của từng nước, vào điểm xuất phát của nước đó; và, quan trọng hơn là, trong thời kỳ quá độ các bước đi cùng các biện pháp thực hiện từng bước đi như thế nào. Chuyển từ cách mạng dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta ở vào giai đoạn bước đi ban đầu ( bước đi đầu tiên) của thời kỳ quá độ, vì sau khi giành được chính quyền nền kinh tế nước ta ở tình trạng kiệt quệ, nhân dân vừa trải qua nạn đói, sau đó tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm, chiến tranh kết thúc là giai đoạn khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền Bắc và miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đất nước bị chia cắt, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân để tiến tới thống nhất nước nhà. Điều quan trọng trong thao tác tư duy của Hồ Chí Minh đối với giai đoạn này là việc Người đặt ra yêu cầu: “ Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc”. Yêu cầu này thoạt tiên nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại rất phức tạp. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở miền Bắc lúc đó là đa dạng,đa dạng trong tình trạng nền kinh tế lạc hậu, yếu kém từ một phương thức sản xuất nông nghiệp phân tán , nhỏ lẻ, đa phần là độc canh,các cơ sở sản xuất công nghiệp, thậm chí cả tiểu thủ công nghiệp rất ít ỏi lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hoạt động thương mại yếu ớt, hệ thống giao thông liên lạc cũ kỹ và mang trên mình đầy thương tích chiến tranh. Trong hoàn cảnh như thế thì việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thực sự khó khăn.,May thay Hồ Chí Minh đã chuẩn bị từ trước để giải mã cho trạng thái nan giải này của nền kinh tế. Từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Người đã dành một chương viết về hợp tác xã. Lý luận về hợp tác xã của Hồ Chí Minh rất giản dị mà lại rất sâu sắc. Người dùng tiếng nói của nhân dân: “hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ”; Người vận dụng tục ngữ Việt Nam: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại thành hòn núi cao” để đi đến kết luận “Lý luận hợp tác xã đều ở trong những điều ấy”.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Người tổng hợp và chỉ ra bốn loại hình hợp tác xã: hợp tác xã tín dụng; hợp tác xã mua; hợp tác xã bán; và, hợp tác xã sản xuất. Người viết tiếp: “Hợp tác xã tuy là để giúp đỡ nhau, nhưng không giống các hội từ thiện. Vì các hội ấy có tiêu đi mà không làm ra, và giúp đỡ bất kì ai nhưng có ý bố thí, hợp tác xã có tiêu đi, có làm ra chỉ giúp cho người trong hội, nhưng giúp một cách bình đẳng, một cách “kách mệnh” ai cũng giúp mà ai cũng bị giúp”.Những nghiên cứu về hợp tác xã của Hồ Chí Minh từ năm1927, khoảng 30 năm sau được áp dụng vào thực tế cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam, trở thành phong trào hợp tác hóa rầm và đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Và, ngày nay, trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,hợp tác xã vẫn là một trong những thành phần kinh tế, một khu vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vị trí nhất định trong cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Như vậy, việc áp dụng hình thức tổ chức và quản lý hợp tác xã không chỉ đảm bảo thắng lợi cho giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa để chuyển dần bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà còn có ý nghĩa to lớn trong cả thời kỳ quá độ với nhiệm vụ quan trọng là xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, hợp tác xã bản thân nó đã là hình thức của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bởi vì hợp tác xã vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển. Ngay trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, hợp tác xã cũng có tính chất quá độ của nó. Hồ Chí Minh dẫn tuyên ngôn của hợp tác xã Anh: “Cốt làm cho những người vô sản giai cấp hóa ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói cạnh tranh. Làm sao cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì dùm vào trồng cây”. Tính chất quan trọng của hợp tác xã là ở chỗ: hình thức tổ chức và quản lý này giúp cho người lao động quen dần, chuyển dần từ cách làm ăn cũ sang cách làm ăn mới, từ tổ chức và quản lý đơn giản sang trình độ tổ chức và quản lý cao hơn, chặt chẽ hơn. Do đó, hợp tác xã là hình thức tổ chức sản xuất cần thiết trong điều kiện nền kinh tế còn ở trình độ thấp, kỹ thuật lạc hậu. Nó là bước đi thích hợp đối với giai đoạn bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta vào những năm năm mươi và sáu mươi của thế kỷ trước; cũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, hợp tác xã vẫn có vai trò nhất định, vì nó có chức năng cải tạo và chức năng xây dựng trong đó chức năng xây dựng là chính.
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Thứ hai, là tính kế hoạch. Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là một trong những đặc điểm có tính quy luật của chủ nghĩa xã hội; hay nói cách khác; phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tất yếu phải có kế hoạch.[/FONT]
[FONT="] Bàn về “cách làm” để “…người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không phải Chính Phủ xuất tiền ra làm. Chính Phủ chỉ giúp kế hoạch vận động. [/FONT]
[FONT="] Vì vậy, những kế hoạch địa phương có thể thực hành được, cứ giúp cho đồng bào làm giàu dần, như hợp tác xã,.v..v..[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn, từ việc ít tốn tiền sang việc tốn nhiều tiền. Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”. Tính kế hoạch , theo Hồ Chí Minh, cũng phải xuất phát từ tình hình cụ thể của thực tế và từ thực tế sẽ định được ra những biện pháp cần thiết thì mới được coi là một kế hoạch thiết thực. Do không thiết thực nên nền kinh tế kế hoạch hóa dần đi đến “quan liêu, bao cấp” ( tình trạng này xuất hiện không chỉ riêng ở Việt Nam, nó phổ biến trong giai đoạn xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc và có phần áp đặt ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu). Bản thân kế hoạch, thuộc phạm trù kinh tế, bao gồm công tác hoạch định chiến lược phát triển, xác định các hình thức tổ chức sản xuất, công tác quản lý kinh tế, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất, xác định các mục tiêu,các biện pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế quốc dân, của các nghành và các vùng kinh tế khác nhau của đất nước. Kế hoạch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong phát triển kinh tế đối với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, là đòn xeo gắn kết chúng trong một thực thể kinh tế thống nhất của quốc gia. Kế hoạch hóa phải làm từ trên xuống và từ dưới lên; điều này đòi hỏi công tác lập kế hoạch phải rất khoa học, chính xác và không thể áp đặt, cũng không thể hữu khuynh hay tả khuynh, có nghĩa phải xuất phát chung từ lợi ích của đất nước, của nhân dân, không thể vì lợi ích của vùng, của ngành mà đặt kế hoạch.
[/FONT]
[FONT="] Vì thế, Hồ Chí Minh nói:[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] “….Phải thực hiện hạch toán kinh tế cho tốt; phải đảm bảo các bộ phận, sản xuất cân đối, tiến hành ăn khớp nhịp nhàng…”.[/FONT]
[FONT="] Theo quan niệm của Hồ Chí Minh: việc lập kế hoạch không thể tùy tiện, không thể duy ý chí, được chăng hay chớ; kế hoạch là sự định hướng mà theo đó nền kinh tế quốc dân “vận động” trong một quỹ đạo và có mục tiêu, được hỗ trợ bởi các cơ chế chính sách tương ứng nhằm huy động tối đa các nguồn nhân lực, vật lực bên trong và bên ngoài, đảm bảo cho tất cả các bộ phận thành viên của nền kinh tế quốc dân (ngành, vùng) đều vận hành và phát triển, thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân về mọi mặt và yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Xuất phát từ thực tế, kế hoạch trở lại phục vụ thực tế ở mức độ cao hơn – kế hoạch cũng có tính kế thừa và phát triển. Sự “cân đối” và “ăn khớp” là những yêu cầu có tính bản chất của kế hoạch hóa trong phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thực hiện hạch toán kinh tế chính là nhằm “cân đối” cho kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Hiểu đúng tư duy của Hồ Chí Minh: ngay trong chủ nghĩa xã hội, hạch toán kinh tế là một biện pháp quan trọng không thể thếu. Điều này khác xa với “kiểu” kế hoạch “xin- cho”, đặt kế hoạch sau đó lại “điều chỉnh” kế hoạch để “hoàn thành” và “vượt mức” kế hoạch. Điều này cũng có nghĩa, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong lòng nó, bao gồm cả cơ chế thị trường, chứ không riêng gì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự trao đổi hàng hóa, dưới tác động của quy luật giá trị, diễn ra trong mọi nền kinh tế; bởi nó là yếu tố gắn kết giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo nên các mối quan hệ, liên hệ kinh tế, đồng thời nó là kết quả của các mối quan hệ, liên hệ đó. Sự “cân đối” của kế hoạch cũng là sự cân đối các thành tố của nền kinh tế quốc dân (ngành, vùng), cấu tạo nên tỷ lệ hợp lý về cơ cấu và về sự phân bố các lực lượng sản xuất trên các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước. Do đó, “cân đối” cũng là yếu tố hình thành và phát triển các mối quan hệ, liên hệ kinh tế giữa các ngành với nhau, giữa các vùng với nhau, giữa ngành với vùng. Để có được hai yếu tố kế hoạch và bước đi cần phải có yếu tố điều tra cơ bản. Với những mục đích khác nhau, yêu cầu về điều tra cơ bản sẽ khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn phải phục vụ mục đích chung – lập quy hoạch tổng thể (theo ngành hoặc theo vùng). Công tác điều tra cơ bản ở nước ta đã được tiến hành thường xuyên từ những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trải rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công tác điều tra cơ bản không hề bị gián đoạn. Những kết quả điều tra nghiên cứu đã phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, công tác điều tra cơ bản càng có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính chính xác và cụ thể hóa của tài liệu điều tra cơ bản giúp Đảng và Nhà nước đề ra các chính sách hoạch định và phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng. Chính sách- đó là yếu tố thứ tư.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Như vậy , sự phân tích của Hồ Chí Minh về “tiến nhanh, tiến mạnh” – một trong những quy luật của chủ nghĩa xã hội – hội tụ cả bốn yếu tố cực kỳ quan trọng: điều tra cơ bản – kế hoạch – bước đi – chính sách. Thiếu một trong bốn yếu tố này thì nền kinh tế khó có thể tiến mạnh, tiến nhanh lên hiện đại. Cả bốn yếu tố này đều phải được tiến hành trên cơ sở các đặc điểm cụ thể về điều kiện, hoàn cảnh của đất nước,tức là điểm xuất phát của nền kinh tế đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Có thể khẳng định: ở Hồ Chí Minh, “lý luận gắn liền với thực tế” không chỉ là nguyên tắc mà còn là phong cách của Người. Ngay cả tình cảm yêu dân, trọng dân của Người cũng rất thực tế.Người chỉ ra cho dân cách làm, cách nghĩ nhằm mục đích duy nhất: ấm no, hạnh phúc. Dân có giàu nước mới mạnh. Dân có hạnh phúc thì nền độc lập tự do của đất nước mới bền vững và phát triển sánh kịp với các cường quốc năm châu. Tư duy lý luận và tư duy thực tế của Người là nhất quán và luôn luôn có tính cách mạng, cách mạng một cách triệt để, cách mạng vì nước, vì dân.[/FONT]
[FONT="] Còn nữa...
[/FONT]
[FONT="] Thực hiện nguyên tắc lý luận gắn với thực tế, Hồ Chí Minh vận dụng nhuần nhuyễn phương châm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây, tạo nên phong cách Hồ Chí Minh, khác biệt nhưng không tách biệt và đồng thời tiếp thu đầy đủ những kinh nghiệm quý báu của các nhà cách mạng trước đó.Hồ Chí Minh xác định:[/FONT]
[FONT="] “ Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Và: “…nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỷ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến gần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Hồ Chí Minh không một chút lạc “lạc quan tếu”, mà ngược lại, Người đã chỉ ra những khó khăn rất lớn nhưng lại rất căn bản khi miền Bắc bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi có được cái nhìn như thế thì mới đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng bước đi và tin tưởng vào sự thắng lợi trong tương lai.
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Những phát biểu của Hồ Chí Minh về tương lai dân tộc, kể cả thời kì những năm hai mươi của thế kỷ XX, đều vào những lúc đầy rẫy khó khăn, nhưng tư duy của Người đã vượt trước thời gian, bởi Người đã nhìn thấy trước những điều mà người khác chưa nhìn thấy, vấn đề còn lại đối với Người chỉ còn là thời cơ. Người không chờ đợi thời cơ tự đến, mà chủ động “tác thành” và thúc đẩy thời cơ mau đến. Người sẵn sàng nắm bắt thời cơ và nhanh chóng khai thác thời cơ để dành thắng lợi, đem lại lợi ích cho dân tộc, cho nhân dân. Hồ chí Minh là một nhà chiến lược. Tư tưởng của Người mang tầm thời đại.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Trong đoạn văn trích ở phần trên, chúng ta dễ dàng nhận ra nền tảng của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ sở vật chất và kĩ thuật, sau này Đảng ta phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để tiến hành công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là mục tiêu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa là phương tiện để tiếp tục xây dựng xã hội, xã hội chủ nghĩa phát triển và tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Do đó xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trở thành “nhiệm vụ quan trọng nhất”.[/FONT]
[FONT="] Một thực tế khác. Hồ Chí Minh thường nói đến mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế và văn hóa, nhưng Người đặt kinh tế trước văn hóa. Người lập luận: “ Tục ngữ ta có câu: “có thực mới vực được đạo”; vì thế kinh tế phải đi trước”, (cũng vì thế Người kêu gọi chống giặc đói trước chống giặc dốt). Xuất phát từ thực tế của đất nước, từ hoàn cảnh của nhân dân và từ quy luật phổ biến nên Người đã lập luận như vậy; rất giản dị và dễ hiểu.[/FONT]
[FONT="] Đoạn văn sau đây càng cho chúng ta thấy rõ việc vận dụng nguyên tắc lý luận gắn với thực tế của Hồ Chí Minh thật tài tình, uyên thâm và cũng rất linh hoạt. Hồ Chí Minh khẳng định tiến nhanh, tiến mạnh là quy luật của chủ nghĩa xã hội,nhưng người phân tích:[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] “Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc, phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán những điều kiện cụ thể , những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu đại khái.Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước”.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Sự phân tích trên đây của Hồ Chí Minh, trên cơ sở nắm vững quy luật khách quan cần chú ý bốn yếu tố; bốn yếu tố này nằm trong một quy trình thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau. [/FONT]
[FONT="] Thứ nhất, đó là bước đi. Lí luận mácxit đã chỉ ra rằng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình phát triển lâu dài, mà quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ, bao gồm những bước đi cụ thể. Thời kỳ quá độ dài bao lâu phụ thuộc vào đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của từng nước, vào điểm xuất phát của nước đó; và, quan trọng hơn là, trong thời kỳ quá độ các bước đi cùng các biện pháp thực hiện từng bước đi như thế nào. Chuyển từ cách mạng dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta ở vào giai đoạn bước đi ban đầu ( bước đi đầu tiên) của thời kỳ quá độ, vì sau khi giành được chính quyền nền kinh tế nước ta ở tình trạng kiệt quệ, nhân dân vừa trải qua nạn đói, sau đó tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm, chiến tranh kết thúc là giai đoạn khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền Bắc và miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đất nước bị chia cắt, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân để tiến tới thống nhất nước nhà. Điều quan trọng trong thao tác tư duy của Hồ Chí Minh đối với giai đoạn này là việc Người đặt ra yêu cầu: “ Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc”. Yêu cầu này thoạt tiên nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại rất phức tạp. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở miền Bắc lúc đó là đa dạng,đa dạng trong tình trạng nền kinh tế lạc hậu, yếu kém từ một phương thức sản xuất nông nghiệp phân tán , nhỏ lẻ, đa phần là độc canh,các cơ sở sản xuất công nghiệp, thậm chí cả tiểu thủ công nghiệp rất ít ỏi lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hoạt động thương mại yếu ớt, hệ thống giao thông liên lạc cũ kỹ và mang trên mình đầy thương tích chiến tranh. Trong hoàn cảnh như thế thì việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thực sự khó khăn.,May thay Hồ Chí Minh đã chuẩn bị từ trước để giải mã cho trạng thái nan giải này của nền kinh tế. Từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Người đã dành một chương viết về hợp tác xã. Lý luận về hợp tác xã của Hồ Chí Minh rất giản dị mà lại rất sâu sắc. Người dùng tiếng nói của nhân dân: “hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ”; Người vận dụng tục ngữ Việt Nam: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại thành hòn núi cao” để đi đến kết luận “Lý luận hợp tác xã đều ở trong những điều ấy”.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Người tổng hợp và chỉ ra bốn loại hình hợp tác xã: hợp tác xã tín dụng; hợp tác xã mua; hợp tác xã bán; và, hợp tác xã sản xuất. Người viết tiếp: “Hợp tác xã tuy là để giúp đỡ nhau, nhưng không giống các hội từ thiện. Vì các hội ấy có tiêu đi mà không làm ra, và giúp đỡ bất kì ai nhưng có ý bố thí, hợp tác xã có tiêu đi, có làm ra chỉ giúp cho người trong hội, nhưng giúp một cách bình đẳng, một cách “kách mệnh” ai cũng giúp mà ai cũng bị giúp”.Những nghiên cứu về hợp tác xã của Hồ Chí Minh từ năm1927, khoảng 30 năm sau được áp dụng vào thực tế cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam, trở thành phong trào hợp tác hóa rầm và đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Và, ngày nay, trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,hợp tác xã vẫn là một trong những thành phần kinh tế, một khu vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vị trí nhất định trong cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Như vậy, việc áp dụng hình thức tổ chức và quản lý hợp tác xã không chỉ đảm bảo thắng lợi cho giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa để chuyển dần bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà còn có ý nghĩa to lớn trong cả thời kỳ quá độ với nhiệm vụ quan trọng là xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, hợp tác xã bản thân nó đã là hình thức của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bởi vì hợp tác xã vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển. Ngay trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, hợp tác xã cũng có tính chất quá độ của nó. Hồ Chí Minh dẫn tuyên ngôn của hợp tác xã Anh: “Cốt làm cho những người vô sản giai cấp hóa ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói cạnh tranh. Làm sao cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì dùm vào trồng cây”. Tính chất quan trọng của hợp tác xã là ở chỗ: hình thức tổ chức và quản lý này giúp cho người lao động quen dần, chuyển dần từ cách làm ăn cũ sang cách làm ăn mới, từ tổ chức và quản lý đơn giản sang trình độ tổ chức và quản lý cao hơn, chặt chẽ hơn. Do đó, hợp tác xã là hình thức tổ chức sản xuất cần thiết trong điều kiện nền kinh tế còn ở trình độ thấp, kỹ thuật lạc hậu. Nó là bước đi thích hợp đối với giai đoạn bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta vào những năm năm mươi và sáu mươi của thế kỷ trước; cũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, hợp tác xã vẫn có vai trò nhất định, vì nó có chức năng cải tạo và chức năng xây dựng trong đó chức năng xây dựng là chính.
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Thứ hai, là tính kế hoạch. Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là một trong những đặc điểm có tính quy luật của chủ nghĩa xã hội; hay nói cách khác; phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tất yếu phải có kế hoạch.[/FONT]
[FONT="] Bàn về “cách làm” để “…người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không phải Chính Phủ xuất tiền ra làm. Chính Phủ chỉ giúp kế hoạch vận động. [/FONT]
[FONT="] Vì vậy, những kế hoạch địa phương có thể thực hành được, cứ giúp cho đồng bào làm giàu dần, như hợp tác xã,.v..v..[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn, từ việc ít tốn tiền sang việc tốn nhiều tiền. Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”. Tính kế hoạch , theo Hồ Chí Minh, cũng phải xuất phát từ tình hình cụ thể của thực tế và từ thực tế sẽ định được ra những biện pháp cần thiết thì mới được coi là một kế hoạch thiết thực. Do không thiết thực nên nền kinh tế kế hoạch hóa dần đi đến “quan liêu, bao cấp” ( tình trạng này xuất hiện không chỉ riêng ở Việt Nam, nó phổ biến trong giai đoạn xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc và có phần áp đặt ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu). Bản thân kế hoạch, thuộc phạm trù kinh tế, bao gồm công tác hoạch định chiến lược phát triển, xác định các hình thức tổ chức sản xuất, công tác quản lý kinh tế, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất, xác định các mục tiêu,các biện pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế quốc dân, của các nghành và các vùng kinh tế khác nhau của đất nước. Kế hoạch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong phát triển kinh tế đối với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, là đòn xeo gắn kết chúng trong một thực thể kinh tế thống nhất của quốc gia. Kế hoạch hóa phải làm từ trên xuống và từ dưới lên; điều này đòi hỏi công tác lập kế hoạch phải rất khoa học, chính xác và không thể áp đặt, cũng không thể hữu khuynh hay tả khuynh, có nghĩa phải xuất phát chung từ lợi ích của đất nước, của nhân dân, không thể vì lợi ích của vùng, của ngành mà đặt kế hoạch.
[/FONT]
[FONT="] Vì thế, Hồ Chí Minh nói:[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] “….Phải thực hiện hạch toán kinh tế cho tốt; phải đảm bảo các bộ phận, sản xuất cân đối, tiến hành ăn khớp nhịp nhàng…”.[/FONT]
[FONT="] Theo quan niệm của Hồ Chí Minh: việc lập kế hoạch không thể tùy tiện, không thể duy ý chí, được chăng hay chớ; kế hoạch là sự định hướng mà theo đó nền kinh tế quốc dân “vận động” trong một quỹ đạo và có mục tiêu, được hỗ trợ bởi các cơ chế chính sách tương ứng nhằm huy động tối đa các nguồn nhân lực, vật lực bên trong và bên ngoài, đảm bảo cho tất cả các bộ phận thành viên của nền kinh tế quốc dân (ngành, vùng) đều vận hành và phát triển, thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân về mọi mặt và yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Xuất phát từ thực tế, kế hoạch trở lại phục vụ thực tế ở mức độ cao hơn – kế hoạch cũng có tính kế thừa và phát triển. Sự “cân đối” và “ăn khớp” là những yêu cầu có tính bản chất của kế hoạch hóa trong phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thực hiện hạch toán kinh tế chính là nhằm “cân đối” cho kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Hiểu đúng tư duy của Hồ Chí Minh: ngay trong chủ nghĩa xã hội, hạch toán kinh tế là một biện pháp quan trọng không thể thếu. Điều này khác xa với “kiểu” kế hoạch “xin- cho”, đặt kế hoạch sau đó lại “điều chỉnh” kế hoạch để “hoàn thành” và “vượt mức” kế hoạch. Điều này cũng có nghĩa, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong lòng nó, bao gồm cả cơ chế thị trường, chứ không riêng gì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự trao đổi hàng hóa, dưới tác động của quy luật giá trị, diễn ra trong mọi nền kinh tế; bởi nó là yếu tố gắn kết giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo nên các mối quan hệ, liên hệ kinh tế, đồng thời nó là kết quả của các mối quan hệ, liên hệ đó. Sự “cân đối” của kế hoạch cũng là sự cân đối các thành tố của nền kinh tế quốc dân (ngành, vùng), cấu tạo nên tỷ lệ hợp lý về cơ cấu và về sự phân bố các lực lượng sản xuất trên các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước. Do đó, “cân đối” cũng là yếu tố hình thành và phát triển các mối quan hệ, liên hệ kinh tế giữa các ngành với nhau, giữa các vùng với nhau, giữa ngành với vùng. Để có được hai yếu tố kế hoạch và bước đi cần phải có yếu tố điều tra cơ bản. Với những mục đích khác nhau, yêu cầu về điều tra cơ bản sẽ khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn phải phục vụ mục đích chung – lập quy hoạch tổng thể (theo ngành hoặc theo vùng). Công tác điều tra cơ bản ở nước ta đã được tiến hành thường xuyên từ những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trải rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công tác điều tra cơ bản không hề bị gián đoạn. Những kết quả điều tra nghiên cứu đã phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, công tác điều tra cơ bản càng có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính chính xác và cụ thể hóa của tài liệu điều tra cơ bản giúp Đảng và Nhà nước đề ra các chính sách hoạch định và phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng. Chính sách- đó là yếu tố thứ tư.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Như vậy , sự phân tích của Hồ Chí Minh về “tiến nhanh, tiến mạnh” – một trong những quy luật của chủ nghĩa xã hội – hội tụ cả bốn yếu tố cực kỳ quan trọng: điều tra cơ bản – kế hoạch – bước đi – chính sách. Thiếu một trong bốn yếu tố này thì nền kinh tế khó có thể tiến mạnh, tiến nhanh lên hiện đại. Cả bốn yếu tố này đều phải được tiến hành trên cơ sở các đặc điểm cụ thể về điều kiện, hoàn cảnh của đất nước,tức là điểm xuất phát của nền kinh tế đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="] Có thể khẳng định: ở Hồ Chí Minh, “lý luận gắn liền với thực tế” không chỉ là nguyên tắc mà còn là phong cách của Người. Ngay cả tình cảm yêu dân, trọng dân của Người cũng rất thực tế.Người chỉ ra cho dân cách làm, cách nghĩ nhằm mục đích duy nhất: ấm no, hạnh phúc. Dân có giàu nước mới mạnh. Dân có hạnh phúc thì nền độc lập tự do của đất nước mới bền vững và phát triển sánh kịp với các cường quốc năm châu. Tư duy lý luận và tư duy thực tế của Người là nhất quán và luôn luôn có tính cách mạng, cách mạng một cách triệt để, cách mạng vì nước, vì dân.[/FONT]
[FONT="] Còn nữa...
[/FONT]