• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?

Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị :

- Tầng lớp quý tộc: những Vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất
- Tầng lớp tăng lữ

Giai cấp bị trị:

- Nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất)
- Nô lệ


Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó?

Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.

Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương… Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu… Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại.


Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.


Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu
.

Sự xuất hiện các giai cấp này chính là sự phân hóa xã hội và nguyên nhân sâu xa của nó chính là sự ra đời của kim khí , làm cho của cải bị dư thừa , đồng nghĩa với sự xuất hiện tư hữu , dân đến phân chia giai cấp , làm xuát hiện ra xã hội cổ đại
trong xã hội cổ đại thì vua là người đứng đầu, lãnh đạo mọi người chống lại các thị tộc khác . hướng dẫn nhân dân trị thủy đắp đê , bảo vệ mùa màng , đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà vua và bộ máy quan lại
Còn nông dân là những người không tham gia vào bộ máy nhà nước mà chỉ đơn giản là họ cày cấy à nộp tô thuế cho nhà vua
Nô lệ là những tù binh,hay những nông dân không thể trả nợ cho quan lại địa chủ , học ra đời do mục đích cai trị của quý tộc , đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đòi của họ.



Sưu tầm


 

[/FONT] Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị :

- Tầng lớp quý tộc: những Vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất
- Tầng lớp tăng lữ

Giai cấp bị trị:

- Nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất)
- Nô lệ



Nói vậy thì xã hội cổ đại phương tây hay xã hội trung đại cũng gồm hai giai cấp đó vậy
Ở một số nơi thay cho bộ phận nông dân công xã là tầng lớp bình dân
Bộ phận nô lệ ở phương đông có vẻ khá ít, trừ một số vương triều TQ như Tần và tiên Tần còn ở VN hay Ấn độ hầu như ko có nô lệ theo đúng nghĩa. Chỉ có ng hầu, có thể được mua bán nhưng ko thể giết
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top