rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Một video tôi xem gần đây, tựa đề Life is like coffee, kể câu chuyện về một nhóm chuyên gia tài năng – tất cả đều học từ một trường đại học – quay lại khoa để thăm giáo sư của họ. Cựu sinh viên bắt đầu than phiền về mức độ stress cao trong nghề và đời sống cá nhân của họ, lúc đó giáo sư đưa cho họ café. Giáo sư mang café được đựng trong những kiểu tách khác nhau; một số tách bằng nhựa, một số bằng thủy tinh, sứ hoặc pha lê. Dù video không nói điều này nhưng nó trở nên rõ rang rằng những cựu sinh viên thích những chiếc tách bằng thủy tinh, sứ và pha lê, để lại những chiếc tách nhựa.
Sau đó giáo sư nói quan điểm của ông về lí do tại sao những cựu sinh viên bị stress: ông nói với họ rằng họ đang theo đuổi những thứ bề ngoài (đại diện bằng phép ẩn dụ bởi chiếc tách) trong khi họ nên theo đuổi những thứ quan trọng hơn (đại diện bằng phép ẩn dụ bởi café). Cụ thể là, giáo sư nói với các cựu sinh viên là họ đang theo đuổi tiền, danh tiếng và địa vị khi trong thực tế, điều quan trọng hơn trong cuộc sống là những thứ như: làm công việc đầy ý nghĩa và xây dựng những mối quan hệ có chất lượng cao.
Nếu bạn từng đọc những bài viết của tôi, bạn biết rằng tôi đồng ý với video này, một nguyên nhân chính của bất hạnh đó là chúng ta thường hy sinh những yếu tố quyết định thực sự của hạnh phúc vì những thứ “nông cạn bên ngoài” làm chúng ta khổ sở về lâu dài. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn rằng sự tương tự mà video sử dụng – café và cái tách – là một sự giống nhau hay.
Hãy tưởng tượng trong một phút là bạn đang ở quán café và được đưa ra lựa chọn được phục vụ café hoặc là bằng một cái tách sứ đẹp hoặc là cái tách nhựa không đẹp lắm. Bạn nên chọn cái tách nào?
Theo video này, bạn nên thờ ơ với hai cái tách. Nhưng những lí do mà Aradhna Krishna nêu ra trong cuốn sách mới của bà Customer Sense, những phát hiện từ nghiên cứu lại khuyên cách khác.
Theo Aradhna, khi chúng ta uống café – hoặc khi chúng ta ăn hoặc uống bất kì thứ gì – chúng ta nếm nó không chỉ với vị giác mà còn với những giác quan khác của chúng ta. Khứu giác gắn bó chặt chẽ với vị giác. (Ví dụ, một số người nói rằng, nếu không thể ngửi thì chúng ta không thể phân biệt được khoai tây và táo). Aradhna cho rằng, không chỉ khứu giác gắn bó chặt chẽ với vị giác mà thực sự tất cả những giác quan khác, bao gồm xúc giác, thính giác và thị giác, đó là lí do tại sao những miếng khoai tây chiên (mềm vs. giòn), âm thanh nó tạo ra khi chúng ta cắn nó, cũng như màu sắc của nó (màu vàng vs. trắng hoặc nâu) có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thưởng thức khoai tây của chúng ta.
Theo Aradhna, lí do tất cả các giác quan của chúng ta quan trọng là vì tất cả những thông tin cảm giác đi vào được kết hợp thành một đánh giá tổng thể nằm trong phần não của chúng ta được gọi là vỏ não orbitofrontal. Nói cách khác, chúng ta theo nghĩa đen không thể phân biệt được mức độ mà những thông tin cảm giác khác nhau đóng góp vào việc thưởng thức món ăn của chúng ta. Đây có thể là nguyên nhân tại sao não của mọi người bật sáng hơn – nghĩa là bằng chứng về thần kinh học cho thấy con người có được niềm vui lớn hơn – khi họ nếm cùng loại rượu từ một cái chai mà họ nghĩ là đắt tiền hơn (đối lập với rẻ tiền hơn).
Một câu hỏi từ quan điểm của một ai đó muốn tối đa hóa niềm vui của họ từ việc uống một tách café là: liệu một người nên gắn tầm quan trọng với chiếc tách? Hoặc, “bao bì” có quan trọng? Cái bìa của một cuốn sách có quan trọng cho việc thưởng thức nội dung của nó? Vẻ ngoài của một người có quan trọng để tận hưởng niềm vui khi ở cạnh họ?
Câu trả lời, theo Aradhna, sẽ là “Có!” Trong khi bà chỉ ra một lí do tại sao chúng ta thích một điều gì đó nhiều hơn khi nó được trình bày theo một cách làm hài lòng hơn – đó là bộ não của chúng ta kết hợp tất cả những thông tin cảm giác đi vào thành một đánh giá tổng thể - thì những phát hiện từ nghiên cứu khác, về “hiệu ứng hào quang” tiết lộ lí do khác giải thích tại sao những thứ bên ngoài lại quan trọng. Hiệu ứng hào quang nói rằng, khi một điều gì đó làm thỏa mãn các giác quan của chúng ta, thì chúng ta quy toàn bộ những phẩm chất tích cực khác cho nó. Ví dụ, một người xinh đẹp được người khác xem là thông minh, tài năng, nhiệt tình hơn, do đó người xinh đẹp quyến rũ hơn kiếm được nhiều tiền hơn người kém quyến rũ. Hiệu ứng hào quang dường như áp dụng, trong một số giới hạn, với những kích thích đồ vật khác, đó là lí do tại sao chúng ta thích mua sắm trong môi trường được trình bày đẹp và có mùi thơm.
Nói ngắn gọn, sự thể hiện là quan trọng. Cái tách chúng ta uống là quan trọng, có lẽ không quan trọng nhiều như bản thân café, nhưng nó có thể tăng thêm, hoặc làm giảm đáng kể, niềm vui chúng ta có được từ café. Tương tự như vậy, chúng ta thích một cuốn sách nhiều hơn khi cái bìa của nó được thiết kế đẹp hơn…
Nếu niềm vui của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm quan trọng – “đặc điểm chính” – của một kích thích mà còn bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm bên ngoài của nó, một câu hỏi thú vị xuất hiện: tại sao chúng ta không nên theo đuổi những đặc điểm bên ngoài? Trong ví dụ đầu, tại sao các cựu sinh viên không nên chọn uống café từ tách sứ (đối lập với tách nhựa)?
Như bạn có thể đoán được, nguy cơ không nằm ở việc theo đuổi cái bề ngoài mà nằm ở việc ưu tiên nó hơn những đặc điểm quan trọng hơn. Đó là, nguy cơ nằm ở việc xem trọng hơn cái bao bì hơn sản phẩm, và vẻ ngoài của một người bạn đời tiềm năng hơn là tính cách của họ…
Hầu hết chúng ta dường như ý thức được tính dễ đánh giá cao những thứ bên ngoài nhiều hơn chúng ta nên làm, đó là lí do tại sao video (Life is Like Coffee) lại thu hút nhiều người. Nhưng vượt qua được xu hướng theo đuổi những thứ bên ngoài (như tiền, danh tiếng, quyền lực) và dành sự ưu tiên lớn hơn cho những thứ quan trọng hơn (như công việc ý nghĩa, những mối quan hệ có chất lượng tốt) không đơn thuần là một vấn đề của sự chối bỏ vị trí hợp pháp của những thứ bề ngoài trong cuộc sống của chúng ta.
Một cách tốt hơn để vượt qua xu hướng xem trọng hơn những thứ bên ngoài (đối lập với những thứ chủ yếu) là nhận ra lí do tại sao chúng ta đánh giá cao những thứ bên ngoài. Bên cạnh thực tế rằng chúng làm tăng niềm vui của chúng ta, lí do quan trọng khác giải thích tại sao chúng ta theo đuổi những thứ bên ngoài là vì giá trị báo hiệu của chúng. Khi bạn trông xinh đẹp, bạn có nhiều khả năng được người khác tôn trọng. Tương tự như vậy, khi bạn lái một chiếc xe có thương hiệu uy tín, bạn có nhiều khả năng được chú ý. Những phát hiện từ một nghiên cứu được thực hiện trong một trận đấu cờ tiết lộ rằng những người chơi cờ mặc đẹp được nhiều người mong đợi sẽ đánh bại những người chơi ăn mặc luộm thuộm hơn? Tại sao? Vì họ cảm thấy những người chơi mặc luộm thuộm thì có năng lực kém hơn những người chơi mặc đẹp! (Tuy nhiên, theo các nhà toán học, điều ngược lại mới đúng.)
Vì hầu hết chúng ta muốn mình trông tốt, đẹp trong mắt người khác – một số nhà tâm lý nói rằng khao khát gây ấn tượng với người khác là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta – và vì chúng ta biết rằng con người suy luận từ những manh mối bên ngoài để đưa ra những đánh giá về những giá trị và đặc điểm sâu sắc hơn của chúng ta, chúng ta tìm cách gây ấn tượng với người khác bằng những thứ bên ngoài. Nói cách khác, “khoe” những phẩm chất bên ngoài của chúng ta là một cách hiệu quả để truyền tải cho người khác biết chất lượng của những khía cạnh sâu sắc hơn của chúng ta.
Nhận ra 2 lí do của việc theo đuổi những thứ bên ngoài có 2 lợi ích quan trọng. Đầu tiên, nó làm dễ dàng hơn để chấp nhận rằng tất cả chúng ta đều đánh giá cao, ở mức độ nào đó, những thứ bên ngoài trong cuộc sống. Do đó, nó làm chúng ta ít chỉ trích và chấp nhận nhiều hơn đối với những người khoe khoang những thứ bên ngoài – từ những người theo chủ nghĩa khoái lạc đến những người sành ăn. Thứ hai, khi nhận ra lí do tại sao những thứ bên ngoài quan trọng, chúng ta có thể dễ dàng hơn để vượt qua xu hướng đánh giá quá cao những thứ bên ngoài.
Bằng cách nhận ra có 2 lí do tại sao chúng ta theo đuổi những thứ bên ngoài : 1) chúng tăng thêm sự thỏa mãn về mặt giác quan của chúng ta, và 2) chúng đem lại một giá trị báo hiệu, chúng ta có thể bắt đầu trở nên sáng suốt hơn trong việc nhận ra những động cơ nằm dưới hành vi của người khác và của chúng ta. Ví dụ, chúng ta có thể biết liệu một vị khách dự tiệc tối là người xem trọng cái đẹp vì chúng là nguồn vui của cô ấy, hay là vì cô tìm cách để gây ấn tượng – và có thể làm mất mặt – những người khác thông qua chúng. Do đó, chúng ta có thể phân biệt được giữa mỹ học (ai đó đánh giá cao cái đẹp vì bản thân nó ) và những kẻ giả vờ.
Quan trọng hơn, nhận ra lí do tại sao chúng ta đánh giá cao những thứ bên ngoài có thể giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những động cơ của chúng ta khi theo đuổi chúng, và cuối cùng đạt được sự tự chủ lớn hơn đối với giá trị bản thân của chúng ta. Khi chúng ta dựa nhiều vào những thứ bên ngoài (xinh đẹp, giàu có, nổi tiếng…) để gây ấn tượng với người khác, chúng ta trao cho họ chìa khóa của giá trị bản thân của chúng ta. Ngược lại, bằng cách nhận ra những thứ bên ngoài chỉ là những phương tiện thuận lợi để báo hiệu cho người khác về giá trị bản thân và phẩm chất sâu sắc hơn của chúng ta, và bằng cách nhận ra rằng hầu hết mọi người đang bị mắc bẫy trong trò chơi cố gây ấn tượng thông qua việc khoe khoang những thứ bên ngoài, chúng ta trở nên ít liều lĩnh trong việc theo đuổi những thứ bên ngoài. Thay vào đó, chúng ta có thể lùi lại và quan sát trò chơi.
Và khi chúng ta làm vậy, chúng ta nhận ra nhiều điều hữu ích từng được dẫn chứng trong nghiên cứu. Chúng ta nhận thấy trong trò chơi cố gây ấn tượng, mọi người quá tập trung vào sự “thể hiện” của riêng họ đến nỗi nó thật sự là vô nghĩa khi bạn cố gây ấn tượng cho người khác thông qua việc vượt qua họ. Thứ hai, chúng ta nhận ra một cách tốt hơn để gây ấn tượng tích cực đối với người khác là thừa nhận và làm thỏa mãn khao khát có được sự chú ý của họ; ví dụ khen họ thay vì cố gắng giỏi hơn họ là một chiến lược tốt hơn để cố gây ấn tượng. Và cuối cùng, chúng ta nhận thấy, về lâu dài, những phẩm chất và giá trị sâu sắc hơn của con người tỏa sáng bất kể những đặc điểm bên ngoài của họ.
Những hiểu biết đó không chỉ giúp chúng ta trở nên yên tâm hơn về bản thân mà còn giỏi hơn trong việc ưu tiên nhiều hơn cho những việc quan trọng trong cuộc sống (đối lập với những thứ bề ngoài) – và chúng cũng giúp chúng ta giỏi hơn trong việc đánh giá cao vai trò mà những thứ bên ngoài đóng trong việc làm tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Nguồn
The Coffee or the Cup: Which is More Important?
On Overcoming Our Hardwired Tendency to Attach Importance to Superficialities
Published on August 19, 2013 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
PsychologyToday
Sau đó giáo sư nói quan điểm của ông về lí do tại sao những cựu sinh viên bị stress: ông nói với họ rằng họ đang theo đuổi những thứ bề ngoài (đại diện bằng phép ẩn dụ bởi chiếc tách) trong khi họ nên theo đuổi những thứ quan trọng hơn (đại diện bằng phép ẩn dụ bởi café). Cụ thể là, giáo sư nói với các cựu sinh viên là họ đang theo đuổi tiền, danh tiếng và địa vị khi trong thực tế, điều quan trọng hơn trong cuộc sống là những thứ như: làm công việc đầy ý nghĩa và xây dựng những mối quan hệ có chất lượng cao.
Nếu bạn từng đọc những bài viết của tôi, bạn biết rằng tôi đồng ý với video này, một nguyên nhân chính của bất hạnh đó là chúng ta thường hy sinh những yếu tố quyết định thực sự của hạnh phúc vì những thứ “nông cạn bên ngoài” làm chúng ta khổ sở về lâu dài. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn rằng sự tương tự mà video sử dụng – café và cái tách – là một sự giống nhau hay.
Hãy tưởng tượng trong một phút là bạn đang ở quán café và được đưa ra lựa chọn được phục vụ café hoặc là bằng một cái tách sứ đẹp hoặc là cái tách nhựa không đẹp lắm. Bạn nên chọn cái tách nào?
Theo video này, bạn nên thờ ơ với hai cái tách. Nhưng những lí do mà Aradhna Krishna nêu ra trong cuốn sách mới của bà Customer Sense, những phát hiện từ nghiên cứu lại khuyên cách khác.
Theo Aradhna, khi chúng ta uống café – hoặc khi chúng ta ăn hoặc uống bất kì thứ gì – chúng ta nếm nó không chỉ với vị giác mà còn với những giác quan khác của chúng ta. Khứu giác gắn bó chặt chẽ với vị giác. (Ví dụ, một số người nói rằng, nếu không thể ngửi thì chúng ta không thể phân biệt được khoai tây và táo). Aradhna cho rằng, không chỉ khứu giác gắn bó chặt chẽ với vị giác mà thực sự tất cả những giác quan khác, bao gồm xúc giác, thính giác và thị giác, đó là lí do tại sao những miếng khoai tây chiên (mềm vs. giòn), âm thanh nó tạo ra khi chúng ta cắn nó, cũng như màu sắc của nó (màu vàng vs. trắng hoặc nâu) có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thưởng thức khoai tây của chúng ta.
Theo Aradhna, lí do tất cả các giác quan của chúng ta quan trọng là vì tất cả những thông tin cảm giác đi vào được kết hợp thành một đánh giá tổng thể nằm trong phần não của chúng ta được gọi là vỏ não orbitofrontal. Nói cách khác, chúng ta theo nghĩa đen không thể phân biệt được mức độ mà những thông tin cảm giác khác nhau đóng góp vào việc thưởng thức món ăn của chúng ta. Đây có thể là nguyên nhân tại sao não của mọi người bật sáng hơn – nghĩa là bằng chứng về thần kinh học cho thấy con người có được niềm vui lớn hơn – khi họ nếm cùng loại rượu từ một cái chai mà họ nghĩ là đắt tiền hơn (đối lập với rẻ tiền hơn).
Một câu hỏi từ quan điểm của một ai đó muốn tối đa hóa niềm vui của họ từ việc uống một tách café là: liệu một người nên gắn tầm quan trọng với chiếc tách? Hoặc, “bao bì” có quan trọng? Cái bìa của một cuốn sách có quan trọng cho việc thưởng thức nội dung của nó? Vẻ ngoài của một người có quan trọng để tận hưởng niềm vui khi ở cạnh họ?
Câu trả lời, theo Aradhna, sẽ là “Có!” Trong khi bà chỉ ra một lí do tại sao chúng ta thích một điều gì đó nhiều hơn khi nó được trình bày theo một cách làm hài lòng hơn – đó là bộ não của chúng ta kết hợp tất cả những thông tin cảm giác đi vào thành một đánh giá tổng thể - thì những phát hiện từ nghiên cứu khác, về “hiệu ứng hào quang” tiết lộ lí do khác giải thích tại sao những thứ bên ngoài lại quan trọng. Hiệu ứng hào quang nói rằng, khi một điều gì đó làm thỏa mãn các giác quan của chúng ta, thì chúng ta quy toàn bộ những phẩm chất tích cực khác cho nó. Ví dụ, một người xinh đẹp được người khác xem là thông minh, tài năng, nhiệt tình hơn, do đó người xinh đẹp quyến rũ hơn kiếm được nhiều tiền hơn người kém quyến rũ. Hiệu ứng hào quang dường như áp dụng, trong một số giới hạn, với những kích thích đồ vật khác, đó là lí do tại sao chúng ta thích mua sắm trong môi trường được trình bày đẹp và có mùi thơm.
Nói ngắn gọn, sự thể hiện là quan trọng. Cái tách chúng ta uống là quan trọng, có lẽ không quan trọng nhiều như bản thân café, nhưng nó có thể tăng thêm, hoặc làm giảm đáng kể, niềm vui chúng ta có được từ café. Tương tự như vậy, chúng ta thích một cuốn sách nhiều hơn khi cái bìa của nó được thiết kế đẹp hơn…
Nếu niềm vui của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm quan trọng – “đặc điểm chính” – của một kích thích mà còn bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm bên ngoài của nó, một câu hỏi thú vị xuất hiện: tại sao chúng ta không nên theo đuổi những đặc điểm bên ngoài? Trong ví dụ đầu, tại sao các cựu sinh viên không nên chọn uống café từ tách sứ (đối lập với tách nhựa)?
Như bạn có thể đoán được, nguy cơ không nằm ở việc theo đuổi cái bề ngoài mà nằm ở việc ưu tiên nó hơn những đặc điểm quan trọng hơn. Đó là, nguy cơ nằm ở việc xem trọng hơn cái bao bì hơn sản phẩm, và vẻ ngoài của một người bạn đời tiềm năng hơn là tính cách của họ…
Hầu hết chúng ta dường như ý thức được tính dễ đánh giá cao những thứ bên ngoài nhiều hơn chúng ta nên làm, đó là lí do tại sao video (Life is Like Coffee) lại thu hút nhiều người. Nhưng vượt qua được xu hướng theo đuổi những thứ bên ngoài (như tiền, danh tiếng, quyền lực) và dành sự ưu tiên lớn hơn cho những thứ quan trọng hơn (như công việc ý nghĩa, những mối quan hệ có chất lượng tốt) không đơn thuần là một vấn đề của sự chối bỏ vị trí hợp pháp của những thứ bề ngoài trong cuộc sống của chúng ta.
Một cách tốt hơn để vượt qua xu hướng xem trọng hơn những thứ bên ngoài (đối lập với những thứ chủ yếu) là nhận ra lí do tại sao chúng ta đánh giá cao những thứ bên ngoài. Bên cạnh thực tế rằng chúng làm tăng niềm vui của chúng ta, lí do quan trọng khác giải thích tại sao chúng ta theo đuổi những thứ bên ngoài là vì giá trị báo hiệu của chúng. Khi bạn trông xinh đẹp, bạn có nhiều khả năng được người khác tôn trọng. Tương tự như vậy, khi bạn lái một chiếc xe có thương hiệu uy tín, bạn có nhiều khả năng được chú ý. Những phát hiện từ một nghiên cứu được thực hiện trong một trận đấu cờ tiết lộ rằng những người chơi cờ mặc đẹp được nhiều người mong đợi sẽ đánh bại những người chơi ăn mặc luộm thuộm hơn? Tại sao? Vì họ cảm thấy những người chơi mặc luộm thuộm thì có năng lực kém hơn những người chơi mặc đẹp! (Tuy nhiên, theo các nhà toán học, điều ngược lại mới đúng.)
Vì hầu hết chúng ta muốn mình trông tốt, đẹp trong mắt người khác – một số nhà tâm lý nói rằng khao khát gây ấn tượng với người khác là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta – và vì chúng ta biết rằng con người suy luận từ những manh mối bên ngoài để đưa ra những đánh giá về những giá trị và đặc điểm sâu sắc hơn của chúng ta, chúng ta tìm cách gây ấn tượng với người khác bằng những thứ bên ngoài. Nói cách khác, “khoe” những phẩm chất bên ngoài của chúng ta là một cách hiệu quả để truyền tải cho người khác biết chất lượng của những khía cạnh sâu sắc hơn của chúng ta.
Nhận ra 2 lí do của việc theo đuổi những thứ bên ngoài có 2 lợi ích quan trọng. Đầu tiên, nó làm dễ dàng hơn để chấp nhận rằng tất cả chúng ta đều đánh giá cao, ở mức độ nào đó, những thứ bên ngoài trong cuộc sống. Do đó, nó làm chúng ta ít chỉ trích và chấp nhận nhiều hơn đối với những người khoe khoang những thứ bên ngoài – từ những người theo chủ nghĩa khoái lạc đến những người sành ăn. Thứ hai, khi nhận ra lí do tại sao những thứ bên ngoài quan trọng, chúng ta có thể dễ dàng hơn để vượt qua xu hướng đánh giá quá cao những thứ bên ngoài.
Bằng cách nhận ra có 2 lí do tại sao chúng ta theo đuổi những thứ bên ngoài : 1) chúng tăng thêm sự thỏa mãn về mặt giác quan của chúng ta, và 2) chúng đem lại một giá trị báo hiệu, chúng ta có thể bắt đầu trở nên sáng suốt hơn trong việc nhận ra những động cơ nằm dưới hành vi của người khác và của chúng ta. Ví dụ, chúng ta có thể biết liệu một vị khách dự tiệc tối là người xem trọng cái đẹp vì chúng là nguồn vui của cô ấy, hay là vì cô tìm cách để gây ấn tượng – và có thể làm mất mặt – những người khác thông qua chúng. Do đó, chúng ta có thể phân biệt được giữa mỹ học (ai đó đánh giá cao cái đẹp vì bản thân nó ) và những kẻ giả vờ.
Quan trọng hơn, nhận ra lí do tại sao chúng ta đánh giá cao những thứ bên ngoài có thể giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những động cơ của chúng ta khi theo đuổi chúng, và cuối cùng đạt được sự tự chủ lớn hơn đối với giá trị bản thân của chúng ta. Khi chúng ta dựa nhiều vào những thứ bên ngoài (xinh đẹp, giàu có, nổi tiếng…) để gây ấn tượng với người khác, chúng ta trao cho họ chìa khóa của giá trị bản thân của chúng ta. Ngược lại, bằng cách nhận ra những thứ bên ngoài chỉ là những phương tiện thuận lợi để báo hiệu cho người khác về giá trị bản thân và phẩm chất sâu sắc hơn của chúng ta, và bằng cách nhận ra rằng hầu hết mọi người đang bị mắc bẫy trong trò chơi cố gây ấn tượng thông qua việc khoe khoang những thứ bên ngoài, chúng ta trở nên ít liều lĩnh trong việc theo đuổi những thứ bên ngoài. Thay vào đó, chúng ta có thể lùi lại và quan sát trò chơi.
Và khi chúng ta làm vậy, chúng ta nhận ra nhiều điều hữu ích từng được dẫn chứng trong nghiên cứu. Chúng ta nhận thấy trong trò chơi cố gây ấn tượng, mọi người quá tập trung vào sự “thể hiện” của riêng họ đến nỗi nó thật sự là vô nghĩa khi bạn cố gây ấn tượng cho người khác thông qua việc vượt qua họ. Thứ hai, chúng ta nhận ra một cách tốt hơn để gây ấn tượng tích cực đối với người khác là thừa nhận và làm thỏa mãn khao khát có được sự chú ý của họ; ví dụ khen họ thay vì cố gắng giỏi hơn họ là một chiến lược tốt hơn để cố gây ấn tượng. Và cuối cùng, chúng ta nhận thấy, về lâu dài, những phẩm chất và giá trị sâu sắc hơn của con người tỏa sáng bất kể những đặc điểm bên ngoài của họ.
Những hiểu biết đó không chỉ giúp chúng ta trở nên yên tâm hơn về bản thân mà còn giỏi hơn trong việc ưu tiên nhiều hơn cho những việc quan trọng trong cuộc sống (đối lập với những thứ bề ngoài) – và chúng cũng giúp chúng ta giỏi hơn trong việc đánh giá cao vai trò mà những thứ bên ngoài đóng trong việc làm tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Nguồn
The Coffee or the Cup: Which is More Important?
On Overcoming Our Hardwired Tendency to Attach Importance to Superficialities
Published on August 19, 2013 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
PsychologyToday