rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Overcoming the Terror of Death
Think about death, and master it?
Published on April 29, 2011 by Nathan A. Heflick, Ph.D. in The Big Questions
Trong cuốn sách 'Staring at the Sun: Overcoming the Terror of Death', nhà tâm lý học hiện sinh Irvin Yalom cho rằng để vượt qua nỗi sợ cái chết, mọi người cần chấm dứt việc tránh né nó.
Yalom viết rằng, cuộc sống trước đây của ông, đôi lúc ông phải khắc phục nỗi sợ cái chết. Có lẽ điều này đã góp phần làm ông ấy trở thành 1 nhà tâm lý trị liệu, và cụ thể là tập trung vào những vấn đề hiện sinh. Yalom dựa trên kinh nghiệm từ nhiều thập kỷ là nhà trị liệu với những người trải qua nỗi sợ chết để viết cuốn sách 'Staring at the Sun'.
Quan điểm chính của Yalom là hầu hết các nền văn hoá ( văn hoá phương Đông thì ít hơn) không khuyến khích một sự nhận thức về cái chết. Điều gì tự nhiên gây ra nỗi sợ (cái chết) trở nên đáng sợ hơn. Nó phần nào giống như nhiệm vụ ( hoặc những nhiệm vụ) tất cả chúng ta đều có trong cuộc sống mà chúng ta biết mình phải xử lý nó, nhưng chúng ta cứ trì hoãn và trì hoãn. Và khi làm điều này, chúng ta trở nên sợ hãi và lo lắng hơn về việc phải làm nó. Nỗi lo sợ ngắn hạn mà nó gây ra sẽ ngăn không cho chúng ta xử lý nó. Nhưng nếu chúng ta thực hiện nhiệm vụ, chúng ta có lẽ sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Bằng cách phớt lờ và buộc nó ra khỏi tâm trí của chúng ta, chúng ta đã tăng cường nỗi sợ mà nó gây ra,
Bởi vì cái chết, giống như nhiệm vụ chúng ta trì hoãn, sẽ đôi lúc đi vào tâm trí chúng ta, vì vậy chúng ta không thể tránh né nỗi sợ hoàn toàn. Nhưng bằng cách tống cái chết ra khỏi tâm trí chúng ta, chúng ta tránh suy nghĩ về nó vào lúc này. Và theo Yalom, đó chính là chìa khoá làm tăng cường nỗi sợ chết. Nói cách khác, nỗi sợ chết trong ngắn hạn buộc bạn tống những ý nghĩ về cái chết ra khỏi tâm trí, nhưng nó thực sự làm gia tăng nỗi sợ chết theo thời gian.
Theo Yalom, thực sự đối mặt với cái chết của bạn với toàn bộ ý thức và cảm xúc tức là chiến thắng được nỗi sợ cái chết. Tất nhiên, điều này lúc đầu không hoàn toàn thoải mái (đặc biệt đối với một số thân chủ của Yalom có thể sợ chết nhiều hơn người bình thường). Nhưng, khi chúng ta đối mặt với cái chết trước, thì nó trở nên ít đáng sợ hơn. Nó không trở nên tuyệt diệu hơn, mà nó trở nên ổn hơn.
Có 1 số tài liệu bằng kinh nghiệm ủng hộ những quan điểm trên. Nghiên cứu do tôi đứng đầu (hiện tại chưa được công bố) cho thấy, trong ngắn hạn, những sự nhắc nhở về cái chết làm tăng trầm cảm. Tuy nhiên, suy nghĩ về cái chết 5 phút một ngày trong 1 tuần thực sự làm giảm những triệu chứng trầm cảm 1 tuần sau đó (so với việc suy nghĩ về sự không chắc chắn hoặc 1 chủ đề được kiểm soát). Nó cũng phù hợp với nghiên cứu về 'phát triển sau sang chấn tâm lý'. Nghiên cứu này cho thấy không chỉ hầu hết mọi người phục hồi khá tốt sau sang chấn mà họ còn thường thông báo về việc trải nghiệm nhiều sự tăng trưởng từ kinh nghiệm. Ví dụ, nhiều bệnh nhân ung thư thông báo rằng khi bị chẩn đoán ung thư, ban đầu họ sợ hãi và tê liệt, sau đó họ bắt đầu nhìn cuộc sống một cách hoàn toàn khác biệt, như thể họ đang sống trọn vẹn lần đầu tiên.
Vậy làm thế nào chúng ta vượt qua được nỗi sợ cái chết? Chìa khoá ở đây là chấm dứt việc trì hoãn và tránh né về chủ đề này. Tránh né những suy nghĩ về cái chết có thể không bao giờ là 1 chiến lược thành công.
Nguồn: psychologytoday.com
Overcoming the Terror of Death
Think about death, and master it?
Published on April 29, 2011 by Nathan A. Heflick, Ph.D. in The Big Questions
Trong cuốn sách 'Staring at the Sun: Overcoming the Terror of Death', nhà tâm lý học hiện sinh Irvin Yalom cho rằng để vượt qua nỗi sợ cái chết, mọi người cần chấm dứt việc tránh né nó.
Yalom viết rằng, cuộc sống trước đây của ông, đôi lúc ông phải khắc phục nỗi sợ cái chết. Có lẽ điều này đã góp phần làm ông ấy trở thành 1 nhà tâm lý trị liệu, và cụ thể là tập trung vào những vấn đề hiện sinh. Yalom dựa trên kinh nghiệm từ nhiều thập kỷ là nhà trị liệu với những người trải qua nỗi sợ chết để viết cuốn sách 'Staring at the Sun'.
Quan điểm chính của Yalom là hầu hết các nền văn hoá ( văn hoá phương Đông thì ít hơn) không khuyến khích một sự nhận thức về cái chết. Điều gì tự nhiên gây ra nỗi sợ (cái chết) trở nên đáng sợ hơn. Nó phần nào giống như nhiệm vụ ( hoặc những nhiệm vụ) tất cả chúng ta đều có trong cuộc sống mà chúng ta biết mình phải xử lý nó, nhưng chúng ta cứ trì hoãn và trì hoãn. Và khi làm điều này, chúng ta trở nên sợ hãi và lo lắng hơn về việc phải làm nó. Nỗi lo sợ ngắn hạn mà nó gây ra sẽ ngăn không cho chúng ta xử lý nó. Nhưng nếu chúng ta thực hiện nhiệm vụ, chúng ta có lẽ sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Bằng cách phớt lờ và buộc nó ra khỏi tâm trí của chúng ta, chúng ta đã tăng cường nỗi sợ mà nó gây ra,
Bởi vì cái chết, giống như nhiệm vụ chúng ta trì hoãn, sẽ đôi lúc đi vào tâm trí chúng ta, vì vậy chúng ta không thể tránh né nỗi sợ hoàn toàn. Nhưng bằng cách tống cái chết ra khỏi tâm trí chúng ta, chúng ta tránh suy nghĩ về nó vào lúc này. Và theo Yalom, đó chính là chìa khoá làm tăng cường nỗi sợ chết. Nói cách khác, nỗi sợ chết trong ngắn hạn buộc bạn tống những ý nghĩ về cái chết ra khỏi tâm trí, nhưng nó thực sự làm gia tăng nỗi sợ chết theo thời gian.
Theo Yalom, thực sự đối mặt với cái chết của bạn với toàn bộ ý thức và cảm xúc tức là chiến thắng được nỗi sợ cái chết. Tất nhiên, điều này lúc đầu không hoàn toàn thoải mái (đặc biệt đối với một số thân chủ của Yalom có thể sợ chết nhiều hơn người bình thường). Nhưng, khi chúng ta đối mặt với cái chết trước, thì nó trở nên ít đáng sợ hơn. Nó không trở nên tuyệt diệu hơn, mà nó trở nên ổn hơn.
Có 1 số tài liệu bằng kinh nghiệm ủng hộ những quan điểm trên. Nghiên cứu do tôi đứng đầu (hiện tại chưa được công bố) cho thấy, trong ngắn hạn, những sự nhắc nhở về cái chết làm tăng trầm cảm. Tuy nhiên, suy nghĩ về cái chết 5 phút một ngày trong 1 tuần thực sự làm giảm những triệu chứng trầm cảm 1 tuần sau đó (so với việc suy nghĩ về sự không chắc chắn hoặc 1 chủ đề được kiểm soát). Nó cũng phù hợp với nghiên cứu về 'phát triển sau sang chấn tâm lý'. Nghiên cứu này cho thấy không chỉ hầu hết mọi người phục hồi khá tốt sau sang chấn mà họ còn thường thông báo về việc trải nghiệm nhiều sự tăng trưởng từ kinh nghiệm. Ví dụ, nhiều bệnh nhân ung thư thông báo rằng khi bị chẩn đoán ung thư, ban đầu họ sợ hãi và tê liệt, sau đó họ bắt đầu nhìn cuộc sống một cách hoàn toàn khác biệt, như thể họ đang sống trọn vẹn lần đầu tiên.
Vậy làm thế nào chúng ta vượt qua được nỗi sợ cái chết? Chìa khoá ở đây là chấm dứt việc trì hoãn và tránh né về chủ đề này. Tránh né những suy nghĩ về cái chết có thể không bao giờ là 1 chiến lược thành công.
Nguồn: psychologytoday.com