missyouloveyou
New member
- Xu
- 44
Dàn bài:
Mở bài:
Chiến tranh đã đi qua nhưng những dư âm của nó vẫn đọng lại mãi trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Điều kì diệu là, khi viết về đề tài chiến tranh, người con yêu nước của Nam Bộ - Nguyễn Quang Sáng đã gạt vơi những dòng nước mắt đau thwong để sưới ấm tâm hồn người đọc bằng tình cảm phụ tử thiêng liêng, cao cả. Phải chăng chính vì thế mà khi nhận xét về truyện ngắn "Chiếc lược ngà", có ý kiến cho rằng: "Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử"
Thân bài:
Ý 1: Giải thích ý kiến:
- Nói đến bi kịch chiến tranh là nói đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta phải gánh chịu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ngoài những tổn thất nặng nề về kinh tế, về của cải vật chết, chiến tranh còn để lại trong lòng mỗi người dân những vết thương không bao giờ hàn gắn nổi. Đó là những nỗi đau về thể xác, những ám ảnh về tinh thần
Thế nhưng bằng sự trải nghiệm của cuộc đời người lính, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã gạt vơi những dòng nước mắt đau thương, khép lại những màn kịch đen tối của chiến tranh, đưa người đọc về với mái ấm của tình cảm gia đình qua tình phụ tử thiêng liêng cao cả. Điều kì diệu là bài ca về tình phụ tử ấy đã được Nguyễn Quang Sáng (NQS) cất cao ngay trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Phải chăng điều đó thay cho một lời khẳng định đanh thép rằng: "Chiến tranh có thể phá hủy mọi thứ trên trái đất này nhưng có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tâm hồn con người Việt Nam mà bom đạn kẻ thù không bao giờ tàn phá nổi, ấy là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước"
Ý 2: Chứng minh nhận định
a) Vượt qua bi kịch của chiến tranh:
- Trở về với không khí của những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, lúc tác phẩm "Chiếc lược ngà" (CLN) ra đời, ta sẽ được cảm nhận một không khí khét nồng bom đạn của chiến tranh. Biết bao mất mát đau thương mà người dân Nam Bộ phải hứng chịu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trước hết là sự xa cách chia lìa trong mái ấm gia đình. Gia đình ông Sáu nói riêng và gia đình các đồng bào Nam Bộ nói chung phải chấp nhận cảnh biệt li đằng đẵng suốt hàng chục năm trời, bao "trụ cột" của gia đình đều phải xa nhà đi kháng chiến, để lại nỗi nhớ nhung sầu muộn cho những người ở lại quê hương.
- Bên cạnh sự chia lìa xa cách, chiến tranh còn gây ra bao nỗi đau cho con người. Ông Sáu đã từng chịu đựng nỗi đau đớn vô cùng về thể xác, khi bọm đạn đế quốc Mĩ đã cướp đi một phần trên cơ thể của ông, khiến khuôn mặt ông trở nên dị dạng. Giờ đây khi gặp lại bé Thu, ông lại chịu sự đau đớn về mặt tinh thần, vì "vết thẹo" dài trên má mà bé Thu kiên quyết không chịu nhận ông là ba.
- Nhắc đến chiến tranh, con người ta lại liên tưởng đến những cuộc chia li mãi mãi không hẹn ngày tái ngộ. Nhân vật ông Sáu trong truyện là hiện thân cho nỗi ám ảnh này. Không chỉ chịu sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, trong lần trở lại chiến trưởng thé hai, khi đã làm được chiếc lược một cách tỉ mỉ nhưng chưa kịp trao cho bé Thu thì ông đã hy sinh trong trận càn của địch. Bom đạn đế quốc Mĩ đã cướp đi của bé Thu một người bố đáng yêu, cướp đi của đồng bào Nam Bộ một người con ưu tú. Đây có thể noi là đỉnh cao của bi kịch chiến tranh khiến người đọc không thể không nghẹn ngào.
Thế nhưng tất cả những bi kịch chiến tranh đều dễ dàng lìa xa, dễ dàng đi vào quá khứ để nhượng lại cho một tình cảm có sức lan tỏa mãnh liệt - tình phụ tử thiêng liêng. Mục đích của NQS là trong khói lửa của chiến tranh, trong cảnh ngộ éo le như thế, tình phụ tử vẫn là điểm sáng, là sợi chỉ đỏ mà bom đạn của đế quốc không thể nào dập tắt nổi. Xưa nay, văn học cổ, kim , Đông, Tây từng có những trang văn bất hủ về tình mẫu tử. Đó là trang hồi kí tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng, đó là sự ngọt ngào của tình mẹ trong tập thơ "trăng non" của Ta-go... Tình phụ tử hầu như còn vắng bóng trên thi đàn văn học nhân loại. Chỉ đến khi truyện ngắn CLN của NQS ra đời, người đọc mới ngỡ ngàng cảm nhận được sự thiêng liêng cao cả, sự diệu vợi bao là của tình cha con
b) Chứng minh về bài ca thiêng liêng về tình phụ tử (có hai cách)
Cách 1: Diễn biến câu chuyện
Cách 2: phân tích từng nhân vật: Anh Sáu cho bé Thu và bé Thu cho anh Sáu (tình cảm)
BẠN ĐỌC TỰ CHỨNG MINH
Mở bài:
Chiến tranh đã đi qua nhưng những dư âm của nó vẫn đọng lại mãi trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Điều kì diệu là, khi viết về đề tài chiến tranh, người con yêu nước của Nam Bộ - Nguyễn Quang Sáng đã gạt vơi những dòng nước mắt đau thwong để sưới ấm tâm hồn người đọc bằng tình cảm phụ tử thiêng liêng, cao cả. Phải chăng chính vì thế mà khi nhận xét về truyện ngắn "Chiếc lược ngà", có ý kiến cho rằng: "Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử"
Thân bài:
Ý 1: Giải thích ý kiến:
- Nói đến bi kịch chiến tranh là nói đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta phải gánh chịu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ngoài những tổn thất nặng nề về kinh tế, về của cải vật chết, chiến tranh còn để lại trong lòng mỗi người dân những vết thương không bao giờ hàn gắn nổi. Đó là những nỗi đau về thể xác, những ám ảnh về tinh thần
Thế nhưng bằng sự trải nghiệm của cuộc đời người lính, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã gạt vơi những dòng nước mắt đau thương, khép lại những màn kịch đen tối của chiến tranh, đưa người đọc về với mái ấm của tình cảm gia đình qua tình phụ tử thiêng liêng cao cả. Điều kì diệu là bài ca về tình phụ tử ấy đã được Nguyễn Quang Sáng (NQS) cất cao ngay trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Phải chăng điều đó thay cho một lời khẳng định đanh thép rằng: "Chiến tranh có thể phá hủy mọi thứ trên trái đất này nhưng có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tâm hồn con người Việt Nam mà bom đạn kẻ thù không bao giờ tàn phá nổi, ấy là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước"
Ý 2: Chứng minh nhận định
a) Vượt qua bi kịch của chiến tranh:
- Trở về với không khí của những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, lúc tác phẩm "Chiếc lược ngà" (CLN) ra đời, ta sẽ được cảm nhận một không khí khét nồng bom đạn của chiến tranh. Biết bao mất mát đau thương mà người dân Nam Bộ phải hứng chịu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trước hết là sự xa cách chia lìa trong mái ấm gia đình. Gia đình ông Sáu nói riêng và gia đình các đồng bào Nam Bộ nói chung phải chấp nhận cảnh biệt li đằng đẵng suốt hàng chục năm trời, bao "trụ cột" của gia đình đều phải xa nhà đi kháng chiến, để lại nỗi nhớ nhung sầu muộn cho những người ở lại quê hương.
- Bên cạnh sự chia lìa xa cách, chiến tranh còn gây ra bao nỗi đau cho con người. Ông Sáu đã từng chịu đựng nỗi đau đớn vô cùng về thể xác, khi bọm đạn đế quốc Mĩ đã cướp đi một phần trên cơ thể của ông, khiến khuôn mặt ông trở nên dị dạng. Giờ đây khi gặp lại bé Thu, ông lại chịu sự đau đớn về mặt tinh thần, vì "vết thẹo" dài trên má mà bé Thu kiên quyết không chịu nhận ông là ba.
- Nhắc đến chiến tranh, con người ta lại liên tưởng đến những cuộc chia li mãi mãi không hẹn ngày tái ngộ. Nhân vật ông Sáu trong truyện là hiện thân cho nỗi ám ảnh này. Không chỉ chịu sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, trong lần trở lại chiến trưởng thé hai, khi đã làm được chiếc lược một cách tỉ mỉ nhưng chưa kịp trao cho bé Thu thì ông đã hy sinh trong trận càn của địch. Bom đạn đế quốc Mĩ đã cướp đi của bé Thu một người bố đáng yêu, cướp đi của đồng bào Nam Bộ một người con ưu tú. Đây có thể noi là đỉnh cao của bi kịch chiến tranh khiến người đọc không thể không nghẹn ngào.
Thế nhưng tất cả những bi kịch chiến tranh đều dễ dàng lìa xa, dễ dàng đi vào quá khứ để nhượng lại cho một tình cảm có sức lan tỏa mãnh liệt - tình phụ tử thiêng liêng. Mục đích của NQS là trong khói lửa của chiến tranh, trong cảnh ngộ éo le như thế, tình phụ tử vẫn là điểm sáng, là sợi chỉ đỏ mà bom đạn của đế quốc không thể nào dập tắt nổi. Xưa nay, văn học cổ, kim , Đông, Tây từng có những trang văn bất hủ về tình mẫu tử. Đó là trang hồi kí tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng, đó là sự ngọt ngào của tình mẹ trong tập thơ "trăng non" của Ta-go... Tình phụ tử hầu như còn vắng bóng trên thi đàn văn học nhân loại. Chỉ đến khi truyện ngắn CLN của NQS ra đời, người đọc mới ngỡ ngàng cảm nhận được sự thiêng liêng cao cả, sự diệu vợi bao là của tình cha con
b) Chứng minh về bài ca thiêng liêng về tình phụ tử (có hai cách)
Cách 1: Diễn biến câu chuyện
Cách 2: phân tích từng nhân vật: Anh Sáu cho bé Thu và bé Thu cho anh Sáu (tình cảm)
BẠN ĐỌC TỰ CHỨNG MINH