tuantran303
New member
- Xu
- 0
Vương quốc Phù Nam
Ai đã một lần đến vùng đất này, chắc sẽ không bao giờ quên những con người hiền hậu, chân chất, vùng đồng bằng phù sa là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, những vườn trái cây nặng trĩu, những cánh đồng xanh rờn, những dòng sông xanh tươi mát. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc vùng đất trù phú này hình thành từ khi nào và có nguồn gốc ra sao không? Hãy cùng thớt trải ngược dòng lịch sử tìm hểu nhé!
Theo truyền thuyết vùng đất Nam Bộ từ Đồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc vương quốc Phù Nam, là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù Nam lấy hiệu là Kampu đây là con trai của mỹ nữ Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu, và một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya. Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura, được xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệthống kinh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ.
Vương quốc Phù Nam đã biết cách luyện kim, có thư viện với nhiều sách vở chữ Phạn, có luật lệ, hệ thống thâu thuế và nông nghiệp, thương mãi đều phát triển. Theo miêu tả của vị sứ thần Trung Hoa thì người dân Phù Nam có nước da đen đúa xấu xí, tóc quăn và đa số ở truồng, đi chân không. Đến đời vua Hun Fan Huang đã ra lệnh cho tất cả thần dân của Ngài về sau phải quấn vải vào phần dưới thân thể, tiền thân của chiếc sà-rong mà người Thái, Miên và Mã Lai thường mặc ngày nay. Vương quốc sử dụng chữ Phạn cổ Sanscrit của Ấn Ðộ trong công việc hành chánh và thương mãi. Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh. Vương quốc Phù Nam đã chinh phục được hầu như toàn thể những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ.
Hào quang cường thịnh và cách tổ chức hành chánh của Phù Nam đã làm gương mẫu cho những nền văn minh sau này như là tiểu vương quốc Sri Vijaya (Palembang), Sailendra ở Java Indonesia, và Malacca góp phần truyền bá văn minh Ấn Ðộ đến những thành phố, bộ lạc phiên thuộc dưới quyền kiểm soát của Phù Nam. Óc-Eo ngày xưa là một thương cảng trù phú có nhiều thương thuyền ghé lại. Vào thời điểm này thương gia đến Óc-Eo tấp nập từ đông sang tây: Ðế quốc La Mã qua Ấn Ðộ và Trung Hoa. Người ta đã tìm được những đồng tiền cổ của La Mã tại đây.
Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn-Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương. Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo. Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514). Vua Rudravaman (514-539) có sai sứ sang Trung Hoa triều cống và cho biết Ngài có một lọn tóc xá lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Trong thời gian này các vị cao tăng Phật giáo người Phù Nam đã dịch cuốn Phật Kinh Vimutti Magga sang chữ Hán. Ngày nay cuốn kinh này chỉ tồn tại bằng chữ Hán vì bản chánh chữ Phạn đã bị thất lạc. Thế rồi sau đó vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam), tràn sang từ vùng đất thuộc nước Lào bây giờ. Một yếu tố khác góp phần vào sự suy tàn của Phù Nam là nền kinh tế của quốc gia đã đi xuống từ sau những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải.
Thuyền buôn vào thời điểm này đã có thể đi xa bờ và ít có nhu cầu ghé lại Óc-Eo trên đường đi qua Trung Quốc. Năm 539 vương quốc Phù Nam bị buộc phải triều cống cho người Khmer lúc đó là Vương Quốc Chân Lạp. Ðến năm 627 Phù Nam bị người Khmer dưới quyền vua Chân Lạp là Bhavavarman xóa hẳn tên trên bản đồ. Những thần dân của Phù Nam bị sát nhập vào vương quốc Khmer. Hoàng gia của Phù Nam dùng đường biển tị nạn sang đảo Java của Nam Dương (Indonesia). Họ sống âm thầm mãi đến gần 200 năm sau, hậu duệ của nhóm người này phát lên để dựng nên triều đại huy hoàng Sailendra. Các ông hoàng bà chúa của dòng họ này lại kết hôn với các lãnh chúa của các tiểu vương lân bang như Mã Lai và nhiều đảo quốc trong vùng. Cho đến ngày nay giới quí tộc, hoàng gia các nước đa đảo như Mã Lai, Nam Dương (Indonesia) đều có liên hệ huyết thống với hoàng tộc nước Phù Nam của miền nam Việt Nam.
Từ năm 550 trở về sau cho đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực đến miền nam, người Khmer cai tri xứ này theo niên hiệu các vị vua Chân Lạp. Từ khi bị mất nước về tay Chân Lạp người dân Phù Nam trở thành một dân tộc lục địa, mất đi khả năng hàng hải. Ngày nay người Khmer nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc Khmer và là một phần của lịch sử Khmer. Người Khmer còn được chúng ta biết đến qua nhiều danh xưng Cao Miên, Chân Lạp, Cam bốt và Kampuchia. Vào lúc người Việt di cư đến vùng đất miền Nam vào năm 1800 người ta tìm thấy một pho tượng nữ vương bằng cẩm thạch bị chôn vùi từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 sau Công nguyên. Có thuyết cho rằng đó là tượng quốc mẫu vương quốc Phù Nam là Soma. Người Việt kính cẩn lập đền thờ bà tại núi sam tỉnh An Giang gọi là đền thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm cư dân Hoa, Việt, Miên lui tới cúng bái, hương khói vô cùng linh thiêng. Sự việc đó cho thấy lòng biết ơn của những người đến sau đối với những đợt người đã khai phá vùng đất này trước dân tộc Việt Nam.
Ai đã một lần đến vùng đất này, chắc sẽ không bao giờ quên những con người hiền hậu, chân chất, vùng đồng bằng phù sa là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, những vườn trái cây nặng trĩu, những cánh đồng xanh rờn, những dòng sông xanh tươi mát. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc vùng đất trù phú này hình thành từ khi nào và có nguồn gốc ra sao không? Hãy cùng thớt trải ngược dòng lịch sử tìm hểu nhé!
Theo truyền thuyết vùng đất Nam Bộ từ Đồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc vương quốc Phù Nam, là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù Nam lấy hiệu là Kampu đây là con trai của mỹ nữ Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu, và một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya. Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura, được xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệthống kinh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ.
Vương quốc Phù Nam đã biết cách luyện kim, có thư viện với nhiều sách vở chữ Phạn, có luật lệ, hệ thống thâu thuế và nông nghiệp, thương mãi đều phát triển. Theo miêu tả của vị sứ thần Trung Hoa thì người dân Phù Nam có nước da đen đúa xấu xí, tóc quăn và đa số ở truồng, đi chân không. Đến đời vua Hun Fan Huang đã ra lệnh cho tất cả thần dân của Ngài về sau phải quấn vải vào phần dưới thân thể, tiền thân của chiếc sà-rong mà người Thái, Miên và Mã Lai thường mặc ngày nay. Vương quốc sử dụng chữ Phạn cổ Sanscrit của Ấn Ðộ trong công việc hành chánh và thương mãi. Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh. Vương quốc Phù Nam đã chinh phục được hầu như toàn thể những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ.
Hào quang cường thịnh và cách tổ chức hành chánh của Phù Nam đã làm gương mẫu cho những nền văn minh sau này như là tiểu vương quốc Sri Vijaya (Palembang), Sailendra ở Java Indonesia, và Malacca góp phần truyền bá văn minh Ấn Ðộ đến những thành phố, bộ lạc phiên thuộc dưới quyền kiểm soát của Phù Nam. Óc-Eo ngày xưa là một thương cảng trù phú có nhiều thương thuyền ghé lại. Vào thời điểm này thương gia đến Óc-Eo tấp nập từ đông sang tây: Ðế quốc La Mã qua Ấn Ðộ và Trung Hoa. Người ta đã tìm được những đồng tiền cổ của La Mã tại đây.
Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn-Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương. Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo. Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514). Vua Rudravaman (514-539) có sai sứ sang Trung Hoa triều cống và cho biết Ngài có một lọn tóc xá lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Trong thời gian này các vị cao tăng Phật giáo người Phù Nam đã dịch cuốn Phật Kinh Vimutti Magga sang chữ Hán. Ngày nay cuốn kinh này chỉ tồn tại bằng chữ Hán vì bản chánh chữ Phạn đã bị thất lạc. Thế rồi sau đó vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam), tràn sang từ vùng đất thuộc nước Lào bây giờ. Một yếu tố khác góp phần vào sự suy tàn của Phù Nam là nền kinh tế của quốc gia đã đi xuống từ sau những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải.
Thuyền buôn vào thời điểm này đã có thể đi xa bờ và ít có nhu cầu ghé lại Óc-Eo trên đường đi qua Trung Quốc. Năm 539 vương quốc Phù Nam bị buộc phải triều cống cho người Khmer lúc đó là Vương Quốc Chân Lạp. Ðến năm 627 Phù Nam bị người Khmer dưới quyền vua Chân Lạp là Bhavavarman xóa hẳn tên trên bản đồ. Những thần dân của Phù Nam bị sát nhập vào vương quốc Khmer. Hoàng gia của Phù Nam dùng đường biển tị nạn sang đảo Java của Nam Dương (Indonesia). Họ sống âm thầm mãi đến gần 200 năm sau, hậu duệ của nhóm người này phát lên để dựng nên triều đại huy hoàng Sailendra. Các ông hoàng bà chúa của dòng họ này lại kết hôn với các lãnh chúa của các tiểu vương lân bang như Mã Lai và nhiều đảo quốc trong vùng. Cho đến ngày nay giới quí tộc, hoàng gia các nước đa đảo như Mã Lai, Nam Dương (Indonesia) đều có liên hệ huyết thống với hoàng tộc nước Phù Nam của miền nam Việt Nam.
Từ năm 550 trở về sau cho đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực đến miền nam, người Khmer cai tri xứ này theo niên hiệu các vị vua Chân Lạp. Từ khi bị mất nước về tay Chân Lạp người dân Phù Nam trở thành một dân tộc lục địa, mất đi khả năng hàng hải. Ngày nay người Khmer nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc Khmer và là một phần của lịch sử Khmer. Người Khmer còn được chúng ta biết đến qua nhiều danh xưng Cao Miên, Chân Lạp, Cam bốt và Kampuchia. Vào lúc người Việt di cư đến vùng đất miền Nam vào năm 1800 người ta tìm thấy một pho tượng nữ vương bằng cẩm thạch bị chôn vùi từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 sau Công nguyên. Có thuyết cho rằng đó là tượng quốc mẫu vương quốc Phù Nam là Soma. Người Việt kính cẩn lập đền thờ bà tại núi sam tỉnh An Giang gọi là đền thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm cư dân Hoa, Việt, Miên lui tới cúng bái, hương khói vô cùng linh thiêng. Sự việc đó cho thấy lòng biết ơn của những người đến sau đối với những đợt người đã khai phá vùng đất này trước dân tộc Việt Nam.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: