Năm 2008, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung những quy định cơ bản liên quan đến mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt… góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý vi phạm hành chính vẫn còn một số vướng mắc trong việc áp dụng quy định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gây khó khăn cho cơ quan xử lý vi phạm và dẫn tới khiếu kiện của người dân.
Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, trong đó có biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Theo đó, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người ra quyết định mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định này phát sinh nhiều bất cập, gây khó khăn cho cơ quan xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ, sau khi phát hiện hành vi vi phạm trong việc chế biến nem để phục vụ nhu cầu của người dân, cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về việc chế biến nem không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 1.000 kg nem chưa thành phẩm, chờ lấy kết quả kiểm định chất lượng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, kết quả kiểm định phải nhiều ngày, thậm chí vài tháng mới có. Trong trường hợp này, cơ quan xử lý vi phạm hành chính không biết phải xử lý số nem chưa thành phẩm trên như thế nào, ai quản lý? Mặt khác, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Pháp lệnh quy định không dài. Chẳng hạn, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày. Theo quy định này, nếu tạm giữ phương tiện, tang vật là những vật phẩm hay các loại thuốc y tế…sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cơ quan có thẩm quyền thường dè đặt trong việc xử lý vi phạm hành chính, hậu quả là việc áp dụng pháp luật chưa nghiêm.
Xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm trật tự xã hội, giáo dục ý thức cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ pháp luật. Do đó, hướng dẫn thực hiện các quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần cụ thể hơn, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đúng pháp luật.
Theo Nguyễn Thanh Xuân - Người Đại Biểu Nhân Dân
Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, trong đó có biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Theo đó, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người ra quyết định mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định này phát sinh nhiều bất cập, gây khó khăn cho cơ quan xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ, sau khi phát hiện hành vi vi phạm trong việc chế biến nem để phục vụ nhu cầu của người dân, cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về việc chế biến nem không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 1.000 kg nem chưa thành phẩm, chờ lấy kết quả kiểm định chất lượng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, kết quả kiểm định phải nhiều ngày, thậm chí vài tháng mới có. Trong trường hợp này, cơ quan xử lý vi phạm hành chính không biết phải xử lý số nem chưa thành phẩm trên như thế nào, ai quản lý? Mặt khác, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Pháp lệnh quy định không dài. Chẳng hạn, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày. Theo quy định này, nếu tạm giữ phương tiện, tang vật là những vật phẩm hay các loại thuốc y tế…sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cơ quan có thẩm quyền thường dè đặt trong việc xử lý vi phạm hành chính, hậu quả là việc áp dụng pháp luật chưa nghiêm.
Xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm trật tự xã hội, giáo dục ý thức cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ pháp luật. Do đó, hướng dẫn thực hiện các quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần cụ thể hơn, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đúng pháp luật.
Theo Nguyễn Thanh Xuân - Người Đại Biểu Nhân Dân