rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo : "The Comfort Zone"
Hiding in plain sight
Published on May 8, 2012 by Phil Stutz and Barry Michels in The Tools
By Barry Michels
Một trong những vấn đề mà các nhà tâm lý trị liệu phải đương đầu hằng ngày, đó là làm thế nào để thân chủ, bệnh nhân làm những điều tốt đối với họ. Ăn kiêng, tập thể dục, từ bỏ một mối quan hệ tệ hại, bắt đầu một công việc mới- đó là những điều mọi người muốn hoàn thành, nhưng lại không có những hành động trên. Chúng ta né tránh những điều đó vì theo cách này hay cách khác, tất cả chúng đều bao hàm những kiểu đau đớn khác nhau. Nếu bạn muốn giảm cân, bạn phải đối mặt với nỗi đau bị lấy đi những thức ăn bạn thích. Nếu bạn muốn từ bỏ một mối quan hệ, bạn phải đương đầu với nỗi sợ sự cô đơn. Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh mới, bạn phải đối mặt với khả năng nó có thể không thành công.
Sẽ không phải là vấn đề nếu chúng ta né tránh những điều đó 1 hoặc 2 lần trong 1 năm. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, sự né tránh đã trở thành một cách sống. Chúng ta rào chắn mình phía sau một rào cản vô hình và không mạo hiểm bởi vì bên ngoài hàng rào là nỗi đau. Tôi gọi cái nơi an toàn này là " vùng thoải mái " ( comfort zone ). Trong những trường hợp cực đoan nhất, con người thực sự giấu mình đằng sau những bức tường của ngôi nhà của họ. Nhưng đối với phần lớn chúng ta, vùng thoải mái không phải là một không gian vật lý, mà nó là một cách sống nhằm tránh né những điều có thể gây đau đớn.
Hãy thử bài tập này : nhắm mắt lại. Nghĩ về một số điều bạn né tránh làm - dù đó là gặp gỡ những người mới, cân bằng chi tiêu hoặc có một buổi nói chuyện khó khăn. Bạn đã tổ chức cuộc sống của mình như thế nào để tránh không phải làm những điều đó ? Hãy tưởng tượng về khuôn mẫu của sự né tránh là một nơi mà bạn giấu mình ở trong đó. Đó là vùng thoải mái của bạn.
Nó có lẽ giống như một nơi an toàn và quen thuộc, không có sự đau đớn . Nhưng chỉ đơn thuần né tránh nỗi đau thì không đủ đối với chúng ta. Chúng ta khăng khăng rằng nỗi đau có thể được thay thế bằng niềm vui. Chúng ta làm điều này với một chuỗi những hoạt động có tính chất nghiện ngập . Ví dụ như lướt net, rượu và ma tuý,tranh ảnh khiêu dâm , mua sắm, đánh bạc. Tất cả những hành vi đó là phổ biến - toàn bộ nền văn hoá của chúng ta đang tìm kiếm vùng thoải mái.
Bất kể vùng thoải mái của bạn bao gồm điều gì, bạn đang trả một giá đắt cho nó. Cuộc sống mang lại những khả năng lạ thường, nhưng bạn không thể lợi dụng điều đó nhiều không đối mặt với nỗi đau. Nếu bạn không thể chịu đựng đau đớn, bạn không thể sống trọn vẹn. Có rất nhiều ví dụ cho điều này. Nếu bạn là người nhút nhát và né tránh mọi người, bạn đánh mất sức sống, sinh khí đến từ một cảm giác cộng đồng. Nếu bạn là người sáng tạo nhưng bạn không thể chịu đựng sự chỉ trích, phê bình, bạn sẽ không bao giờ tiếp cận được với những người đánh giá cao và tai trợ cho công việc của bạn. Bằng cách sống trong vùng thoải mái, kết cuộc là bạn đang từ bỏ những ước mơ và khát vọng của mình.
Điều quan trọng là thân chủ hiểu được cái giá khủng khiếp của vùng thoải mái. Nhưng là một nhà trị liệu tâm lý, tôi phát hiện thấy tự thân những thông tin này là không đủ để làm cho mọi người thay đổi. Nguyên nhân là thông tin chỉ mới hoạt động trên mức độ tư duy lý trí. Nhưng cái phần trong chúng ta né tránh nỗi đau là hoàn toàn phi lý. Nó sống trong thế giới vô thức , ban sơ, nơi mà tất cả nỗi đau kích hoạt lên cùng một nỗi sợ : " Tôi sẽ chết !" Nó bám lấy vùng thoải mái như thể cuộc sống của nó phụ thuộc vào vùng thoải mái.
Bạn không thể chống lại một nỗi sợ mạnh mẽ, vô lý đó bằng tư duy lý trí - nó quá yếu ớt. Thay vào đó, bạn cần một sức mạnh, trong trường hợp này, nó được gọi là “Force of Forward Motion” và chúng ta sẽ nói về nó ở bài viết tiếp theo.
Hiding in plain sight
Published on May 8, 2012 by Phil Stutz and Barry Michels in The Tools
By Barry Michels
Một trong những vấn đề mà các nhà tâm lý trị liệu phải đương đầu hằng ngày, đó là làm thế nào để thân chủ, bệnh nhân làm những điều tốt đối với họ. Ăn kiêng, tập thể dục, từ bỏ một mối quan hệ tệ hại, bắt đầu một công việc mới- đó là những điều mọi người muốn hoàn thành, nhưng lại không có những hành động trên. Chúng ta né tránh những điều đó vì theo cách này hay cách khác, tất cả chúng đều bao hàm những kiểu đau đớn khác nhau. Nếu bạn muốn giảm cân, bạn phải đối mặt với nỗi đau bị lấy đi những thức ăn bạn thích. Nếu bạn muốn từ bỏ một mối quan hệ, bạn phải đương đầu với nỗi sợ sự cô đơn. Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh mới, bạn phải đối mặt với khả năng nó có thể không thành công.
Sẽ không phải là vấn đề nếu chúng ta né tránh những điều đó 1 hoặc 2 lần trong 1 năm. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, sự né tránh đã trở thành một cách sống. Chúng ta rào chắn mình phía sau một rào cản vô hình và không mạo hiểm bởi vì bên ngoài hàng rào là nỗi đau. Tôi gọi cái nơi an toàn này là " vùng thoải mái " ( comfort zone ). Trong những trường hợp cực đoan nhất, con người thực sự giấu mình đằng sau những bức tường của ngôi nhà của họ. Nhưng đối với phần lớn chúng ta, vùng thoải mái không phải là một không gian vật lý, mà nó là một cách sống nhằm tránh né những điều có thể gây đau đớn.
Hãy thử bài tập này : nhắm mắt lại. Nghĩ về một số điều bạn né tránh làm - dù đó là gặp gỡ những người mới, cân bằng chi tiêu hoặc có một buổi nói chuyện khó khăn. Bạn đã tổ chức cuộc sống của mình như thế nào để tránh không phải làm những điều đó ? Hãy tưởng tượng về khuôn mẫu của sự né tránh là một nơi mà bạn giấu mình ở trong đó. Đó là vùng thoải mái của bạn.
Nó có lẽ giống như một nơi an toàn và quen thuộc, không có sự đau đớn . Nhưng chỉ đơn thuần né tránh nỗi đau thì không đủ đối với chúng ta. Chúng ta khăng khăng rằng nỗi đau có thể được thay thế bằng niềm vui. Chúng ta làm điều này với một chuỗi những hoạt động có tính chất nghiện ngập . Ví dụ như lướt net, rượu và ma tuý,tranh ảnh khiêu dâm , mua sắm, đánh bạc. Tất cả những hành vi đó là phổ biến - toàn bộ nền văn hoá của chúng ta đang tìm kiếm vùng thoải mái.
Bất kể vùng thoải mái của bạn bao gồm điều gì, bạn đang trả một giá đắt cho nó. Cuộc sống mang lại những khả năng lạ thường, nhưng bạn không thể lợi dụng điều đó nhiều không đối mặt với nỗi đau. Nếu bạn không thể chịu đựng đau đớn, bạn không thể sống trọn vẹn. Có rất nhiều ví dụ cho điều này. Nếu bạn là người nhút nhát và né tránh mọi người, bạn đánh mất sức sống, sinh khí đến từ một cảm giác cộng đồng. Nếu bạn là người sáng tạo nhưng bạn không thể chịu đựng sự chỉ trích, phê bình, bạn sẽ không bao giờ tiếp cận được với những người đánh giá cao và tai trợ cho công việc của bạn. Bằng cách sống trong vùng thoải mái, kết cuộc là bạn đang từ bỏ những ước mơ và khát vọng của mình.
Điều quan trọng là thân chủ hiểu được cái giá khủng khiếp của vùng thoải mái. Nhưng là một nhà trị liệu tâm lý, tôi phát hiện thấy tự thân những thông tin này là không đủ để làm cho mọi người thay đổi. Nguyên nhân là thông tin chỉ mới hoạt động trên mức độ tư duy lý trí. Nhưng cái phần trong chúng ta né tránh nỗi đau là hoàn toàn phi lý. Nó sống trong thế giới vô thức , ban sơ, nơi mà tất cả nỗi đau kích hoạt lên cùng một nỗi sợ : " Tôi sẽ chết !" Nó bám lấy vùng thoải mái như thể cuộc sống của nó phụ thuộc vào vùng thoải mái.
Bạn không thể chống lại một nỗi sợ mạnh mẽ, vô lý đó bằng tư duy lý trí - nó quá yếu ớt. Thay vào đó, bạn cần một sức mạnh, trong trường hợp này, nó được gọi là “Force of Forward Motion” và chúng ta sẽ nói về nó ở bài viết tiếp theo.