Vui trước sự bất hạnh của người khác.

rubi_mos2002

New member
Xu
0


Tham khảo : chapter 12 sách " the subtlety of emotions" - Aaron Ben Zeev.


Happy for : ( HF ) vui trước vận mệnh tốt đẹp của người khác.

Pleasure-in-others'-misfortune : ( PIOM ) vui trước sự bất hạnh của người khác.

HF và PIOM là những loại cảm xúc của sự hạnh phúc và chúng bao gồm 1 sự đánh giá tích cực. Tuy nhiên, HF hướng đến vận mệnh tốt đẹp của người khác thì PIOM hướng đến sự bất hạnh của người khác. Ở HF không bao gồm sự xung đột giữa sự đánh giá của chúng ta về tình huống và sự đánh giá của người khác. Ở PIOM thì có xung đột này : chúng ta đánh giá tích cực về những điều mà người khác đánh giá là tiêu cực. Theo ý nghĩa này, HF ít phức tạp hơn PIOM.

Một số người nghi ngờ liệu một cảm xúc như HF là phổ biến hay thậm chí là tồn tại không. Rousseau nói rằng không ai có thể chia sẻ niềm hạnh phúc với người khác, kể cả bạn thân, mà không có sự ghen tỵ. Những người hạnh phúc là một sự xúc phạm đối với chúng ta khi họ dường như ưu việt hơn và không cần đến chúng ta; những người bất hạnh là một sự khẳng định về giá trị và sự ưu việt của chúng ta.

Nhưng lập luận trên là không có căn cứ khi những người gần gũi với chúng ta và sự thành công của cô ấy được xem là sự thành công của ta và do đó không có sự đe dọa đối với giá trị ( self-esteem) của chúng ta. Một ví dụ rõ ràng của những trường hợp này là cha mẹ hạnh phúc trước sự thành công và hạnh phúc của con cái. Chúng ta càng xem người khác là đủ gần gũi để hình thành nên một phần trong bản sắc cái tôi của chúng ta thì chúng ta càng có khả năng cảm thấy hạnh phúc với hạnh phúc của người này mà không cảm thấy đau đớn bởi sự so sánh xã hội. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta tin là mình không bị tổn hại bởi vận mệnh tốt đẹp của người khác và người đó xứng đáng với vận mệnh đó.

Phạm vi của HF thì có giới hạn. Hai giới hạn quan trọng đó là sự gần gũi của người khác đối với chúng ta và mức độ của vận mệnh tốt của người khác. Khi vận mệnh tốt của người khác là tốt hơn, kéo dài hơn và có liên quan đến vận mệnh của chính chúng ta thì những cảm xúc tiêu cực như tức giận hoặc ghen tỵ càng có khả năng xuất hiện ngay cả trong trường hợp những người bạn thân. Tương tự như vậy, một sự bất hạnh to lớn của ai đó càng có khả năng đem lại sự thương hại hơn là sự vui mừng.

Nhiều người xem PIOM là cảm xúc độc ác nhất. Sự đánh giá tiêu cực này có thể dẫn đến một nỗ lực kìm nén cảm xúc này.

Khi mô tả về PIOM, có 2 đặc điểm không thể tranh cãi : niềm vui thích của chúng ta và sự bất hạnh của người khác. Những đặc điểm đó mô tả một sự xung đột quan trọng giữa sự đánh giá tích cực của ta về tình huống và sự đánh giá tiêu cực của người khác. Một lý do chính của sự vui thích trước bất hạnh của người khác là sự bất hạnh của người này có thể có lợi cho chúng ta theo cách này hay cách khác; nó có thể, ví dụ, nhất mạnh về sự giỏi giang của ta.

Nhưng vẫn chưa đủ khi mô tả về PIOM gồm sự vui thích của ta và sự bất hạnh của người khác. Tôi sẽ đề nghị bổ sung thêm 3 đặc điểm điển hình sau : (1) người khác đó được xem là xứng đáng bị bất hạnh, (2) sự bất hạnh tương đối nhỏ và (3) chúng ta thụ động trong việc tạo ra sự bất hạnh của người khác.

Một đặc điểm chính của PIOM là niềm tin rằng người khác xứng đáng với bất hạnh của cô ấy. Ví dụ, khi ta thấy một người vượt đèn đỏ , sự tức giận của ta sẽ được thay thế bằng sự vui thích khi thấy người đó bị cảnh sát phạt. Niềm tin rằng người khác xứng đáng với nỗi bất hạnh đó thể hiện giả định của chúng ta là sự công bằng đã được thực hiện và nó cho phép chúng ta vui mừng trong một tình huống mà ta dường như được yêu cầu phải buồn rầu.

Nỗi bất hạnh càng xứng đáng thì niềm vui thích càng chính đáng.

Giả định rằng sự bất hạnh của người khác là hợp lý mang lại cho chúng ta sự củng cố đạo đức cho cảm xúc PIOM.

Chúng ta không rõ lứa tuổi nào thì PIOM thực sự xuất hiện. Một cách phát hiện vấn đề này là kiểm tra khi một đứa trẻ bắt đầu đề cập vấn đề " xứng đáng" khi cười vào điều gì đó. Theo tôi thì trẻ em khoảng 3 hoặc 4 tuổi đã có khả năng nói là chúng thấy vui thích trước sự bất hạnh của 1 kẻ hung ác trong 1 bộ phim vì hắn ta xứng đáng chịu bất hạnh đó.

PIOM quan tâm đến những khác biệt nhỏ. Khi sự bất hạnh là trầm trọng thì PIOM thường chuyển thành sự thương hại. Ví dụ, chúng ta có thể cảm thấy hài lòng khi người hàng xóm ồn ào, thiếu suy nghĩ có chiếc xe mới bị trầy xước; tuy nhiên nếu con gái của anh ấy bị ốm nặng, chúng ta có khả năng sẽ cảm thấy thương hại chứ không vui mừng.

Chúng ta không nhận được lợi ích thực tế có giá trị từ những tình huống gây ra sự vui thích của ta. Lợi ích chủ yếu thuộc về tâm lý và được bộc lộ qua tâm trạng tốt mà chúng ta có trong một lúc. Đôi khi, lợi ích nhận được từ PIOM chỉ là sự ảo tưởng . Ví dụ, trường hợp một người từng được bầu vào 1 vị trí công việc mà tôi mong muốn và sau một thời gian anh ấy không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sự thất bại của anh ấy không hàm ý rằng tôi sẽ được chọn vào vị trí đó. Nếu điều này xuất hiện trong sự hài lòng của tôi thì đó có thể là ảo tưởng. Tương tự vậy, nếu Tom ly dị vợ và kết hôn với Rachel - người sau này bỏ anh , thì người vợ đầu của Tom có thể vui mừng về điều này, nhưng niềm vui này không nhiều hơn một lợi ích tưởng tượng vì cuộc sống tình cảm của cô ấy không có khả năng được cải thiện.

PIOM gắn liền với tính thụ động. Mặc dù người khác có thể xứng đáng bị bất hạnh , hoặc thậm chí bị trừng phạt, nhưng chúng ta thiếu quyền lực để bắt họ chịu bất hạnh. Điển hình, một trong những nhân tố góp phần vào niềm vui chúng ta nhận được từ sự bất hạnh của người khác là cảm giác rằng sự thất bại của đối thủ của chúng ta không phải do những hành động xấu của ta mà là do số phận không lay chuyển được. Bởi vì tính thụ động của chúng ta trong PIOM.

PIOM gắn liền với tính thụ động. Mặc dù người khác có thể xứng đáng bị bất hạnh , hoặc thậm chí bị trừng phạt, nhưng chúng ta thiếu quyền lực để bắt họ chịu bất hạnh. Điển hình, một trong những nhân tố góp phần vào niềm vui chúng ta nhận được từ sự bất hạnh của người khác là cảm giác rằng sự thất bại của đối thủ của chúng ta không phải do những hành động xấu của ta mà là do số phận không lay chuyển được. Bởi vì tính thụ động của chúng ta trong PIOM nên cảm xúc này có thể không quá quan trọng trong việc chỉ đạo cuộc sống của chúng ta, dù nó khá phổ biến.

Mối quan hệ với những cảm xúc khác.

Mối quan hệ giữa HF và PIOM hơi giống với mối quan hệ giữa sự thương hại và sự ghen tỵ. HF giống với thương hại ở chỗ không chứa đựng sự xung đột giữa những đánh giá về hoàn cảnh của chủ thể và đối tượng : cả hai đều tích cực.

PIOM giống với sự ghen tỵ ở chỗ chứa đựng một sự xung đột.

Sự giống nhau giữa HF và sự thương hại thì ít rõ ràng hơn sự giống nhau giữa PIOM và ghen tỵ bởi do bản chất nước đôi của sự thương hại. Mặc dù trong sự thương hại, những đánh giá tiêu cực của chúng ta về hoàn cảnh có tương quan với sự đánh giá tiêu cực của người khác , sự thương hại cũng bao gồm một sự đánh giá tích cực, thể hiện sự thỏa mãn của chúng ta với vị thế ưu việt hơn. Nhưng sự đánh giá tích cực không phải là trung tâm trong sự thương hại như sự đánh giá tiêu cực về vị trí của người khác; tuy nhiên sự hiện diện của nó vẫn là một lý do giải thích tại sao người ta không thích bị thương hại. HF không có sự nước đôi theo cách này nên sự giống nhau giữa HF và thương hại không rõ ràng. HF giống với sự nhân đạo ( compassion ) hơn , cả hai đều bao gồm những sự đánh giá tích cực, không mơ hồ.

Niềm vui của HF ít phức tạp hơn so với PIOM vì những đánh giá bên dưới của HF là thẳng thắn, thành thật. Chiều kích cảm xúc trong HF thường ít mãnh liệt hơn và ít bị hạn chế vào trong những hoàn cảnh cụ thể. Thành phần cảm xúc gắn liền với HF quả thật khá đơn giản. Chúng bao gồm niềm vui trước vận mệnh tốt đẹp của người khác và sự thỏa mãn với vị trí của chúng ta. Khi chúng ta không thỏa mãn với vị trí của mình thì sự cay đắng hơn là niềm vui càng là khả năng phản ứng của chúng ta trước vận mệnh tốt của người khác. Thái độ cảm xúc khác được gợi lên bởi sự hy vọng của chúng ta rằng hoàn cảnh ti ốt đẹp của người khác có thể cải thiện phần nào hoàn cảnh của chúng ta. Một thái độ có liên quan nữa là sự ngưỡng mộ trước thành công của người khác.

Thành phần cảm xúc gắn với PIOM thì phức tạp hơn khi sự so sánh liên quan là quan trọng hơn. Một thành phần đó là sự thẳng thắn : niềm vui trong sự bất hạnh của người khác. Một thành phần cảm xúc khác thể hiện sự liên quan tương đối đó là sự thoả mãn với hoàn cảnh của chúng ta và sợ chia sẻ bất hạnh với người khác.

Cũng có những trường hợp chúng ta không tin rằng người khác xứng đáng chịu bất hạnh, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục thưởng thức niềm vui. Chúng ta tin là sự công bằng được thực hiện theo ý nghĩa là chúng ta xứng đáng thưởng thức niềm vui tạm thời của sự ưu việt hơn người khác.

Khi chúng ta chiến thắng thì niềm vui này cũng khác với PIOM, dù cả hai trường hợp đều bao gồm sự thất bại của người khác. Sự khác biệt giữa hai niềm vui này nằm ở vai trò chủ động hơn của chúng ta trong niềm vui nhận được từ chiến thắng.

Sự khác nhau rõ ràng nhất giữa PIOM và sự ghen tỵ là PIOM bao gồm 1 kinh nghiệm thú vị, còn ghen tỵ bao gồm 1 kinh nghiệm đau đớn. Trong sự ghen tỵ, vị trí thấp kém của chúng ta được xem là không xứng đáng, trong khi đó ở PIOM, vị trí thấp kém của người khác được xem là xứng đáng.

Sự khác biệt nữa là PIOM luôn luôn mang tính chất tạm thời, ngắn ngủi và rõ ràng hơn ghen tỵ. Sự ghen tỵ phản ánh một mối quan tâm sâu sắc của chúng ta, đó là sự thua kém , kéo dài trong một khoảng thời gian dài.

Rất khó để điều chỉnh những hoàn cảnh ẩn dưới sự ghen tỵ : trở nên thua kém hơn người khác thì khó mà phớt lờ hơn so với trở nên giỏi giang hơn người. Hơn nữa, dường như sự ưu việt hơn của chúng ta trong PIOM thường ít thật hơn so với sự thua kém trong ghen tỵ. Sự cải thiện trong hoàn cảnh của chúng ta trong PIOM mang tính hình thức và ngắn ngủi hơn so với sự sụt giảm trong hoàn cảnh của chúng ta ở sự ghen tỵ. Niềm vui trong nỗi bất hạnh của người khác có thể biến mất nhanh chóng khi chúng ta tập trung chú ý đến sự ưu việt của người khác. Rất khó để xoá bỏ cảm giác thua kém bằng cách chú ý đến những người thấp kém hơn bạn. Theo đó, sự ghen tỵ có ảnh hưởng sâu sắc đến ta hơn PIOM.

PIOM giống với sự thương hại ở chỗ nói đến sự bất hạnh của người khác. Chúng khác nhau ở sự đánh giá tích cực về nỗi bất hạnh. Điểm khác nhau nữa là PIOM chỉ về những bất hạnh nhỏ, còn thương hại chỉ về những bất hạnh lớn. Theo đó, sự thương hại nhấn mạnh về nỗi đau khổ của người khác, còn PIOM nhấn mạnh về sự thua kém của người khác. Những yếu tố trên đã khiến 2 cảm xúc này là khác nhau. Tôi phản đối lập luận rằng PIOM là sự ngược lại của thương hại. Vì mối quan hệ chủ thể- đối tượng trong 2 cảm xúc này là khác nhau và không có sự đảo ngược.

























 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top