Vũ trụ đẹp kì ảo

"Trang sức" lỗ đen tô điểm cho một vòng thiên hà, mặt trời phóng một dòng hạt về phía trái đất, ... là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất trong tuần qua theo bình chọn của tạp chí National Geographic.





Trong ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường (trên cùng bên trái), một đám mây bụi và khí trong chòm sao Cygnus trông khá giống một bản đồ về Bắc Mỹ. Dưới góc quan sát bằng hồng ngoại về khu vực của kính viễn vọng không gian Spitzer thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA (phía dưới bên trái và bên phải) cho thấy sự hối hả của ngôi sao sinh ra trong tinh vân Bắc Mỹ.

Những hình ảnh mới tiết lộ các ngôi sao trong tinh vân ở những giai đoạn tồn tại khác nhau, từ "các phôi thai" sao bọc trong lớp bụi sơ sinh cho tới "các bậc cha mẹ" trẻ với hệ thống hành tinh vừa chớm nở.






Một vòng hào quang lấp lánh xuất hiện quanh các thiên hà đang sáp nhập có tên gọi Arp 147. Một hình ảnh tổng hợp mới từ hai kính thiên văn của NASA cho thấy một vòng các ngôi sao mới sinh được tô điểm bằng những lỗ đen màu hồng, hình thành xung quanh một trong những thiên hà tương tác.

Sự va chạm của một thiên hà xoắn ốc (phải) với một thiên hà hình elip tạo ra làn sóng hình thành sao, được biểu thị màu xanh lam trong các hình ảnh bằng ánh sáng có thể nhìn bằng mắt thường từ kính viễn vọng Hubble. Một số ngôi sao khổng lồ sống rất đoản thọ và chết trẻ, sụp đổ để hình thành các lỗ đen. Khi các lỗ đen lôi kéo vật liệu xung quanh, chúng phát ra tia X, được Kính viễn vọng Chandra X-ray Observatory của NASA chụp lại bằng màu hồng.






Mặt trời dường như có một điểm "hói" trong vài ngày vào đầu tháng hai, khi một lỗ lớn hào quang khổng lồ hướng về trái đất. Được kính thiên văn Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA chụp lại bằng tia cực tím, lỗ đen trải dài phía khắp phần đỉnh của mặt trời vào ngày 1/2.

Các lỗ hào quang là những vùng từ tính mở trên mặt trời, chuyên phóng ra các dòng hạt tích điện có tốc độ cao. Theo quan sát của kính SDO, lỗ hào quang này đã xoay quanh để hướng về trái đất, làm tăng xuất hiện các cực quang.






Một hình ảnh mới về hố mặt trăng chụp qua vệ tinh đã chứng minh rằng, lỗ hổng dẫn đến một khoảng trống ngầm - điểm lợi tiềm tàng cho các phi hành gia tương lai trên mặt trăng, giúp họ có thể tìm thấy nơi trú ẩn trong các hang động sâu của mặt trăng.

Tàu thăm dò Lunar Reconaissance Orbiter (LRO) của NASA phát hiện hố Marius Hills pit tháng ba năm ngoái. Các nhà khoa học nghi ngờ, hố - vòng tròn đen này là một "cửa sổ" trên mái một ống dung nham - đường hầm dưới bề mặt trăng được chạm khắc bằng chảy mac-ma.






Cát trên sao Hỏa thay đổi một cách đáng ngạc nhiên, theo một phân tích mới đối với các bức ảnh do tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của NASA chụp được trong hơn hai năm. Các đụn cát che phủ diện tích bằng bang Texas của Mỹ đã hình thành một dải quanh gờ của chỏm băng bắc cực của sao Hỏa. Các nhà khoa học từng cho rằng, những đụn cát này rốt cuộc sẽ bị đóng băng, được hình thành trước đó rất lâu do những cơn gió mạnh hơn nhiều so với những gì khu vực này hiện chứng kiến.

Tuy nhiên, loạt ba hình ảnh của cùng một cồn cát cho thấy tuyết lở và những thay đổi đáng chú ý theo kiểu gợn sóng trong giai đoạn 2008 - 2010. Các nhà khoa học nghĩ rằng, thay vì gió, cát đang được định hình lại nhờ khí các-bon điôxít thoát ra khi chỏm băng theo mùa bốc hơi và sửa đổi.



Theo Thanh Bình
Vietnamnet
 
Bình minh dát vàng trên dãy núi Alps, các ngôi sao dịch chuyển cắt xuyên cực quang rực rỡ, ... là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất trong tuần qua theo bình chọn của tạp chí National Geographic.



Các đám mây trôi cuồn cuộn như một dòng sông phía trên những ngôi làng ở Thụy Sĩ khi mặt trời bắt đầu ló rạng, dát vàng trên dãy núi Alps. Phía bên phải vẫn còn sự hiện diện của mặt trăng lưỡi liềm và chấm sáng của sao Kim, tô điểm cho bầu trời lúc bình minh.



Các ngôi sao dịch chuyển khắp bầu trời dường như cắt xuyên một cực quang rực rỡ trong một bức ảnh được chụp mới đây ở miền tây Thụy Điển. Cực quang có thể xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào các loại khí trong bầu khí quyển và nơi phát sinh các khí này. Cực quang xảy ra khi các hạt mang năng lượng hình thành mặt trời tương tác với các phân tử không khí và nạp thêm điện tích cho chúng. Những phân tử "bị kích thích" này sau đó phát ra ánh sáng. Ví dụ như, oxy có thể tạo ra các cực quang từ màu vàng-xanh tới đỏ, trong khi ni-tơ làm phát sinh các dải ánh sáng màu xanh da trời và màu tía.



Một phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS đã chụp phần đuôi của cơ sở này với Trái đất từ tàu vũ trụ ISS Progress 40. Tàu vận tải Progress 40 không người lái kể từ đó không còn neo đậu trên trạm ISS và chở theo các vật dụng bỏ đi. Con tàu sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm khoa học cho đến khi nó bị đốt cháy trong bầu khí quyển của Trái đất.



Một khối plasma hình vòng cung, còn được gọi là "rắn mặt trời", phun trào từ mặt trời vào ngày 28/1. Hình ảnh này xuất hiện trong một đoạn video thực hiện từ tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Tàu vũ trụ của NASA đã "chộp" được cảnh mặt trời tạo ra hai sự kiện cùng một lúc: Trong khi "rắn mặt trời" xuất hiện ở bên này của đĩa mặt trời thì ở phía đối diện (không có trong ảnh), một "con rắn mặt trời khổng lồ" khác cũng ngóc đầu dậy.



Những người sợ vai hề có thể muốn tránh khu vực cực nam của sao Hỏa vì sương giá các-bon đi-ô-xít theo mùa đã tăng kích thước của một hố có vẻ ngoài giống khuôn mặt một chú hề loạn trí đến kỳ lạ. Các nhà khoa học đã so sánh hình ảnh do tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của NASA mới thu thập được này với một bức khác được chụp năm 2007 để xem hố trên thay đổi như thế nào theo thời gian. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các dấu hiệu của sự phát triển bên trong "gương mặt hạnh phúc" mà họ nghĩ là do sương giá.



Tuyết màu trắng sáng và thảm thực vật màu tối tạo ra một sự chắp vá ấn tượng trên cảnh quan đô thị của Berlin. Là nơi cư ngụ của 3,4 triệu người, Berlin là đô thị đông dân thứ hai trong Liên minh châu Âu, sau London. Bức ảnh chụp thủ đô Đức bị tuyết trắng bao phủ do vệ tinh ALOS của Nhật chụp và được Cơ quan Vũ trụ châu Âu xử lý. Nhiệm vụ của vệ tinh ALOS là lập biểu đồ bề mặt trái đất bằng ánh sáng có thể nhìn thấy được và cận hồng ngoại.



Sau một năm lập bản đồ bầu trời bằng tia hồng ngoại, kính thiên văn Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) của NASA đã phát hiện 20 sao chổi (trong ảnh). Phần hậu cảnh của các các bức hình xuất hiện khá mờ vì WISE cũng ghi lại cả những dấu hiệu nhiệt yếu ớt của bụi trong hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta. Ngoài các sao chổi, WISE còn khám phá hơn 33.000 tiểu hành tinh trong vành đai chính, giữa các quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc, và 134 đối tượng gần Trái đất - các tiểu hành tinh và sao chổi mà đi trong phạm vi 45 triệu km của quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời.


Theo Thanh Bình
Vietnamnet
 
Có nhìn những bức ảnh này, chúng ta mới có thể hiểu con người nhỏ bé đến nhường nào.
San hô nhìn từ vũ trụ

Nhìn từ vũ trụ, rặng san hô Ebon Atoll nằm trên biển Thái Bình Dương có hình dáng giống như hình trái tim. Phi hành gia Paolo Nespoli đang chụp được hình ảnh lãng mạn này trên Trạm vũ trụ quốc tế vào đúng ngày Valentine.
03.png


118.jpg

Vũ trụ xanh
Từ đài thiên văn Nam Âu đặt tại Chile, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh tuyệt đẹp của đám mây tinh vân M78. Nhờ ánh sáng xanh phát ra từ 2 ngôi sao HD 38563A và HD 38563B, những hạt bụi nhỏ xíu trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

212.jpg

Hố đen vũ trụ
Tháng 5/2010, một nhóm chuyên gia thiên văn từ châu Âu và Mỹ sử dụng kính thiên văn không gian Suzaku của Nhật Bản để nghiên cứu bức xạ từ một hố đen có khối lượng gấp khoảng 10 triệu lần mặt trời. Hố đen này nằm ở trung tâm NGC 1365 – một thiên hà hình xoắn ốc cách trái đất 56 triệu năm ánh sáng.

39.jpg

Tuy nhiên, trên tờ Nature số ra tuần này, các nhà khoa học tin rằng hố đen tìm thấy năm ngoái không lớn như tưởng tượng, điều này được khẳng định dựa trên số đo tốc độ quay của quỹ đạo vật chất.
Thung lũng trên sao hỏa
Hình ảnh này được truyền về từ tàu thăm dò sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter của NASA vào ngày 20-10, cho thấy những mảng sáng tối từ dãy Martina. Nơi đây đã từng là nơi hợp lưu của những trận lũ trên sao Hỏa. Vùng trũng hình thành nên thung lũng Uzboi Valles được bao quanh bởi miệng núi lửa Holden Crater, đây cũng là một trong 4 địa điểm mà NASA dự tính sẽ cho Tàu tự hành Curiosity hạ cánh xuống trong chương trình thám hiểm sao Hỏa của mình vào tháng 11 năm 2011.

48.jpg


Những địa chất xung quanh khu vực miệng núi lửa và độ ẩm khá cao, là các bằng chứng khoa học cho việc nghiên cứu sự hình thành của sao Hỏa và là mục tiêu hàng đầu để gửi tàu thăm dò xuống.

Bầu trời sao

Qua kính viễn vọng hồng ngoại Wise, NASA đã chụp được bầu trời sao tuyệt đẹp với hàng tỷ tỷ những ngôi sao lớn nhỏ khác nhau.Có nhìn vậy mới biết, con người thật bé nhỏ so với vũ trụ bao rộng lớn.

58.jpg


Sưu tầm

 
Dải ngân hà lung linh trong đêm tối

Dải ngân hà lung linh trong đêm tối
Mặc dù chỉ là một tay máy nghiệp dư, song chú Carl Jones đã chụp được hình dải ngân hà sáng bừng trong bầu trời đêm.
Carl Jones, 36 tuổi, mạo hiểm vào Công viên quốc gia Snowdonia, nước Anh khi màn đêm xuống để chụp được vệt tối nổi rõ trên bầu trời giữa hàng tỷ ngôi sao.
Tác phẩm của Carl đã khiến các nhà thiên văn học phải ngỡ ngàng bởi lẽ những tấm ảnh đó chính là hình ảnh của dải ngân hà Milky Way.

151.jpg
232.jpg
Cứ mỗi khi trời tối là tay nhiếp ảnh nghiệp dư lại tìm đến chốn yêu thích: Công viên quốc gia Snowdonia

Milky Way hay còn gọi là dải ngân hà có hình xoắn ốc lớn gồm mặt trời và hệ mặt trời và hàng tỉ ngôi sao, tạo nên một dải sáng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, kích cỡ, hình dạng và hình khối cụ thể của nó thì vẫn còn là một ẩn số.

Dải Ngân hà có khoảng 200-400 tỷ ngôi sao. Mặt Trời là một trong số các vì sao này. Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.

Trước khi con người phát minh ra ống nhòm, bản chất cụ thể của Dải Ngân Hà vẫn là một điều huyền bí và được con người gọi là "MilkyWay Galaxy". Bây giờ chúng ta đã biết đó là tập hợp của rất nhiều tỷ các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.

Thiên nhiên đã không phụ lòng công sức của tay máy nghiệp dư này. Click vào hình để xem hình cỡ lớn nhé

 
Sao chổi - bí ẩn của vũ trụ



Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.
(Ảnh: chimetv.com)



Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.
Sao chổi là gì?
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.

Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.

Sao chổi bắt nguồn từ đâu?

Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.
Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi, nhưng cũng vì những chuyến ghé thăm rất gần mặt trời đó mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.
Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao chổi Temple 1 để nghiên cứu nhân của nó. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.


Tàu vũ trụ Deep Impact được phóng vào sao chổi Temple 1 (Ảnh: universetoday)
Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi. Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.
Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thể đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất - điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.
Khoa học hiện đại và sao chổi Hàng loạt các chuyến thám hiểm để tìm hiểu về thiên thể này đã được thực hiện. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nga, Mỹ hay châu Âu đã vào cuộc, nhưng sao chổi vẫn là một bí mật với con người. Năm 2001, tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly để tìm hiểu về cấu trúc của nó, hay tàu Stardust đã được phóng vào sao chổi Wild 2 để thu thập các hạt bụi để phục vụ nghiên cứu. Dự kiến năm 2014, tàu Rosseta sẽ đưa hẳn một trạm nghiên cứu lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko.


Sao chổi Churyumov-Gerasimenko (Ảnh: astronomy)
Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....
Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.
Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác giữa gió mặt trời và sao chổi.
Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đá.

Sưu tầm.
 
Vũ trụ kỳ ảo

Vũ trụ bao la luôn đem đến cho chúng ta những điều bất ngờ thú vị.

Ảnh: NASA/JPL/Space Science Institute.

1. Hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò Cassini (Nasa – Esa). Ở phía ngoài cùng là các đường vành đai Sao Thổ, tiếp đó là vệ tinh Titan. Quả cầu nhỏ phía trên các vành đai Sao Thổ là vệ tinh Epimetheus.

Ảnh: CFHT. Coleum. Jean-Charles Cuillandre.

2. Thiên hà Abell 2151 được chụp bởi kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawai trang bị camera Megacam.

Ảnh: CFHT. Coleum. Jean-Charles Cuillandre.

3. Tinh vân IC 2118, còn có tên gọi Đầu phù thủy , được chụp bởi kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawai có trang bị camera Megacam.

Ảnh: CFHT. Coleum. Jean-Charles Cuillandre.

4. Thiên hà Tam giác, một trong những thiên hà vệ tinh của thiên hà Andromède, được chụp bởi kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawai có trang bị camera Megacam.

Ảnh: CFHT. Coleum. Jean-Charles Cuillandre.

5. Cụm sao mở M35 chứa hàng trăm ngôi sao, được chụp bởi kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawai có trang bị camera Megacam.

Ảnh: CFHT. Coleum. Jean-Charles Cuillandre.

6. Tinh vân Orion, được chụp bởi kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawai có trang bị camera Megacam.

Ảnh: CFHT. Coleum. Jean-Charles Cuillandre.

7. Chùm sao cầu M55, được chụp bởi kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawai có trang bị camera Megacam.

Ảnh: NASA/ESA. MJ. Jee and H. Ford/ JohnsHopkinsUniversity.

8. Chùm thiên hà CL 0024 được chụp bởi kính viễn vọng Hubble.

Ảnh: VIMOS/ESO. LAM-OAMP. INSU.

9. Sự giao thoa giữa hai thiên hà NGC 6769 và 6770, hình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng thiên văn khổng lồ Very Large Telescope có trang bị máy quang phổ VIMOS.

Ảnh: Cyril Simone, LPG.OSUG.INSU.

10. Bắc cực quang. Bên dưới là Ăng-ten ra-đa Swalbard.

Ảnh: ESA/DLR/FU.Berlin.
 
Ảnh đẹp vũ trụ trong tuần

Ảnh đẹp vũ trụ trong tuần

Hình chụp qua vệ tinh thành phố Nhật Bản trước và sau thảm họa động đất - sóng thần, "cảnh siêu thực" trong chòm sao NGC 6729,.... nằm trong số những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần qua theo bình chọn của tạp chí National Geographic.




Bức ảnh cận cảnh tuyệt vời này do kính viễn vọng không gian Hubble chụp. Nó cho thấy một phần của tinh vân Tarantula Nebula. Vùng hình thành sao của khí hydro bị ion hóa nằm trong Đám mây Magellan lớn, một thiên hà vệ tinh của dải Ngân hà. Đám mây là nơi xảy ra nhiều hiện tượng vũ trụ cực đoan, kể cả các tàn dư siêu tân tinh, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu.




Mặt trời dường như trở nên sống động với các vòng xoay cho thấy những đường từ trường tương tác phía trên bề mặt của nó. Bức ảnh siêu cực tím, được tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory chụp vào đầu tháng 3, đã ghi lại "một cuộc trình diễn sôi động, và [là] bằng chứng bổ sung cho việc mặt trời thực sự đang ra khỏi thời kỳ suy giảm hoạt động tối thiểu trong thời gian dài".




Robot thám hiểm sao Hỏa Opportunity (mũi tên chỉ) đang quan sát rìa đông nam của miệng núi lửa Santa Maria trên hành tinh đỏ. Bức hình này do một máy ảnh trên tàu thăm dò High Resolution Imaging Science Experiment (HiRISE) chụp vào ngày 9/3. Opportunity đã nghiên cứu miệng núi lửa tương đối mới và rộng 90 mét này để hiểu rõ hơn cách nó được hình thành và việc thời tiết và sự xói mòn đã làm thay đổi miệng núi lửa này như thế nào.




Một phi hành đoàn từ tàu vũ trụ Soyuz của Nga đang nghỉ ngơi vài phút sau khi họ hạ cánh gần thị trấn Arkalyk, Kazakhstan vào ngày 16/3. Nhóm đã hoàn thành sứ mệnh kéo dài gần 6 tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).




Chất liệu do các ngôi sao mới sinh thải ra đã va chạm với các đám mây khí và bụi xung quanh để tạo ra một "cảnh siêu thực" gồm những vòng cung phát sáng, đốm màu và vệt, theo Đài quan sát Nam Âu. Bức ảnh do kính viễn vọng rất lớn của đài quan sát ở Chile ghi lại này cho thấy cận cảnh những tác động đáng kể của các sao mới sinh trong chòm sao NGC 6729 - một trong những chòm sao gần Trái Đất nhất.




Thành phố Torinoumi, phía đông Nhật Bản vào ngày 5/9/2010 (trái) và vào ngày 12/3 vừa qua, một ngày sau khi xảy ra trận động đất cường độ 9 độ richter và sóng thần tiếp theo đó ở đất nước mặt trời mọc. Hình ảnh sau động đất nằm trong số hàng loạt bức ảnh do các vệ tinh Optical RapidEye và TerraSAR-X của Đức ghi lại trong vòng 48 giờ đồng hồ tiếp sau thảm họa kinh hoàng ở Nhật Bản.




Cơ quan Vũ trụ châu Âu mới đây tuyên bố đã phát hiện được cụm thiên hà già nhất và nằm xa Trái đất nhất. Không giống như các cấu trúc khác quan sát được trong vũ trụ thời kỳ đầu, cụm thiên hà CL J1449 0856 đã ở thời kỳ hoàng kim của nó - điều được thấy rất rõ qua các phát quang tia X được phân tán rộng rãi và số lượng tiến hóa của các thiên hà.



Theo Thanh Bình
Vietnamnet
 
Cận cảnh thiên hà khiêu vũ

Cận cảnh thiên hà khiêu vũ

Hình ảnh hai thiên hà tương tác đang say sưa "khiêu vũ" nằm trong số những bức ảnh chụp vũ trụ đẹp nhất tuần qua theo bình chọn của tạp chí National Geographic.



Các dải ánh sáng uốn lượn phía trên thị trấn Yellowknife, miền bắc Canada trong một bức ảnh chụp cực quang mới được công bố. Nhiếp ảnh gia đã sử dụng kỹ thuật số để ráp nối nên một bức tranh toàn cảnh 360 độ về bầu trời tràn ngập cực quang, tạo thành hiệu ứng "quả bóng pha lê" này.



Những đám mây mù sương, hạ thấp tạo nên sức hấp dẫn cho các đỉnh núi phủ tuyết trắng ở Tiên Sơn, Trung Quốc trong một bức ảnh mới công bố do một phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS chụp. Bức ảnh đã ghi lại phần trung tâm của dãy núi, không quá xa khu vực biên giới giữa Trung Quốc, Kyrgyzstan và Kazakhstan. Một thung lũng sông băng cắt ngang, trông như một xa lộ xuyên qua dãy núi vốn được hình thành từ sự va chạm liên tục của các mảng kiến ​​tạo Á-Âu và Ấn Độ.



Những mảng màu lộng lẫy tô điểm cho đảo Holbox và phá Yalahau trong một bức ảnh chụp rìa đông bắc bán đảo Yucatan, Mexico do vệ tinh đa mục đích Kompsat-2 của Hàn Quốc thực hiện. Bức ảnh đã kết hợp ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cận hồng ngoại ở các bước sóng khác nhau để hiển thị những chi tiết tinh tế trong các thay đổi bề mặt địa lý.



Hai thiên hà tương tác NGC 6872 và IC 4970 dường như đang tạo dáng trong màn khiêu vũ đầy hấp dẫn. Bức ảnh được chụp từ Đài quan sát Gemini ở Hawaii.



Đến tháng 2/2011, kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện 1.235 hành tinh có thể đang di chuyển vượt trước mặt các ngôi sao chủ của chúng. Các nhà khoa học đã minh họa những hành tinh này bằng các đốm đen.



Một đám mây khí hydro đã nhuộm màu đỏ hồng lên cụm sao NGC 371. Cụm sao NGC 371 nằm trong một thiên hà lùn gọi là Đám mây Magellanic nhỏ, một vệ tinh của dải Ngân hà của chúng ta. Các ngôi sao mới sinh gần đây trong cụm sao này được bao quanh bởi một lớp vỏ hydro tích điện còn sót lại từ sự ra đời của chúng và lớp khí phát sáng với sức nóng từ bức xạ mạnh từ các ngôi sao.



Bức ảnh chụp Vườn quốc gia Tassili n'Ajjer ở đông nam Algeria qua vệ tinh Landsat 7 của NASA đã trở thành một cú chớp về lịch sử địa chất của khu vực. Cát sa mạc (màu vàng) trám đầy những hồ nước hiện đã khô hạn hình thành trên các vỉa đá hoa cương cổ (màu đỏ), trong khi các mỏ muối (màu xanh nước biển) nổi lên giữa các sa thạch do gió tạo tác (màu nâu vàng nhạt).



Tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory của NASA đã bay quanh quỹ đạo trái đất kể từ tháng 2/2010, quán sát mặt trời với một bộ dụng cụ được thiết kế để theo dõi sự tiến hóa hoạt động của mặt trời. Tuy nhiên, hai lần một năm, quỹ đạo của tàu vũ trụ này lại đưa nó vào một mùa "nhật thực", khi trượt phía sau trái đất tới 72 phút một ngày. Trong những khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, con tàu chỉ nhìn thấy một phần mặt trời trong bóng râm của Trái đất. Nhưng không giống như hiện tượng nhật thực nhìn từ trái đất (trông có vẻ rõ ràng do sự thiếu không khí của mặt trăng), nhật thực đối với tàu thăm dò của NASA bị lọc qua bầu khí quyển của trái đất. Việc này tạo ra một cạnh không đồng đều đối với bóng râm phủ lên mặt trời như trong hình trên.

images488354_thienha_9.jpg


Màu cam sáng trong bức ảnh biểu thị cho dung nham nóng chảy từ miệng núi lửa Kilauea ở Hawaii. Bức ảnh này do vệ tinh Earth Observing-1 của NASA ghi lại.



Theo Thanh Bình
Vietnamnet



 
Ảnh vũ trụ "đỉnh" nhất tuần qua

Tinh vân và khí gas hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh nhiều sắc màu, đám mây hình xoáy nước trên bầu trời Thái Bình Dương, ... là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất trong tuần vừa qua.

100411vutru07.jpg
Tinh vân và khí gas nhiều màu sắc của các ngôi sao đang hình thành trong phức hợp mây Rho Ophiuchi hòa trộn vào nhau tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Hình này này được ghi lại bởi kính viễn vọng WISE của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA).


100411vutru06.jpg
Hình ảnh mặt đất quanh khu vực núi lửa Kilauea trên hòn đảo Hawaii được quét bằng sóng radar từ một hệ thống vệ tinh của Italia từ ngày 11/2 đến 7/3 vừa qua. Những sóng radar sau đó đã được các nhà khoa học dựng lại hình ảnh như trên.
100411vutru05.jpg
Những đám mây hình xoáy nước trên bầu trời Đông Bắc Thái Bình Dương. Hình ảnh này được chụp từ một khoang trêm Trạm không gian quốc tế (ISS) vào ngày 4/4 vừa qua.
100411vutru04.jpg
Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA vừa ghi lại được hình ảnh những đốm sáng xanh phát ra từ một ngôi sao đang hình thành. Những đốm sáng xanh là những khí gas và bụi vật chất xung quanh ngôi sao.
100411vutru03.jpg
Hình ảnh tuyệt đẹp của Vịnh Biscay (Pháp) được vệ tinh Aqua của NASA ghi lại được vào ngày 1-4 vừa qua. Vào đầu mùa xuân, những con sông chảy ra vịnh Biscay với nhiều phù xa từ đất liền khiến làn nước xanh ngắt ở vịnh này có màu nâu.
100411vutru02.jpg
Tàu thăm dò Cassini của NASA chụp được khoảnh khắc hai vệ tinh Rhea (trái) và Dione của sao Thổ song hành với nhau. Hai vệ tinh này có kích thước chênh lệch nhau khá lớn. Rhea có đường kính là 1.528km, trong khi, đường kính của Dione là 1.123km.
100411vutru01.jpg
Khói trắng bốc lên từ một khu rừng ở bang New Mexico (Mỹ). Hình ảnh này được ghi lại bởi vệ tinh Aqua của NASA vào hôm 3/4 vừa qua. Vụ cháy rừng này đã thiêu trụi nhiều nhà dân và những tòa nhà lớn.
Sưu tầm.
 
Hình ảnh vũ trụ kỳ ảo trong tuần qua

"Bạch tuộc" vươn xúc tu trong vũ trụ, mây bụi hình rồng từ tinh vân SH 2-235, hình ảnh cực quang tuyệt đẹp ở hồ Superior... là những hình ảnh vũ trụ đẹp nhất trong tuần qua.

170411vutru06.jpg
Hình ảnh cực quang xuất hiện tại khu hồ Superior ở miền nam bang Michigan (Mỹ) vào ngày 12/4 vừa qua. Cực quang là một hiện tượng quang học đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.


170411vutru05.jpg
Khí nóng phát ra từ tinh vân NGC 3582 giống như những xúc tu của bạch tuộc vươn ra trong vũ trụ
170411vutru04.jpg
Thông qua những bức ảnh gửi về từ kính thiên văn vũ trụ Hubble của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã phát thấy một thiên hà được hình thành trong cụm thiên hà Abell 383 khi vũ trụ mới được 950 năm tuổi. Cụm thiên hà này trông như những mảnh vỡ thủy tinh từ một chiếc cốc.
170411vutru03.jpg
Tàu thăm dò Cassini của NASA đã công bố một bức ảnh vào ngày 11/4 cho thấy rõ nét những miệng hố lớn trên "mặt trăng" Mimas của sao Thổ. Miệng hố lớn nhất trên hành tinh Mimas có tên là Herschel với đường kính khoảng 130 km.


170411vutru02.jpg
Những ánh sáng kỳ ảo của những đám mây và bụi vật chất từ tinh vân SH 2-235 trông giống như một con rồng uốn lượn trong vũ trụ. Hình ảnh này được tàu thăm dò WISSE của NASA ghi lại và công bố vào ngày 8/4 vừa qua.
170411vutru01.jpg
Những luồng sáng phát ra từ tinh vân màu xanh Cocoon được kính thiên văn Herschel của Cơ quan vũ trụ châu Âu ghi lại được vào ngày 13/4.
 
Hình ảnh vũ trụ ấn tượng trong tuần

Hình ảnh vũ trụ ấn tượng trong tuần


Tinh vân Lagoon, núi lửa phun trào và tàu vũ trụ SpaceShipTwo bay vào vũ trụ thành công... là những hình ảnh ấn tượng trong tuần.

070511vutru1.jpg
Những ngôi sao xanh mới được hình thành do quá trình va chạm giữa hai vì sao lớn. Trong đó ngôi sao "già" nhất đã tồn tại 12 tỷ năm. Đây là tấm hình mới được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble.

070511vutru2.jpg
Nếu nhìn qua ống nhòm hay kính viễn vọng nhỏ, bạn sẽ thấy một tinh vân với sắc hồng mờ ảo nằm trong chòm sao Nhân Mã. Nhưng hình ảnh sẽ ấn tượng hơn khi nhìn bởi chiếc kính thiên văn Gemini South tại Chile. Đám bụi và khí là nơi lý tưởng để các ngôi sao mới hình thành và chúng thường là những chấm ánh sáng màu xanh trên ảnh.

070511vutru3.jpg
Địa điểm Andalucia của Tây Ban Nha là một khu vực rất phù hợp để các nhà khoa học xây dựng không gian giống như trên hành tinh Đỏ. Cơ quan vũ trụ châu Âu đã đưa vào thử nghiệm loại rô bốt có nhiệm vụ làm trợ lý cho nhà phi hành gia và cũng là phương tiện vận chuyển ở sao Hỏa.

070511vutru4.jpg
Trong tuần này, các nhà khoa học đã có cuộc thử nghiệm thành công với chuyến bay vũ trụ của tàu SpaceShipTwo - có hình như chiếc lông vũ. Giống như cách di chuyển trong không gian của tàu con thoi, SpaceShipTwo trượt trong không khí. Đuôi của con tàu này vểnh ngược lên một góc 65 độ nhằm làm giảm nhiệt của lực ma sát.

070511vutru5.jpg
Ngày 28/4, 300.000 ga lông (khoảng 1 triệu lít) nước đã được đổ khỏi tháp tại nơi cất cánh Launch Pad 39A của tàu con thoi Endeavour. Tháp này có độ cao 88m và mục đích khi xả nước sẽ làm giảm âm thanh cất cánh của tàu. Nhưng vì vài trục trặc, NASA sẽ trì hoãn việc đưa con tàu này vào vũ trụ cho tới giữa tháng 5.

070511vutru6.jpg
Ngọn núi lửa Bezymianny còn lại những tàn tro được chụp từ vệ tinh của NASA vào ngày 22/4. Lúc phun trào đỉnh điểm, những tàn tro có thể đạt tới độ cao 7.600 mét. Trong ảnh, bụi tro và đá có màu xám còn băng và tuyết có màu xanh, chấm đỏ là nơi nham thạch tuôn trào.

070511vutru7.jpg
Thiên hà Meathook, hay còn có tên khoa học là NGC 2442, ằm trong chòm sao Volans (Phi Ngư).

070511vutru8.jpg
Đây là hình ảnh chụp đoạn hạ lưu sông Paraná dài 29 km, con sông lớn thứ hai ở Nam Mỹ. Sông Parana cùng các nhánh của nó giống như những dải lụa màu bùn tại Argentina.
 
Vũ trụ đẹp kỳ ảo

Các nhà thiên văn đã phát hiện ra ngôi sao sáng hơn Mặt trời của chúng ta đến 150 lần cơ nhé!
280511vutru07.jpg
Những nghiên cứu mới nhất về tinh vân Tarantula, thông qua những hình ảnh do kính thiên văn khổng lồ European Southern Observatory gửi về cho thấy rằng: trong tinh vân này tồn tại một ngôi sao sáng hơn 150 lần so với Mặt trời của chúng ta.

280511vutru06.jpg
Hình ảnh khuôn mặt của giáo sư Mark Clampin phản chiếu trên những tấm kính của kính thiên văn vũ trụ James Webb được đặt tại Trung tâm vũ trụ Marshall ở Alabama. Kính thiên văn có đường kính rộng 6,5m này được xây dựng để thay thế cho kính thiên văn Hubble. Dự kiến, kính thiên văn vũ trụ James Webb sẽ chính thức hoạt động vào năm 2014.

280511vutru05.jpg
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-20 của Nga đã hạ cánh an toàn tại một khu vực hẻo lánh của Kazakhstan vào ngày 24/5 vừa qua. Trở về cùng tàu vũ trụ Soyuz TMA-20 là 3 nhà du hành vũ trụ Dmitry Kondratyev, Paolo Nespoli, và Cady Coleman sau khi họ làm việc hơn 5 tháng trêm Trạm không gian quốc tế (ISS).

280511vutru04.jpg
Đây là hình ảnh thử nghiệm lửa cháy trong điều kiện không trọng lượng ở trên trạm ISS. Phần màu vàng là vật liệu sử dụng để đốt cháy trong khi phần màu xanh là những hạt muội sinh ra sau khi đốt cháy vật liệu

280511vutru03.jpg
Ngôi sao lớn Eta Carinae được bao quanh bởi khí và bụi trong chòm sao Carina. Các nhà thiên văn tin rằng ngôi sao này đang ở gần cuối "cuộc đời" và có thể dễ dàng quan sát được nếu nó nổ.

280511vutru02.jpg
Hình ảnh những ngôi sao trong đêm tuyệt đẹp này được ghi lại bởi một kính thiên văn nghiệp dư ở Iran. Tác giả của bức ảnh này phải mất hai giờ liên tục để ghi lại quỹ đạo di chuyển của những ngôi sao ở Bắc Cực.

280511vutru01.jpg
Tàu thăm dò sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter vừa ghi lại hình ảnh cận cảnh miệng hố lớn Gusev trên bề mặt hành tinh đỏ. Đây có thể là điểm tàu thăm dò tự hành Spirit của NASA bị mắc kẹt và không thể truyền tín hiệu về Trái đất.

Sưu tầm.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top