Vòng tròn bạo lực ( theo sách " Khi chàng không như bạn mong muốn ")

rubi_mos2002

New member
Xu
0
“Vòng tròn bạo hành “ gồm các giai đoạn cơ bản sau :
  1. Chồng hành hung vợ .
  2. Người vợ cảm thấy suy sụp và hoang mang . Rồi cô ấy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình bị đối xử như vậy .
  3. Người chồng tỏ ra ăn năn , hối lỗi . Anh ta nói rằng mình ko thể kiểm soát được bản thân . Anh ấy cam đoan sẽ ko tái diễn hành động này nữa .
  4. Người vợ bị thuyết phục và muốn tin rằng những cử chỉ bạo lực của chồng chẳng qua chỉ là phút nhất thời và anh ta sẽ ko bao giờ tái phạm nữa .
  5. Họ trò chuyện nghiêm túc với nhau . Người chồng sẽ nói rằng những sai lầm của anh ta ít nhiều cũng do người vợ tác động . Giá như cô ấy ko thốt ra những điều như vậy , giá như cô ấy ý tứ hơn 1 chút , giá như cô ấy đừng dọn bữa tối trễ hơn ngày thường những 20 phút, giá như cô ấy đừng sơ sẩy để phải mang thai , và giá như cô ấy ko bắt chồng vặn nhỏ tivi xuống … Lúc này hai bên sẽ đổ lỗi vòng quanh . Thay vì thủ phạm của sự bạo hành phải hối lỗi thì giờ đây chính nạn nhân lại cảm thấy mình mới là người sai . Cuối cùng cô vợ xin lỗi anh chồng và hứa sẽ cố gắng sửa đổi !
  6. thế là sóng yên biển lặng . Người vợ cố gắng ko chọc tức chồng mình và anh ấy tiếp tục sống thoải mái như chưa có gì xảy ra .
  7. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau , người chồng lại bắt đầu thấy chán nản khó chịu . Khi sự khó chịu tăng lên thì tính nóng nảy cũng tăng lên theo , và thế là anh ấy lại đánh vợ .
Sự khó chịu thưc chất xuất phát từ bên trong con người anh ấy .
Người chồng rất dễ lặp lại hành vi bạo lực với vợ và rồi bạo lực sẽ biến thành 1 cái gì đó hết sức quen thuộc trong cuộc sống gia đình . Đến 1 lúc chồng bạn sẽ ko còn lo lắng về hậu quả của nó nữa . Anh ta thấy mình càng ngày càng mạnh mẽ và tự cao tự đại , còn người vợ thì mỗi ngày 1 lép vế hơn . Chỉ cần nhượng bộ thói bạo lực của chồng 1 lần , những lần sau anh ấy sẽ lại càng lấn tới khiến cho lòng tự tin và tự trọng trong bạn ngày 1 cạn kiệt .
Cuộc sống của bạn sẽ quay tròn trong những màn bạo lực . Mỗi câu nói bạn thốt ra , mỗi việc bạn làm , mỗi 1 điều gì đó trong cuộc sống của bạn đều phải thật thận trọng để anh ấy ko nổi cơn thịnh nộ .
Nghiên cứu cho thấy khi người đàn ông bắt đầu có dấu hiệu bạo hành thì chẳng bao lâu sau những hành vi của anh ấy càng lúc càng leo thang . Anh ta sẽ ngày càng hung hăng hơn chứ hiếm khi nào hiền lành lại .
Đàn ông đánh đập vợ mình là vì họ thực sự muốn như vậy . Chính họ đã chọn cách cư xử bạo lực .
Đừng dằn vặt rằng anh ấy như vậy là do 1 phần lỗi ở bạn .
Đối với phụ nữ , khi bị chồng đánh đập thì trước tiên cô ấy sẽ cố tìm cho ra 1 nguyên nhân nào đó lý giải hành động của chồng chứ ko bao giờ chịu đối diện với 1 sự thật đơn giản rằng anh ta làm như vậy là do anh ta muốn thế . Bởi vì sự thật ko phải lúc nào cũng mang lại cho ta cảm giác dễ chịu .
Đứa trẻ cư xử thô lỗ bởi vì những người đàn ông trưởng thành khác xung quanh nó cũng cư xử thô lỗ như vậy .
Khi 1 đứa trẻ sống trong 1 gia đình mà người mẹ luôn bị ngược đãi về mặt thể chất cũng như tinh thần , đến 1 lúc nào đó nó sẽ nghĩ rằng ko cần phải tôn trọng mẹ mình làm gì . bà ấy chẳng khác nào 1 cái bao cát để trút bực dọc , và trong nhà cũng phải có 1 người như thế để xả giận . Nghiêm trọng hơn nữa , nhiều thanh niên còn cho rằng ko phải chỉ có mẹ mà bất cứ 1 phụ nữ nào cũng ko đáng được tôn trọng . Phụ nữ sinh ra là để đàn ông hà hiếp và ngược đãi .
Trong khi đó , nếu ngay từ nhỏ các bé gái đã bị nhồi nhét vào đầu tư tưởng rằng phụ nữ lúc nào cũng lép vế hơn đàn ông thì 1 ngày kia nếu có bị bạo hành , chúng sẽ chỉ biết im lặng chấp nhận và sống chung với nó . Bạo lực và tính ngạo mạn di truyền từ bố sang con trai , trong khi sự nhút nhát cam chịu lại từ mẹ sang con gái .
Kết hôn ko có nghĩa là chồng bạn có quyền sở hữu cả thân thể của bạn và làm bất cứ điều gì anh ấy thích . Cơ thể của bạn là của bạn . Bạn có thể chia sẻ cơ thể ấy với người bạn đời khi cả hai bước vào cuộc ân ái , nhưng ngoài ra anh ấy ko có quyền đụng chạm vào những phần riêng tư của bạn . Anh ấy ko có quyền va chạm giới tính nếu bạn ko đồng ý .
Tại sao hầu hết phụ nữ lại tự ép mình tha thứ cho chồng trong khi đàn ông chẳng bao giờ như thế ?
  1. Trên mọi phương diện ( tôn giáo , tâm lý , sách nghệ thuật sống , tạp chí phụ nữ … ) thông điệp của sự tha thứ luôn nhắm đến người phụ nữ .
  2. Phụ nữ dễ bị thuyết phục hơn nam giới , dễ tiếp thu quan điểm của người khác và dễ thay đổi cũng như hoàn thiện cung cách của họ hơn nam giới.
  3. Đàn ông thường háo thắng . Khi ai đó làm họ tổn thương , họ sẽ dễ nổi nóng hơn là tha thứ cho người đó.
Tại sao chúng ta lại phải đấu tranh với bản thân khi muốn tha thứ ?
Tôn giáo răn dạy người ta biết tha thứ , những nhà tâm lý cũng khuyên skhisch người ta phải tha thứ , những quyển sách tâm lý và cẩm nang sống cũng đề cập nhiều đến sự tha thứ . và khi 1 người ko tha thứ hoặc ko thể tha thứ cho ai đó thì ngay lập tức chính họ sẽ cảm thấy bị dằn vặt , khó chịu hoặc cho rằng mình là con người thù dai và hẹp hòi . Người ta coi lòng tha thứ có khi còn quan trọng hơn cả sự công bằng . Sự bất công trên đời này sẽ ko là vấn đề to tát nếu như bạn biết tha thứ . Đó là thông điệp mà những quan niệm XH gửi tới chúng ta .
Sự tha thứ chỉ có giá trị khi người có lỗi với bạn thực sự hối hận về những điều đã làm . Về phía bạn , ko cần phải ép buộc mình tha thứ ngay lập tức . Ai cũng cần có thời gian để vượt qua sự đau đớn , tổn thương . Nếu bạn ép mình tha thứ trước khi bạn thực sự muốn thì đó là 1 sự gượng ép . bạn sẽ cảm thấy lỗi lầm vẫn còn nguyên ở đó và ko thể chấp nhận được mặc cho người ta có hối hận thế nào đi nữa.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top