Võ thuật phát triển như thế nào trong lịch sử Việt Nam

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Võ thuật phát triển như thế nào trong lịch sử Việt Nam

vo%20VN.jpeg


Kể từ buổi đầu lịch sử, người Việt Nam đã luôn phải đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, nhất là những đạo quân của các triều đại Trung Quốc.Bộ vũ khí bằng đồng hiện được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có thể giúp ta hiểu thêm về nhiều loại vũ khí khác nhau mà người Việt Nam đã sử dụng trong thiên niên kỷ đầu trước Công nguyên.Những thứ vũ khí này gồm dao găm, rìu, gươm và giáo.Đó là những thứ vũ khí được sử dụng trong khi đánh giáp lá cà. Sử dụng những thứ vũ khí này đòi hỏi phải có sự can đảm, sức dẻo dai, sự khéo léo và kỹ thuật thành thạo. Và chính những yếu tố này lại rất cần để phát triển các hình thức chiến đấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí.


Những sự kiện lịch sử tiếp sau lại càng thúc đẩy sự phát triển của võ thuật đối với các tướng sĩ cũng như dân thường. Năm 938, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Việt Nam giành lại độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Tiếp sau đó là một loạt cuộc chiến đấu giữ nước chống ngoại xâm: chống Tống (năm 981 và 1077), chống Nguyên - Mông (năm 1258, 1285 và 1288), chống Minh (từ 1418 đến 1428) và chống Thanh (năm 1789).

Dưới thời Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14), Phật giáo trở thành quốc giáo. Do những phương thức nghiêm ngặt nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần, khí, ý và lực nên các vị sư không chỉ am tường nghiên cứu tôn giáo mà còn giỏi võ thuật. Thời Lý, các nhà sư thường tổ chức lễ hội ở chùa chiền và đền miếu, nơi có nhiều hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ như đấu vật và tỉ thí võ nghệ (tay không hoặc có vũ khí).

Việc rèn luyện để tham gia vào những cuộc tỉ thí võ nghệ này cho phép người dân bình thường có thể nâng cao được sức khỏe, rèn luyện phản xạ cũng như các giác quan của mình. Trong chuyến đi sứ sang Việt Nam năm 1293, sứ thần Trung Quốc là Trần Phu đã nhận xét rằng người Việt Nam đi chân trần mà chẳng hề biết sợ chông gai. Họ có thể chạy nhảy rất nhanh, chèo núi như gió và chèo thuyền vun vút.Tất cả đàn ông đều cạo trọc đầu.Họ có thể lặn dưới nước vài khắc (đơn vị đo thời gian thời xưa) và bơi nhanh như chạy trên cạn.

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ thuật tồn tại ở hai cấp độ: bình dân (tại các lễ hội) và triều đình (chương trình chuyên rèn luyện và thi võ).

Các hoạt động võ thuật bình dân được tổ chức rộng rãi trong dân chúng để giải trí và để hoàn thiện tinh thần thương võ, nâng cao kỷ luật và hiệu quả, và tự vệ.Các buổi trình diễn võ thuật bình dân diễn ra chủ yếu tại các lò võ và tại các lễ hội truyền thống hằng năm trong khắp cả nước.

Mỗi lò võ hay lễ hội địa phương đều có bản sắc và đặc trưng riêng. Một trong những hoạt động nổi tiếng với tinh thần thượng võ là Hội vật Liễu Đôi ở tỉnh Nam Định. Các sự kiện đấu vật và đấu võ tổ chức tại đây thu hút không chỉ người dân Liễu Đôi mà còn cả một vùng đó. Người dân Liễu Đôi vẫn truyền tụng câu ca về lễ hội này:

Ngàn năm võ vật đua tài
Vạn năm sông rộng, núi dài tổ tiên


Các lễ hội làng có thể được xem là những cuộc thi võ của quần chúng.Những đô vật tài giỏi tại địa phương được dân làng phong tặng danh hiệu ''Trạng Vật,'' tương tự như danh hiệu ''Trạng'' mà triều đình đã ban cho các Nho sĩ.

Nhiều người trong số họ sau này trở thành những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân như Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Cừ chống lại triều đình Lê – Trịnh (cuối thế kỷ 18) và chàng Lía chống lại chúa Nguyễn.Nổi tiếng nhất trong số những hào kiệt này đương nhiên là anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ). Cùng với các đô đốc tài ba của mình (tất cả đều là các hào kiệt), họ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối thế kỷ 18, lật đổ chế độ cai trị hà khắc của các chúa Trịnh, Nguyễn, chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước kéo dài hàng thế kỷ. Những người anh hùng này được đào tạo trong các lò võ do những võ sư danh tiếng truyền thụ, nhiều người trong số đó được tôn làm thần trong tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.

Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra do những bậc kiệt hiệt treo ấn từ quan để thể hiện sự phản đối của mình với chính sách của triều Nguyễn lãnh đạo. Suốt thời kỳ này, võ thuật được phổ biến rộng rãi.Thậm chí khi phong trào chống Pháp suy yếu thì các võ sư vẫn bí mật truyền thụ lại võ thuật cho học trò.Kỹ thuật và các bài tập được lưu giữ trong sách vở nói về binh pháp và nghệ thuật chiến tranh, hoặc dưới dạng những câu tục ngữ.Những cuốn sách và câu tục ngữ này dần dần được đúc kết thành giáo trình luyện võ của quần chúng, tồn tại song song với võ kinh của triều đình.

Hệ thống võ thuật triều đình cũng rèn luyện binh sĩ chiến đấu chống xâm lăng và bảo vệ triều đình. Nội dung được chia thành ba phần: võ dành cho quân đội, võ để nghiên cứu và võ để thi tuyển.

Vào cuối thế kỷ 19, đương đầu với công nghệ quân sự phương Tây, các chiến lược chiến thuật và kỹ thuật tác chiến truyền thống trong khoa học quân sự của Việt Nam bắt đầu thể hiện một số nhược điểm. Những thành lũy kiên cố có thể bị súng đại bác phá hủy, gươm giáo thì không địch lại được súng ống. Hỏa khí mới ra đời tỏ ra có ưu thế hơn hẳn bạch khí trước kia. Trong lĩnh vực quân sự, võ thuật đột nhiên không còn đóng vai trò quyết định nữa nhưng việc luyện võ vẫn tiếp tục dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều.

Dưới thời thuộc Pháp, quân đội triều đình ngừng việc đào tạo võ nghệ.Các môn thể dục, thể thao phương Tây ngự trị trong trường học.Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn tự hào với các võ sư của mình - những người đã bảo tồn và phát triển truyền thống võ thuật trong dân chúng.Những võ sinh từ các vùng khác nhau liên kết với nhau, lập ra nhiều lò võ cũng như các phái võ mới. Nhiều trung tâm võ dần dần xuất hiện: Thăng Long - Hà Nội (miền Bắc), Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Định (miền Trung), Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (miền nam).

Từ cuối thế kỷ 19, thuật đấm bốc và một vài trường phái võ đã từ các nước châu Á khác du nhập vào Việt Nam: judo, aikido và karate từ Nhật Bản, wushu, Thiếu Lâm và Võ Đang từ Trung Quốc, tae kwon do từ Triều Tiên, và pencal silat từ Malaysia. Người Việt Nam đã tiếp nhận những trường phái này, rồi chuyển hóa, làm phong phú thêm và kết hợp với võ thuật bản địa.
Võ Việt Nam cũng đã đồng hóa nhiều yếu tố của y học cổ truyền châu Á, Khổng giáo và các triết học châu Á khác, cũng như các hệ thống đạo đức, nghệ thuật quân sự, mỹ học. Luyện tập võ nghệ thể hiện quan điểm về sự tổng hòa đến mức hoàn thiện biểu hiện trong triết lý âm-dương và khái niệm về ngũ hành tạo nên vũ trụ. Nó còn phản ánh những quan hệ biện chứng giữa thân, thần, tâm, khí và lực; giữa động và tĩnh; kiên và hoạt. Võ thuật truyền thống không chỉ là một môn thể thao, mà còn là một phần của văn hóa dân tộc, chứa đựng một di sản được tích lũy qua nhiều thế hệ.

Nguồn Bachkhoatrithuc.vn



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top