Võ thuật cổ truyền Việt Nam

small star

Moderator
Xu
94
Đây là danh sách Tập hợp một số bộ môn Võ cổ truyền (gồm cả võ ta và võ của Hoa kiều) tại địa bàn TP. HCM:

Phần I:
1. Môn phái Bạch Hổ
- Trung tâm TDTT quận Tân Bình
Phụ trách : Thái Sơn
- Nhà truyền thống phường 18 Tân Phú
Phụ trách : Hổ Bạch Ân

2. Bạch Long Tây Sơn
- Trung tâm TDTT Bình Thạnh
Phụ trách : Tạ Quang Sơn
- Trung tâm TDTT Thủ Đức
Phụ trách : Lê Đình Trung
- Trung tâm TDTT Quận 9
Phụ trách : Lê Thành Phát

3. Bạch My
- 22/22 đường 42, khu phố 8, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
Phụ trách : Lương Văn Thanh

4. Bà Trà Tân Khánh
- Nhà văn hóa thanh niên TP
Phụ trách : Trương Tấn Đạt
- Trung tâm TDTT huyện Nhà Bè
Phụ trách : Nguyễn Hồng Đỏ
- Nhà văn hóa thanh niên TP
Phụ trách : Nguyễn Thị HỒng Nhung, Nguyễn Thị Thuỷ

5. Bàng Long Hải
- 130/59 Phan Văn Hân, quận TB
Phụ trách : Nguyễn Văn Khoa
- Trung tâm TDTT Tân Phú
Phụ trách : Phạm Văn Bằng

6. Bảo Tín Y võ
- 33/10C ấp Tiềm Lâm, Bà Điểm
Phụ trách : Nguyễn Thanh Sơn

7. Hắc Hổ
- Trung tâm TDTT Gò Vấp
Phụ trách :Lâm Hữu Bình, Hà Thành Sơn, Chu Văn Lục, Trần Thành Quang, Trần Hữu Hoàng, Trần Văn Hiệp, TRần Thanh Tùng

8. Hắc Miêu
- Trung tâm TDTT quận 11
Phụ trách : Tăng Kim Tài, Hứa Hớn Minh
- Trung tâm TDTT quận 12
Phụ trách : Ngô Văn Hương, Nguyễn Thành Trác
- 11/10 Lý Thành Tông
Phụ trách : Tăng Kim Phụng

9. Hồng Gia
- 6/12 Trần Não, phường Bình An, Quận 2
Phụ trách : Hồ Văn Trọng
- Trung tâm TDTT quận 2
Phụ trách : Hà Châu ( không rõ có phải lão võ sư, đại lực sĩ Hà Châu ?)
- Số 4 Lê Đại Hành, Quận 11
Phụ trách : Lâm Thành Khánh, Đinh Chí Dũng

10. Hồng Gia quyền
-Trung tâm TDTT Thủ Đức
Phụ trách : Nguyễn Thị Kim Loan

11. Hồng Trần Bình Định
-Trung tâm TDTT huyện Củ Chi
Phụ trách : Đỗ Văn Hiếu
-Trung tâm TDTT Củ Chi
Phụ trách : Nguyễn Văn Hòa, Lâm Văn Hòa, Nguyễn Văn Phước, Lâm Thi Quốc, Lê Hữu Lễ, Trần Văn Sĩ, Trần Thành Long

12. Kim Kê Môn
-Trung tâm TDTT quận 1
Phụ trách : Trương Huỳnh Long
-75B/26A Bình Phú, P.10, Q.6
Phụ trách : Đặng Kim Anh
-Nhà thiếu nhi quận 11
Phụ trách : Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Hữu Nghĩa
- Trung tâm TDTT quận 1
Phụ trách : Lê Đình Long
- Trung tâm TDTT quận 5
Phụ trách : Đỗ Vũ Huy

13. Lâm Thắng Nghĩa
- Trung tâm TDTT quận 5
Phụ trách : Huỳnh Chí Phước, Huỳnh Chí Mãn

14. Lam Sơn
Phụ trách : Quách Phước

15. Lam Sơn Võ Trí Dũng
- 3/16 Điện Biên Phủ, P.15, BT
Phụ trách : An Văn Siêu

16. Nam Huỳnh Đạo
- Đình Nam Chơn, 100 Nguyên Hồng, P11, Bình Thạnh
Phụ trách : Huỳnh Tấn Kiệt

17. Nga Mi Tinh Hoa
- 890 khu phố 1, Bình Chiểu, TĐ
Phụ trách : Ngô Xuân Hiển

18. Ngũ Hổ Trấn Sơn
- 97 Hồ Thị Kỷ, phường 1, quận 10
Phụ trách : Trần Thành

19. Nững Xị
- Trung tâm TDTT quận Gò Vấp
Phụ trách : Long Phi Báo
- Trung tâm TDTT Gò Vấp
Phụ trách : Vũ Hải Miên

20. Quảng Nam võ đạo
- Trung tâm TDTT quận 12
Phụ trách : Tôn Thất Quang, Võ Quang Bính

21. Sa Long Cương
- Trung tâm TDTT quận 2
Phụ trách : Nguyễn Văn Tây
- Nhà văn hóa thanh niên TP
Phụ trách : Lê Văn Vân, Thiều Ngọc Sơn, Nguyễn Minh Phương, Trần Hồng Phong, Trà Thị Thanh Thuỳ, Nguyễn Thành Sâm, Lê Nguyễn Sang, Nguyễn Sơn Hải Huệ, Nguyễn Ngọc Anh Thư.

22. Xà Quyền
- Trung tâm TDTT Thủ Đức
Phụ trách : Từ Huệ Xây

23. Song Long
- Trung tâm TDTT quận 8
Phụ trách : Tông Thành Phước, Châu Văn Lợi, Trần Văn Hòa, Lâm Bá Phúc, Ngọ Cẩm Vân, Lâm Quang Vinh, Lưu Huy CHiến, Trần Lê Hương, Trần Ngọc Long, Phù CHâu Tử, Trần Văn Năn, Phạm Văn Phước, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Mận.

24. Tây Sơn Nhạn
- Công đoàn Q.Bình Thạnh
Phụ trách : Ngô Thị Ngọc Chi, Tô ĐÌnh Thanh, Tô Đình Thi
- Trung tâm văn hóa Thanh Đa
Phụ trách : Nguyễn Văn Lòng
- Nhà văn hóa Thanh Đa
Phụ trách : Nguyễn Văn Lòng

25. Tám Kiểng
- Nhà thiếu nhi quận 6
Phụ trách : Lê Hữu Phước

26. Thanh Long Võ Đạo
- Trung tâm TDTT Bình Thạnh
Phụ trách : Nguyễn Công Tâm, Đỗ Vũ Huy, Nguyễn Tấn Phong, Trịnh Thế Khanh, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Đình Mỹ, Đỗ Văn Trung, Nguyễn Đức Lê, Đào Trọng Hợp, Nguyễn Văn Sơn.
- Nhà văn hóa thiếu nhi
Phụ trách : Nguyễn Văn Tú
- Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Gò Vấp
Phụ trách : Hà Thị Yến Oanh
- Trung tâm văn hoá Bình Thạnh
Phụ trách : TRần Hiếu Mỹ

27. Thái Lý Phật (Choy Lee Fut)
- 104 Tân Khai, P.4, Q.11
Phụ trách : Huỳnh Chí Dân, Huỳnh Chí Lợi

28. Thiếu lâm
- Trung tâm TDTT quận 10
Phụ trách : Trương Phấn Chấn

29. Thiếu lâm Châu Gia
- 308 lô C c/c Xóm Củi, Ngọc Thiên Tính, Quận 5
Phụ trách : Hà Văn Ngàn

30. Thiếu lâm Chánh Giác
- 3/3 ấp Tam Thới, xã Tam Thôn
Phụ trách : Nguyễn Minh Hoàng
- Trung tâm TDTT Hóc Môn
Phụ trách : Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Ngọc Nữ

31. Thiếu lâm Chánh Tông
- 40 Bà Điểm, Hóc Môn
Phụ trách : Nguyễn Thành Nghiêm


32. Thiếu lâm Hồng Gia
- 360 Lương Định Của, P.An Phú, Quận 2
Phụ trách : Nguyễn Thành Sang

33. Thiếu lâm Hoàng Gia
- Trung tâm TDTT nhà thiếu nhi Quận 5
Phụ trách : Nguyễn Hoàng Giang

34. Thiếu lâm Kiến An
- 453/86 Lê Văn Sỹ, P.11, Q.3
Phụ trách : Nguyễn Văn Quí

35. Thiếu Lâm Tây Sơn
- Số 2 Hồ Xuân Hương, Q.3
Phụ trách : Danh Ngợi
- 106 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Bình Thạnh
Phụ trách : Lê Văn Lắm
- 194/220 Võ Văn Tần, P.5, Q.3
Phụ trách : Hoa Ngọc Thắng
- Trung tâm TDTT quận 7
Phụ trách : Trần Văn Ly, Trần Văn Sửu
- 506/12 Lạc Long Quân, Q.11
Phụ trách : Lê Hùng Liêm
- 134 Trần Văn Đang, P.10, Q. Tân Bình
Phụ trách : Đại Tam Lâm
- 195/11/37 Phạm Văn Định, Tân Bình
Phụ trách : Võ Hiền Minh
- Trung tâm Văn hoá thể thao Miền Nam
Phụ trách : Nguyễn Văn Rành
- 106 Đinh Tiên Hoàng, P.1, BT
Phụ trách : Lê Phượng Vũ, Lê Phượng Quang, Lê Hoài Bảo
- 15 Cù Lao, Bờ Kè, Phường 3, BT
Phụ trách : Đỗ Đức Thịnh
- 194/22 Võ Văn Tần, Phường 5, BT
Phụ trách : Danh Thị Bích Vân
- Nhà văn hoá quận 10
Phụ trách : Bùi Xuân Khải, Đinh Văn Nam
- Trung tâm TDTT quận 7
Phụ trách : Hoàng Đình Dinh, Phạm Thành Long, Trần Quốc Dũng

36.Thiếu lâm Thái Hư
- Trung tâm TDTT quận Thủ Đức
Phụ trách : Đỗ Nguyên Tùng
- Trung tâm TDTT Thủ Đức
Phụ trách : Nguyễn Ngọc Tiến

37.Thiếu lâm Trưng Vương
- 51 Bà Hom, P.13, Q.6
Phụ trách : Trương Minh Mẫn, Đặng Ngọc Tài
- Trung tâm TDTT Quận 6
Phụ trách : Huỳnh Văn Dũng, Võ Văn Được

38.Thiếu lâm Tân Khánh Bà Trà
- 36 Xô Viết Nghệ Tĩnh, .26, BT
Phụ trách : Vương Chí Thành

39.Triều Châu
- Trung tâm TDTT quận Gò Vấp
Phụ trách : Đỗ Văn Quí

40.Trung Sơn Võ Đạo
- 64 Tôn Thất Thuyết, P.3, Q.4
Phụ trách : Lê Ngọc Điệp
- 42/377 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.1
Phụ trách : Nguyễn Văn Hồng
- 121/3 tổ 15 Thới An, P.2, Q.12
Phụ trách : Nguyễn Văn Minh
- Việt Đạo Quán
Phụ trách : Nguyễn Văn Hùng
- Chùa Thới Hòa, Gò Vấp
Phụ trách : Lê Tấn Phát
- 117/10 Tân Thuận Đông, P.12, Q.7
Phụ trách : Nguyễn Hùng Khanh
- 509 Trường Chinh, P.14, TB
Phụ trách : Lại Quý Văn Khoa

41.Trúc Lâm Thái Hư
- Trung tâm TDTT Thủ Đức
Phụ trách : Trương Ngọc Hiếu, Trương Thái Hiền

42. Việt Đạo Quán
- Trung tâm TDTT Thủ Đức
Phụ trách : Nguyễn Thành Tâm

43. Vịnh Xuân
- Trung tâm TDTT Q.8
Phụ trách : Trần Ngọc Thắng

43. Vịnh Xuân Quyền Kim Long
- 332/11 khu phố 3, Hồ Ngọc Lãm, An Lạc
Phụ trách : Nguyễn Hữu Phước
- Trung tâm TDTT huyện Bình Chánh
Phụ trách : Nguyễn Hữu Phước

44. Câu lạc bộ võ cổ truyền
- Nhà thiếu nhi quận 6
Phụ trách : Nguyễn Thị Chi

45. Võ Lâm Vườn Trầu
- Trung tâm TDTT quận 2
Phụ trách : Nguyễn Văn Tư

46. Võ phái Phạm Gia
- Nhà thiếu nhi quận 9
Phụ trách : Lê Thanh Sang

47. Võ trận Bình Định
-Trung tâm TDTT quận 2
- B4/110A, Lương Định Của, Q.2
Phụ trách : Võ Minh Thế
- Trung tâm TDTT quận 9
Phụ trách : Nguyễn Đức Quân,Võ Thành Dũng, Lâm Thị Thanh Thuý
- Trung tâm TDTT quận 2
Phụ trách : Nguyễn Văn Nguyễn,Lê Văn Thông, Huỳnh Ngọc Sanh

48. Xuân Nghĩa Đường
- 112 Lê Hồng Phát, P17, Gò Vấp
Phụ trách : Nguyễn Tấn Xuân.

49.Hóa Quyền đạo
- 595/62 Nguyễn Ðình Chiểu Quận 3 TP.HCM
Phụ trách :Ðỗ Phi Long
-Hồ bơi Hồ Gia Trang 6/12 Trần Não,P.Bình An,Quận 2,TP.HCM.
-Cung Văn Hoá Lao Ðộng :55B Nguyễn Thị Minh Khai Quận 1 TP.Hồ Chí Minh .
- Nhà văn hóa Lao ĐỘng
Phụ trách : Hồ Văn Trọng

50. Giã Nguyên Phái ( chưa có địa chỉ)
51. Huỳnh Long ( chưa có địa chỉ)
52. Hàn Bái đường
- Hàn bái đường hiện đổi tên là Hàn Bái.
- Địa chỉ Câu Lạc Bộ : 553/73 Nguyễn Kiệm - P9- Q.Phú Nhuận TPHCM
(Trường Nghiệp vụ Khách Sạn-Du Lịch Khôi Việt - Lầu 3)
53. Đoàn Lân ( chưa có địa chỉ)
54. Bạch Hổ Môn ( chưa có địa chỉ)
55. Tinh võ đạo ( chưa có địa chỉ)
56. Long Hổ Hội( chưa có địa chỉ)
57. Ngũ Hành Sơn ( chưa có địa chỉ)
58. Nam Tông ( chưa có địa chỉ)
59. Dòng võ cổ truyền Hổ Bạch Ân ( chưa có địa chỉ)

61. Thiếu Lâm Châu Gia - Phòng tập đội lân Nhơn Nghĩa Đường (Lầu 3) - Hàm Tử - Q.5 - VS Lưu Kiếm Xương

___________________________
Tại Thừa Thiên - Huế

Một số địa điểm dạy võ cổ truyền tại Thừa Thiên - Huế

1. Môn phái Hầu Quyền Đạo
50 Bến Nghé, Thành phố Huế
Võ sư 18/18 Nguyễn Văn Anh

Dương Xuân, Hương Sơ, Thành phố Huế
Chuẩn Võ sư 17/18 Trần Hữu Chưởng : 0914064300

2. Thiếu Lâm Vạn An
Thầy Trương Thế Ngọc
Số 5/106 Hải Triều, thành phố Huế

3. Nga Mi phái
Thầy Lê Minh Lộc
Đường Phạm Thị Liên ở Kim Long - Huế ( đến nới thì hỏi)

4. Thiếu Lâm Tung Sơn
Thầy Nguyễn Văn Quảng
Cồn Hến - Huế ( đến nới thì hỏi)

5. Môn phái Bạch Hổ

Thầy Lê Văn Tuyến và Đoàn Phú
Nhà Văn hóa thiếu nhi - thành phố Huế

6.Thiếu Lâm Bắc phái Phật Gia Quyền
Thầy Phan Hùng Huy ,
Bao Vinh - TT Huế (gần chùa Bao Vinh)

7. Môn phái Thiếu Bảo

8. Môn phái Việt Quyền Đạo

9 . Võ phái Thiên Mộc Sơn

10. Võ phái Thiếu Lâm Nam Sơn

Thông tin chi tiết về võ cổ truyền Thừa Thiên Huế liên hệ Chuẩn Võ sư 17/18 Trần Hữu Chưởng : 0914064300

Theo báo cáo của võ cổ truyền Thừa Thiên Huế

____________________________

Môn phái, võ đường tại tỉnh Nam Định Ngày 07/07/2008 11:44 Karma: 5
1. Võ đường La Hán Phạm Gia
62 phố Tây Ga, phường Trường Thi, Thành phố Nam Định
Võ sư Phạm Xuân Nam 18/18, điện thoại 0945979495

2. Nhà Văn hóa thị trấn Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định ( Thiếu lam La Hán)
HLV Lê Quang Môn 16/18: 0942378395

HLV Phạm Tuấn Anh 16/18 : 0944521770

Trung tâm văn hóa điện ảnh thành phố Nam Đinh
Chuẩn võ sư 17/18 Trần Minh Vương : 0986887748

3. Môn phái Bình Định Gia
Huyện Ý Yên, Nam Định
HLV Trần Minh Châu 16/18 : 0974938467

4. Môn phái Thiếu lâm
Đê Tiền Phong, thành phố Nam Định
HLV Trần Mạnh Hùng 16/18

5. Môn phái Thiếu Lâm nội gia
Huyện Xuân Trường , Nam Định
Huấn luyện viên là học trò Lão võ sư Trần Tiến

6. Môn phái Trần Gia Quyền
Đường Trường Trinh, Nam Định
Liên hệ Võ sư Phạm Xuân Nam

Mọi vấn đề về võ cổ truyền Nam Định xin liên hệ Võ sư Phạm Xuân Nam, điện thoại 0945979495 để biết chi tiết.

Theo báo cáo của võ cổ truyền Nam Định

__________________________

Một số địa điểm dạy võ Cổ truyền tại TP. Cần Thơ

1. Võ Lâm Chánh Tông - Côn Lôn Bắc Phái (Chưởng môn: Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh)

- Bác sỹ - Võ sư: Phùng Kiến Lạc
Địa điểm dạy:
+ Nhà văn hóa thiếu nhi TP. Cần Thơ.
+ Trường mẫu giáo An Nghiệp, phường Xuân Khánh, TP.Cần Thơ
+ Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ.

- Võ sư: Lương Văn Minh và Võ sư Tăng Văn Tùng
Địa điểm dạy: Trường Đại học Cần Thơ (khu II ).

- Võ sư: Nguyễn Văn Sang
Địa điểm dạy:
+ Trường THPT Bán công Ô Môn,quận Ô Môn,TP.Cần Thơ
+ Sân Đình Thới An,Ô Môn, TP. Cần Thơ.

- Thạc sỹ - Võ sư: Nguyễn Quốc Nam
Địa điểm dạy:
+ UBND thị trấn Thới Lai, huyện Cờ Đỏ,TP. Cần Thơ.
+ UBND thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.

2. Thất Sơn Thiếu Lâm
Lão Võ sư: Lê Hoàng Minh
Địa điểm dạy: UBND phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

3. Thiếu lâm Nam phái - Di Sơn Đả Hổ
Nhà văn - Lão Võ sư: Nguyễn Thanh Nho
Địa điểm dạy: CLB Hưu trí TP Cần Thơ.

4. Hắc Long
Võ sư: Nguyễn Văn Tuân
Địa điểm dạy: Nhà văn hóa thiếu nhi TP. Cần Thơ.

5. Song Diện
Võ sư: Trần Văn Tư
Địa điểm dạy: UBND quận Bình Thủy.

6. Long Sơn
Võ sư: Dương Thanh Tiến
Địa điểm dạy: Sở TDTT TP Cần Thơ.

7. Tây Sơn Nhạn
Võ sư: Lý Minh Tùng
Địa điểm dạy: Sở TDTT TP Cần Thơ.

8. Quyền Thuật Tự Do
Võ sư: Nguyễn Văn Lâm
Địa điểm dạy: UBND phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

9. Lâm Sơn Tự
Võ sư: Nguyễn Ba Luân
Địa điểm dạy: Nông trường sông Hậu, Tp. Cần Thơ.

10. Bạch Hổ Môn
Võ sư: Nguyễn Văn Cái
Địa điểm dạy: Nhà văn hóa huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.


__________________________

Danh sách các võ đường, môn phái tại An Giang

- Môn phái Tây Sơn Xuân Bình - có 19 câu lạc bộ ở 11 huyện thị trong tỉnh An Giang
phụ trách đều là đệ tử võ sư Xuân Liễu .

- Võ sư Nguyễn Xuân Hiền - môn phái Côn Lôn

- Võ sư Nguyễn Văn Quang - môn phái Thất Sơn


Địa chỉ học xin liên hệ võ sư Xuân Liễu - trưởng bộ môn võ, điện thoại 076.853.874
, di động 0903358524.

Theo báo cáo của võ cổ truyền An Giang

_________________________

Các câu lạc bộ, võ đường, môn phái tại Thanh Hóa

- Ông Trịnh Đình Lương : Câu lạc bộ võ cổ truyền Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
- Ông Trần Đức Thanh : Câu lạc bộ võ cổ truyền Thiệu Hóa (trường Dương Đình Nghệ), Huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa
- Ông Phan QUang Hoàng, Lê Xuân Thắng : môn phái Trúc Lâm Quyền Đạo, thành phố Thanh Hóa
- Ông Tống Hoài Thanh : môn phái Lam Sơn Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa


Địa chỉ cụ thể các môn phái, câu lạc bộ liên hệ ông Nguyễn Ngọc Hài- trưởng bộ môn võ dân tộc, điện thoại nhà riêng : 037.250405, di động : 0982567419.



Theo báo cáo của võ cổ truyền Thanh Hóa .


_____________________________

Bộ môn võ thuật tỉnh Tuyên Quang
Địa chỉ : trung tâm thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang, đường 17 tháng 8, thị xã Tuyên Quang

Ông Hoàng Hiền - Chưởng môn Phật Gia Quyền
ĐT : 0946094775
Ông Đỗ Hữu Nhuận : Thiếu Lâm Nam Phái
Ông Đặng Quốc Tuấn : Nam Hồng Sơn
Ông Nguyễn Xuân Huy : Thiếu Lâm
Ông Hoàng Văn Nghinh : Hồng gia quyền
Ông Nguyễn Cảnh Toàn : HLV võ cổ truyền Trung tâm TDTT tỉnh Tuyên Quang


Địa chỉ học các môn phái liên hệ võ sư Hoàng Hiền, Điện thoại : 0946094775



Theo báo cáo của võ cổ truyền Tuyên Quang.
__________________________

Địa điểm, võ đường, lò võ, môn phái tại Hải Phòng Ngày 20/06/2008 14:07 Karma: 0
1. Thiếu Lâm Bắc Phái Hải Phòng
Thày Hà xoăn : 0904383995
Địa chỉ võ đường : Khu 7 phường Nam Hải, quận Hải An

2. Thất tinh môn thuộc Thiếu Lâm Bắc Phái : Hỏi Vs Hà xoăn ở trên
- Hắc Long Môn (áo đen)
- Phượng Hoàng Môn (áo vàng)
- Thanh Xà Môn (áo xanh)
- Miêu Công Môn (áo đen viền đỏ)
- Long Hổ Môn (áo đen viền trắng)
- ....................

3. Thiếu Lâm Nam phái:
Địa chỉ : Dư hàng, Hàng Kênh, quận Lê Chân - HP

4. Phái Bạch Hổ :
Phố Cầu Tre

5. Thiếu Lâm Vịnh Xuân :
Địa chỉ đường Nguyễn Văn Linh
Hỏi Anh Dũng (trắng)

6. Thiếu Lâm Côn Luân :
Vs Phong (già)
Nhà văn hoá Thanh Niên

7. Thiếu Lâm Ngũ Đài Sơn :
Mr Hiển
Phương Lưu, Đông Hải, quận Hải An - HP

8. Nhất Nam
các sư huynh - đệ của Vs Ngô Xuân Bính

9. Bình Định Gia Hải Phòng (khác với BĐG Hà Nội) : CLB cổ truyền ĐH Hàng Hải


____________________________________

Các địa chỉ dạy võ tại Hà Nội: Ngày 06/03/2008 16:17 Karma: 5
Topic này được lập nên để những bạn mới được biết các chỉ dẫn cũng như địa chỉ dạy võ thuật hiện nay tại Hà Nội:

1. BÌNH ĐỊNH GIA
Võ đường huyện Thanh Trì Phùng Trung HảI
Võ đường huyện Sóc Sơn Trần Ngọc Quyền
Võ đường Yên Viên, Gia Lâm Nguyễn Đức Bền
Võ đường Việt An, Thanh Xuân Trần Hưng Quang
Võ đường KTX ĐH Giao thông Nguyễn Văn Trình
Võ đường KTX ĐH Bách Khoa Nguyễn Văn Huy
Võ đ ường Ngọc Khánh Nguyễn Đức Bền

2. HOA QUYỀN
Chủ nhiệm võ đường là võ sư Vũ Quang Tín
52 phố ĐạI La, Trương Định Vũ Thành Long
39 phố Quang Trung Hoàng Trường Giang
trường mầm non Quỳnh Mai Vũ Quang Tín
Vũ Văn Nghĩa

3. NHẤT NAM
Chủ nhiệm võ đường: võ sư Trần Nam Thắng
TT quận Ba Đình Trần Nam Thắng
Trường Thanh thiếu niên 10-10 Trần Thanh Hiển
Cung văn hóa Hữu Nghị Trần Mạnh Hà

4. NAM HỒNG SƠN (Nhánh Nguyễn Văn Tỵ)
Võ đường 180 Quán Thánh-Ba Đình-Hà Nội
Võ đường Quán Thánh (Đền Quán Thánh-đường Thanh Niên)
Võ đường nhà văn hoá Thanh Niên .
Trường dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm Lê Thanh Quý
Trường THCS Lê Quý Đôn Trần Việt
Lê Thanh Quý
Trường phổ thông Yên Hòa Trần Việt
Lê Thanh Quý
Nhà văn hóa huyện Đông Anh Nguyễn Văn Doanh
Nhà văn hóa thiếu nhi Tuyên Quang Phan Văn Vụ
*Chủ nhiệm võ đường: võ sư Nguyễn Huy Đông
Trung tâm TDTT Đống Đa Nguyễn Duy Nhật
Trường tiểu học Văn Chương Mai Tiến Dũng
Trường THCS Huy Văn

5. THIẾU LÂM HỒNG GIA
Đình Nam Đồng - Đống Đa Phan Anh Hào
Số 7 ngõ 32 Trần Quốc Toản Hà Văn Chiến
Ngõ 71 dốc Tân Ấp Nguyễn Văn Thắng
91 tổ 1 Phúc Tân, Hoàn Kiếm Đoàn Khả Chiến
Làng An Trạch, Đống Đa Đỗ Mạnh Hùng
16 Chương Dương, Hoàn Kiếm Phạm Duy Tiên
*Chủ nhiệm võ đường: võ sư Chu Văn Há
254 – B8 Tân Mai-HBT-HN Chu Văn Há
Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô Nguyễn Mạnh Cường
Lê Thanh Tùng
Phía trong Công viên Thống Nhất (Lê Nin): Trần Quang Tiến (vienanh)

6. THĂNG LONG VÕ ĐẠO
Chủ nhiệm võ đường: võ sư Nguyễn Văn Thắng
179 phố Hàng Nón Nguyễn Văn Thắng
chùa Hai Bà Vũ HảI

7. THIẾU LÂM SƠN ĐÔNG
*Chủ nhiệm võ đường: võ sư Nguyễn Minh Thắng
Trường THCS Đống Đa – Kim Liên Nguyễn Minh Thắng
Phạm Đình Long
*Chủ nhiệm võ đường: võ sư Nguyễn Thành Trung
Trường ĐH An ninh nhân dân Bùi Đình Thi
Trường ĐH Cảnh sát nhân dân Lù Văn Hà
Nhà văn hóa TTN Đống Đa Nguyễn Trung Hưng
Nhà văn hóa quận Cầu Giấy Nã Viết Toản
Trung tâm thể thao huyện Từ Liêm Trần Mậu Ngọ
SVĐ Nghĩa Tân Đỗ Quang Hưng
Trường cấp I Xuân La Phạm HảI Phong
Trường cao đẳng CN khu A và B Nguyễn Minh Thuận
Trường ĐH Giao thông vận tảI L ê Văn Cường
Trường cấp II Cổ Nhuế Trần Mậu Ngọ
Trường ĐH Tài Chính Đỗ Quang Hưng
TT thể thao huyện Đan Phượng Phan Văn Đức
Trường Hồng Hà, Đan Phượng Phan Văn Đức

8. VÕ LÂM PHẬT GIA
Chủ nhiệm võ đường: võ sư Bùi Quốc Sơn
Sân đền Hai Bà Trưng Bùi Quốc Sơn
Nhà A1 TT CNN, Đồng Nhân Bùi Quốc Sơn
Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô Nguy ễn Phi Linh

9. VÕ TỔNG HỢP
Chủ nhiệm võ đường: võ sư Lê Ngọc Quang
Nhà văn hóa TTN quận Đống Đa Nguyễn Chí Tuấn
Trường tiểu học Kim Giang Nguyễn Chí Tuấn
Trường tiểu học Nam Thành Công Nguyễn Xuân Quang
Trường ĐH Tài chính kế toán Nguyễn Minh Long
CLB Thường Tín Xuân Thắng
Trường tiểu học Yên Hòa Nguyễn Ngọc Hoài
Trường THCS Mai Dịch Nguyễn Ngọc Hoài
Trường THCS Yên Hòa Nguyễn Ngọc Hoài
Trường THCS Quảng An Nguyễn Chí Tuấn
Nhà văn hóa Từ Liêm Nguyễn Chí Tuấn
Trường tiểu học dân lập Thái Hòa Đặng Quyết Chiến


11. VĨNH XUÂN QUYỀN:
Nhánh cụ Ngô Sỹ Quý:
- Vs Đinh Diệp Hoà,
- Vs Nguyễn Nam Vinh,
- Vs Bùi Chương
- Số 1 Tăng Bạt Hổ: Mr Hải
- Nhà thi đấu Quần ngựa, trường Armstedam: Mr Đoàn Thuỵ Anh (Ngô Gia Hoàng Pháp)
- Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô: Mr Cường (lùn)

Nhánh cụ Trần Thúc Tiển:
- Vs Trần Thiết Côn (con trai cụ Trần Thúc Tiển), địa chỉ 38 phố Gia Ngư - Hà Nội.
- Trường THCS Thanh Quan - 29 Hàng Cót - Hà Nội: Vs Nguyễn Ngọc Nội
- Vs Nguyễn Mạnh Nhâm
- Vs Phan Dương Bình
- Vs Nguyễn Thị Bích Vân

Nhánh cụ Trần Văn Phùng
- Mr. Đỗ Tuấn (họa sỹ Đỗ Tuấn, trưởng Vịnh Xuân chi phái cụ Phùng)
- Mr. Định (“bàn tay vàng”Trịnh Quốc Định) : Khu máy bay B52 rơi, làng Ngọc Hà
- Mr. Phong (Phong ngiện, hình đẹp nhất Phùng gia)
- Mr. Lợi (Trần Đắc Lợi - Bắc Cầu 3 – Gia Lâm, Hà Nội).
- Mr. Hồng, chủ nhiệm CLB VX Lạc Trung
- Mr. Nam (Nam xoăn, trưởng bộ môn võ thuật ĐHTDTT Từ Sơn) - Học trò của Mr Định làng Ngọc Hà
- Mr. Sao (Thái Bá Sao, khu bể nước sau Bách hoá Thanh Xuân).
- Mr. Thuỷ (xiếc), Cung VH-HNVX, học trò Mr Định làng Ngọc Hà
- Mr. Hùng (giáo viên dậy nhảy), Thanh Xuân, học trò Mr Phong và Mr Định

Thr33
 
Võ phái Thất Sơn thần quyền là 1 môn võ có thật nhưng ít được lưu truyền rộng rãi . Mọi người xem bài viết này:

Giadinh.net - Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...

Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.

Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.



Cao nhân ẩn tích

Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?

Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".

Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.

Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.

Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.

Phận duyên tiền định

Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.

Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.

Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.

Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.

Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.

Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.

Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.

Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.

Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.

Võ phái kỳ lạ

"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.

Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).

Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.

Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.

Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.

Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.

Thần chú vào... võ công ra

Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.

Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.

Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.

Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.

Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.

Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.

Tỉ thí tranh tài

Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".

Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.

Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.

Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.

Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.

Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.

Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...

Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.

Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.

Dựng nghiệp bất thành

Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.

Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.

Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.

Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.

Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.

Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.

Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...

Lời thề của phái Thất Sơn

Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...
Nguồn :giadinh.net
 
em muan hoc vo thuat qua ma ko co thoi gian va gan cho em o thi ko co mot truong day vo hay mot vo quan nao chan qua , neu anh chi co mon luyen khi nao phu hop va nhe nhang nao ko poss cho em voi T_T
 
VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Chuyện lạ về bài võ sáo của nghĩa quân Yên Thế

Cây sáo là thứ nhạc cụ rất phổ biến ở vùng rừng núi Yên Thế. Tuy nhiên, muốn luyện thành bài võ "Thiết địch thần phong" để sử dụng cây sáo như một thứ vũ khí, phải là người có nội lực uyên thâm để khi vào trận như cuồng phong, khi ra trận vẫn đủ nguyên khí để thổi sáo, vận công.

Tại nơi "long đàm, hổ huyệt" chốn rừng thiêng Yên Thế, các nghĩa sỹ dưới ngọn cờ Hoàng Hoa Thám có để lại những môn võ hết sức kỳ bí, với những thứ binh khí hết sức lạ lùng đang dần thất truyền trong dân gian. Từ đôi đũa cả nấu vạc cơm lớn của bà ba Đề Thám dọc ngang như bảo kiếm chốn quân doanh hay những thế võ hiểm "ngọc nữ xuyên thoa", "hồ điệp song phi"… với cây trâm cài đầu đã làm nên cả một nền võ học hết sức kỳ bí, hữu dụng, có tính chiến đấu cao nhưng lại đầy chất phong lưu, lãng mạn.

Ngoài những "binh khí" mang đầy tính dân dã nhưng cũng hết sức oai tráng như dải lụa, quạt sắt, não bạt, trâm cài đầu ấy thì cây sáo sắt với bài võ "Thiết địch thần phong" do một già bản Triệu Quốc Úy, người dân tộc Tày đang lưu giữ là một di sản văn hoá phi vật thể hết sức quý giá đang rơi vào nguy cơ thất truyền.

Giữa chốn rừng sâu, tiếng sáo du dương, tha thiết khi gọi bạn, trầm bổng thiết tha lúc tỏ tình nhưng khi lâm trận, cây "thiết địch" như giao long đâm lên, bạch hổ vồ xuống làm cho đối phương khiếp đảm kinh hồn…

Những võ công kỳ bí của nghĩa quân Đề Thám

Theo võ sư Trịnh Như Quân, nhà sưu tầm võ học dân gian Bắc Giang thì những môn tướng của Đề Thám vốn phần lớn xuất thân trong giới giang hồ. Họ là những nghĩa sỹ bị thực dân Pháp giam cầm, đầy đọa, không còn mảnh đất sinh sống nên đều quy tụ dưới ngọn cờ Yên Thế.

Có người là tử tù trốn khỏi chốn biệt lao, có người là những võ sư ưa thích cuộc sống phiêu lưu mạo hiểm. Vì thế nên mỗi người tự trang bị cho mình những môn võ công hết sức lạ lùng, những thứ binh khí hết sức giản dị, bất ngờ nhưng tính sát thương rất cao.

Trong thời gian này, do thực dân Pháp kiểm soát gắt gao võ học và truy sát những sỹ phu yêu nước, vì vậy để ngụy trang binh khí và tránh bị giặc phát hiện trong khi đứng dưới cờ đại nghĩa nên các môn tướng, các thuộc hạ của Đề Thám lựa chọn cho mình những binh khí hết sức phổ thông, không để mật thám nghi ngờ, theo dõi nhưng tính năng chiến đấu rất cao. Đó là những cây thiết phiến (quạt sắt) phe phẩy theo những nghĩa sỹ hoá trang thành những chàng "bạch diện thư sinh" đi trinh sát quân doanh của địch.

Vũ khí này vừa dễ ngụy trang, đâm ra như kiếm, chắn lại như khiên, đặc biệt có thể lia chém đối phương theo hình bán nguyệt. Tiếp nữa là thứ nhạc cụ dân gian như não bạt giống như song khiên vừa chém vừa đỡ với những chiêu thức biến ảo, bất ngờ. Nhiều môn tướng của Đề Thám có võ công giỏi đến mức có thể dùng quân cờ sắt làm ám khí sát thương đối phương từ xa hay dùng dải lụa để bắt trói, buộc giật quân địch.

Trong những môn võ đầy chất dân gian lãng mạn ấy nổi tiếng nhất và công phu nhất là bài võ của bà ba Đề Thám với đôi đũa cả nấu vạc cơm chốn quân doanh và bài võ sáo sắt "thiết địch thần phong". Mỗi lần bà ba Cẩn hoá trang làm thôn nữ đi gặt thuê để thám thính địch quân thường mang theo đôi đũa cả làm bằng gộc tre lớn làm vũ khí tuỳ thân.

Mạng lưới mật thám của Pháp giăng dày đặc như vậy nhưng ít ai ngờ đôi đũa to mộc, xù xì ấy lại là binh khí hết sức lợi hại. Nó có thể dùng như song đoản côn lúc lâm trận hoặc như đoản kiếm lúc công lúc thủ đều lợi hại. Có lần bà ba Cẩn và vài nữ nghĩa quân vừa ra khỏi bìa rừng thì bị quân Pháp huy động nhiều binh lính vây bắt. Trong đám lính đánh thuê hôm ấy có rất nhiều võ sỹ gốc Ấn Độ và Philippines. Do không ngờ cô thôn nữ đi gặt ấy là nữ hổ tướng của nghĩa quân Đề Thám nên chúng tỏ ra coi thường và trêu ghẹo. Bất ngờ đôi đũa cả của bà ba Cẩn vung lên cùng đòn gánh, dây xích sắt của những nữ nghĩa quân đi cùng khiến đám võ sỹ nước ngoài chạy trối chết. Chỉ đến khi quân Pháp mang súng trường đến tham chiến, bà ba Cẩn mới chịu rút quân về núi.

Tương truyền đây là "công phu" của người vợ thủ lĩnh Ba Cai Vàng truyền lại cho một vị sư ở chùa Lèo và bà ba Cẩn có may mắn được truyền thụ. Cho đến nay, mỗi năm tại lễ hội vùng Đề Thám đóng quân, chỉ còn có nữ võ sỹ Ánh Tuyết (câu lạc bộ võ thuật Yên Thế) biểu diễn được bài võ bí truyền này.

“Thiết địch” thất truyền?

Ngoài cặp "giao long" của bà ba Cẩn còn có bài võ "Thiết địch thần phong" cũng có uy lực và hết sức nổi tiếng trong giới võ học. Sau một thời gian dài, các cơ quan chức năng ở Bắc Giang mới "tá hoả tam tinh" khi biết nhiều môn võ độc đáo của nghĩa quân Đề Thám đang dần mai một. Vì vậy họ thành lập một tổ sưu tầm những di sản văn hoá của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến các môn binh khí kỳ tài được truyền tụng trong dân gian nơi núi rừng Yên Thế.

Trong đoàn sưu tầm ấy có võ sư Trịnh Như Quân cùng lăn lộn khắp nơi núi thẳm rừng sâu để tìm kiếm những môn võ đang có nguy cơ bị thất truyền. Lần theo những dấu tích oai tráng của vùng Yên Thế, võ sư Trịnh Như Quân tìm được đến nhà của cụ già người Tày, Triệu Quốc Úy tại bản Rừng Phe, xã Tam Tiến

Một đêm khi ánh trăng trải khắp đại ngàn, võ sư Quân bỗng thức giấc trong tiếng sáo vi vu giữa lồng lộng mây trời. Võ sư Quân lắng tai nghe tiếng sáo mặc dù trầm bổng thiết tha nhưng như có tiếng sắt tiếng vàng đua chen trận mạc. Hơn nữa là người tinh thông võ học nên vị võ sư này biết người thổi sáo có một khí lực hết sức phi phàm.

Khi ra đầu nhà tìm kiếm, võ sư Quân ngỡ ngàng khi thấy dưới bóng trăng huyền ảo giữa "rừng thiêng", cụ già Triệu Quốc Úy hơn 80 tuổi đang ngồi réo rắt những âm thanh như tiếng chuông vàng gầm lên, như tiếng khánh bạc chùng xuống. Điều đặc biệt thứ nhạc cụ này là cây sáo sắt dài chừng 1m được những ngón tay điêu luyện luyến láy, được dòng khí lực mạnh mẽ thôi thúc như rừng thẳm gào trong gió, như núi xa vọng tiếng cồng.

Thổi sáo xong, cụ già Triệu Quốc Úy nhẹ nhàng đề khí nhảy vút lên rồi múa cây "thiết địch" loang loáng. Các chiêu thức " mãng xà truy lão hổ"; "tống điểu thượng lâm"; "dạ xoa thám hải"… như hư như thực khiến võ sư tên tuổi Trịnh Như Quân đứng ngây nhìn như đứa trẻ. Múa võ xong, cụ già người Tày lại ngồi xuống thổi sáo. Những âm thanh tiên đồng ngọc nữ lại vút cao giữa mây trời vằng vặc ánh trăng.

Theo cụ Triệu Quốc Úy thì đây là bài võ do một nghĩa binh của cụ Đề Nắm truyền lại. Tại vùng núi rừng Yên Thế chỉ có vị võ sư già này còn biết môn công phu kỳ lạ này. Vốn là một vị lão thành cách mạng đã hơn 80 tuổi nhưng do học được cách vận khí từ bài võ này nên bây giờ cụ Úy vẫn đi rừng dẻo dai, bắn súng bách phát bách trúng.

Cây sáo là thứ nhạc cụ rất phổ biến ở vùng rừng núi Yên Thế. Từ những mục đồng chăn trâu cắt cỏ cho đến những người tiều phu đốn củi trong ngàn, ai cũng yêu thích thứ nhạc khí phong lưu, lãng mạn này. Thế nhưng cây sáo sắt như cây đoản kiếm. Có thể giắt bên hông trong những phút tiêu dao, tài tử nhưng có thể xung trận hết sức oai mãnh.

Hơn nữa, đây là thứ vũ khí khiến đối phương hết sức bất ngờ và tính sát thương rất cao. Muốn luyện được bài võ này phải là người có nội lực uyên thâm để khi vào trận như cuồng phong, khi ra trận vẫn đủ nguyên khí để thổi sáo, vận công.

Trong nghĩa quân của Đề Thám chỉ duy nhất có một môn khách biết thứ võ công này. Trong một lần diễn tập ngoài võ trường, cây "thiết địch" đã mang tới cho các tráng sỹ Yên Thế từ sự bất ngờ này tới sự ngạc nhiên khác. Cây sáo bổ xuống như thiết côn, đâm lên như trường kiếm. Lúc thủ thì kín như nắm bàn tay, khi công thì dũng mãnh, biến ảo khôn lường.

Rất nhiều võ sỹ xin học "Thiết địch thần phong" nhưng cũng chẳng có ai thành công cả. Bởi lẽ bài võ này rất tài tử
lãng mạn nhưng đòi hỏi người luyện phải có trình độ võ công hết sức thâm hậu. Thậm chí người sử dụng "thiết địch" mang đá nặng đeo chân chạy lên núi nhưng sắc mặt không được đổi, hơi thở vẫn điều hoà.

Không chỉ có vậy, người múa được "Thiết địch thần phong" lại phải là nghệ sỹ am hiểu, thuần thục thứ nhạc khí này. Ngoài việc múa võ, họ còn phải biết dùng cây sáo sắt để tấu lên những khúc tiêu dao nơi hạ thế. Tiếng sáo của tình yêu, của mùa vàng, của hoàng hôn vùng sơn cước thanh bình này.

Bài võ "Thiết địch thần phong" có 51 chiêu thức từ khi lập tấn "Thượng bộ hợp địch" cho đến chiêu cuối cùng "Hợp địch quy nguyên" biến ảo khôn lường. Ngoài ra, do sử dụng cây sáo sắt như một đoản côn hay đoản kiếm nên có đủ 13 phép dùng (hay còn gọi là “thập tam kiếm pháp"). Đó là những phép như "tiễn" (người và kiếm lao tới); "trừu" (kéo xuống, cứa dọc, giật vào) hay "đối" (đưa thẳng lưỡi kiếm lên, ngửa cổ tay, kiếm nằm ngang)…

Và thế là võ sư Quân ở lại luôn bản Rừng Phe để "bái sư" và được cụ Triệu Quốc Úy tận tình chỉ bảo. Chỉ đến khi tinh luyện thiết địch đến mức "sáo thu như bông hoa, sáo đâm như đinh đóng", võ sư Quân mới trở về báo cáo Sở TDTT Bắc Giang về bài võ bí truyền này.

Tuy nhiên đến nay, bài võ vẫn có nguy cơ thất truyền do quá khó học và quá ít người biết. Võ sư Trịnh Như Quân cũng đã cố gắng thâu nạp đệ tử nhưng cũng chưa thấy ai có thể lãnh hội hết sự tinh diệu của bài võ này.

Tiếp xúc với phóng viên Báo CAND, võ sư Trịnh Như Quân nói: "Tôi hết sức lo lắng khi nghĩ tới việc một ngày nào đó, bài võ oai tráng, tài tử này của nghĩa quân Yên Thế bị thất truyền. Vì thế trong những năm vừa qua, tôi đã cố gắng lựa chọn nhiều đệ tử nhưng chưa có ai thật sự ưng ý. Người biết múa võ thì không biết thổi sáo, người biết thổi sáo thì không có võ học. Do đó không biết bài võ sáo này còn được tồn tại đến bao giờ".

Mắt rơm rớm buồn, vị võ sư này ngồi xuống rút cây sáo sắt ra thổi bài "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong. Tiếng sáo vút cao tiếng sắt, tiếng vàng đua chen rồi buồn mênh mang sông nước. Những âm thanh lanh lảnh của "thiết địch" như những câu hỏi cho các nhà sưu tầm văn hoá phi vật thể làm thế nào với việc bảo tồn những di sản vô giá này?

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Võ cổ truyền Việt Nam còn có cái tên gọi rất thân quen là " Võ Ta " . Người Trung Quốc họ biết quảng bá văn hóa nước họ nên võ Tàu của họ rất có tên tuổi. Nhưng nếu nhìn vào lịch sử dựng nước và giữ nước thì qua cả nghìn năm Trung Quốc xâm lược nước ta họ luôn bị thua về quân sự, trong đó có cả thua về võ học. Nước ta ngay từ thuở ban đầu đã phải đấu tranh với thiên tai,thú dữ và giặc ngoại xâm nên võ thuật nghiễm nhiên được coi trọng.
Cách tập luyện của Võ Ta là đơn giản nhưng rất hiệu quả đặc biệt trong thực chiến. Lúc đầu người thầy yêu cầu học trò gánh nước,phát cỏ,bổ củi...để tạo một nền tảng sức lực và sự chịu đựng kiên nhẫn. Sau giai đoạn này mới bắt đầu học quyền cước. Cách tập đơn giản như nhảy xa,nhảy cao,đeo vật nặng vào người...Cuối cùng mới là luyện khí công và nội lực. Đó là cách kết hợp hô hấp với động tác. Người học trò phải tự giác tuân theo sự nghiêm khắc của thầy,luyện xào qua xáo lại từ ngày này qua ngày khác không được nản.Ngoài ra còn có các bài thuốc bí truyền để hỗ trợ,trong ăn uống có món đường bát,hay còn gọi là đường mật mía rất tốt cho sức khỏe. Kết quả sau đó rất khó lường.
Đỉnh cao về khí công có các nhân vật nổi tiếng như: Yết Kiêu, Dã Tượng...thời Trần Hưng Đạo có khả năng bế tức(ngưng thở) rất lâu hay các tướng của Lí Thường Kiệt dùng nội công phát khí thành âm thanh đọc bài " Nam Quốc Sơn Hà " làm kinh sợ quân giặc. Đó là Thiên lí truyền âm công - các ca sĩ thanh nhạc ngày nay vẫn đang áp dụng. Các phái võ nổi tiếng trong đánh giặc còn có Võ Sáo của nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế, Thất Sơn thần quyền -Võ bùa ( ngoài Bắc gọi là thần quyền hay quyền thề) xuất sứ từ các nghĩa quân thời chống Pháp và các Đạo sĩ ở vùng Bảy Núi An Giang. Đây là môn võ như trạng thái nhập Đồng,tự kỉ ám thị và cũng có nét giống với cách khai mở luân xa,huyệt Đạo trong môn trường sinh học. Hệ phái võ Bình Định cũng rất nổi tiếng gắn liền với quân Tây Sơn....
Trải qua nhiều năm,văn hóa giao thoa , nhiều phái võ du nhập vào nước ta nhưng Võ Ta vẫn được nhiều người ưa chuộng. Bây giờ để học bài bản phải nhờ tới võ sư có thâm niên nghiên cứu và luyện võ ta lâu năm mới thấu hết tinh hoa của Võ Ta. Nhiều đại sư Võ Ta hay những cao nhân ẩn dật khi qua đời mà không có truyền nhân, hoặc là có đệ tử nhưng đệ tử đời sau không đủ tư chất để phát triển môn phái vì thế mà ít nhiều bí kíp võ công tuyệt kĩ bị thất truyền và mai một.
Thời gian gần đây phong trào luyện Võ Ta đang có sự phát triển nhờ sự can thiệp của Nhà nước,của những người làm Văn hóa. Hi vọng Võ Ta sẽ thu hút đông đảo nhân dân hơn nữa cùng luyện tập ,sáng tạo và khai quật lại những tinh hoa từ người xưa để lại.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top