snowflakes_2110
New member
- Xu
- 0
Viết truyện ngắn Vợ Nhặt, Kim Lân cho rằng " Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà họ nghĩ đên cái sống".
Hãy phân tích tác phẩm Vợ Nhặt để làm sáng tỏ ý kiến trên của nhà văn Kim Lân.
Đề 1: Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân: “Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”.
(dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
Trình bày cảm nhận của anh / chị về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Gợi ý
1. Giải thích ý kiến...
2. Chứng minh:
- Bóng tối: Bức tranh nạn đói xóm ngụ cư
- Những tia sáng ấm lòng:
+ Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin vào tương lai ( Tràng, thị, Xóm ngụ cư)
+ Vẻ đẹp tình người, niềm lạc quan vào tương lai ( bà cụ Tứ)
+ Tia sáng của cách mạng ( chi tiết cuối truyện)
3. Đánh giá chung: nội dung; nghệ thuật…
Đề 2: Đọc truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân ), nhà giáo Đỗ Kim Hồi nhận xét: “ Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút Kim Lân”.
Anh ( chị ) có đồng ý với nhận xét trên hay không ? Hãy trình bày ý kiến của anh/chị?
Đề 3: Đọc Vợ nhặt, không ai quên được hình ảnh nồi cháo cám của bà cụ Tứ ở cuối truyện. Anh (chị) hãy viết lời bình về chi tiết nghệ thuật đặc sắc này của Kim Lân.
Gợi ý
1. Mở bài
2. Thân bài:
a) Chi tiết nghệ thuật: Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.
b) Chi tiết nồi cháo cám
- Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần 2 của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )
- Ý nghĩa
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn “sang quý” của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
(1) Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được “bữa tiệc” cưới giản dị cho con trai của mình).
(2) Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình..
(3) Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới
- Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
- Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
3. Kết bài
Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám.
Đề 4: Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người “vợ nhặt” (“Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2) qua hai chi tiết trên? Qua đó, anh/chị hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật?
Gợi ý
-Phân tích chi tiết 1
- Phân tích chi tiết 2
- Tư tưởng nhân đạo của nhà văn:
+ Cảm thông, chia sẻ với thân phận rẻ rúng của con người.
+ Gián tiếp tố cáo tội ác thực dân, phong kiến, phát xít đối với nhân dân ta.
+ Niềm tin vào nhân cách tốt đẹp của con người cùng niềm khao khát sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp ở tương lai phía trước trong bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945 .
Đề 5 : Cảm nhận của anh/chị về âm thanh tiếng sáo trong đoạn trích VCAP của Tô Hoài và âm thanh tiếng trống thúc thuế dồn dập, vội vã trong truyện ngắn VN của KL.
Đề 6 : Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ( trích VCAP – Tô Hoài) và nhân vật thị trên đường về nhà Tràng ( Vợ nhặt – KL) để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các tác giả.
Đề 7: Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ - Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
Gợi ý
(1) Cảm nhận hành động Mị chạy theo A Phủ
(2) Cảm nhận hành động thị theo không Tràng
(3) Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt
- Tương đồng :
+ Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.
+ Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc.
+ Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ - luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp .
- Sự khác biệt :
+ Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong kiến…
+ Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945.
Đề 8: Liên tưởng truyện ngắm Chí Phèo và Vợt Nhặt của Nam cao và Kim Lân
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Gợi ý
- Cảm nhận cách kết thúc truyện Chí Phèo.
- Cảm nhận cách kết thúc truyện Vợ nhặt
- Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt:
+ Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
+ Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
Đề 9: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về tình cảnh những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
a) Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và những cảnh ngộ của người nông dân trong mỗi tác phẩm
b) Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy. Nêu ý nghĩa của mỗi cách kết thúc.
Đề 10:
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao và chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân.
Đề 11:
Trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao, bà cô thị Nở nói : “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.
Trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân, bà cụ Tứ nói: “ Thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”.
Cảm nhận của anh/chị về hai chi tiết trên.
Hãy phân tích tác phẩm Vợ Nhặt để làm sáng tỏ ý kiến trên của nhà văn Kim Lân.
Đề 1: Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân: “Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”.
(dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
Trình bày cảm nhận của anh / chị về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Gợi ý
1. Giải thích ý kiến...
2. Chứng minh:
- Bóng tối: Bức tranh nạn đói xóm ngụ cư
- Những tia sáng ấm lòng:
+ Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin vào tương lai ( Tràng, thị, Xóm ngụ cư)
+ Vẻ đẹp tình người, niềm lạc quan vào tương lai ( bà cụ Tứ)
+ Tia sáng của cách mạng ( chi tiết cuối truyện)
3. Đánh giá chung: nội dung; nghệ thuật…
Đề 2: Đọc truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân ), nhà giáo Đỗ Kim Hồi nhận xét: “ Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút Kim Lân”.
Anh ( chị ) có đồng ý với nhận xét trên hay không ? Hãy trình bày ý kiến của anh/chị?
Đề 3: Đọc Vợ nhặt, không ai quên được hình ảnh nồi cháo cám của bà cụ Tứ ở cuối truyện. Anh (chị) hãy viết lời bình về chi tiết nghệ thuật đặc sắc này của Kim Lân.
Gợi ý
1. Mở bài
2. Thân bài:
a) Chi tiết nghệ thuật: Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.
b) Chi tiết nồi cháo cám
- Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần 2 của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )
- Ý nghĩa
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn “sang quý” của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
(1) Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được “bữa tiệc” cưới giản dị cho con trai của mình).
(2) Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình..
(3) Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới
- Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
- Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
3. Kết bài
Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám.
Đề 4: Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người “vợ nhặt” (“Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2) qua hai chi tiết trên? Qua đó, anh/chị hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật?
Gợi ý
-Phân tích chi tiết 1
- Phân tích chi tiết 2
- Tư tưởng nhân đạo của nhà văn:
+ Cảm thông, chia sẻ với thân phận rẻ rúng của con người.
+ Gián tiếp tố cáo tội ác thực dân, phong kiến, phát xít đối với nhân dân ta.
+ Niềm tin vào nhân cách tốt đẹp của con người cùng niềm khao khát sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp ở tương lai phía trước trong bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945 .
Đề 5 : Cảm nhận của anh/chị về âm thanh tiếng sáo trong đoạn trích VCAP của Tô Hoài và âm thanh tiếng trống thúc thuế dồn dập, vội vã trong truyện ngắn VN của KL.
Đề 6 : Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ( trích VCAP – Tô Hoài) và nhân vật thị trên đường về nhà Tràng ( Vợ nhặt – KL) để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các tác giả.
Đề 7: Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ - Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
Gợi ý
(1) Cảm nhận hành động Mị chạy theo A Phủ
(2) Cảm nhận hành động thị theo không Tràng
(3) Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt
- Tương đồng :
+ Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.
+ Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc.
+ Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ - luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp .
- Sự khác biệt :
+ Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong kiến…
+ Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945.
Đề 8: Liên tưởng truyện ngắm Chí Phèo và Vợt Nhặt của Nam cao và Kim Lân
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Gợi ý
- Cảm nhận cách kết thúc truyện Chí Phèo.
- Cảm nhận cách kết thúc truyện Vợ nhặt
- Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt:
+ Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
+ Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
Đề 9: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về tình cảnh những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
a) Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và những cảnh ngộ của người nông dân trong mỗi tác phẩm
b) Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy. Nêu ý nghĩa của mỗi cách kết thúc.
Đề 10:
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao và chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân.
Đề 11:
Trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao, bà cô thị Nở nói : “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.
Trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân, bà cụ Tứ nói: “ Thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”.
Cảm nhận của anh/chị về hai chi tiết trên.