Vô Đề

Chị nhớ mang máng trong "Ham let" của Shakespears, hoàng tử Ham let đã nói với Ophelia, cô người yêu có tâm hồn trong trắng của mình: "Thôi, cô hãy vào nhà tu kín đi". Có lẽ, chỉ vào nhà tu kín mới giữ được tâm hồn thanh sạch trước xã hội đảo điên. Ngày nay, có vào nhà tu kín cũng khó có thể làm tâm hồn bình yên, vô sự.(Điều này, ai thích thì tự kiểm chứng)

Là con người, có thất tình, lục dục, tham - sân -si đủ cả, không thể tránh khỏi vui buồn, hờn giận, ham muốn, thích thú, yêu ghét ... Vậy nên, tư tưởng trung dung, cân bằng ham muốn, cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ trên chỉ là duy ý chí mà thôi. Nếu nói thẳng thật, thì đó chỉ là một sự tự lừa dối chính mình thôi. Vậy nên, đừng có cố. Cứ thoải mái với những gì mình đang có đi ^_^
 
"Phiền não khởi giai do đa sự"-Đúng là "đa sự" làm ta rất "phiền não", nếu chúng ta thực sự không va vấp, không phiền hà sẽ chẳng tìm thấy những bài học quý đương nhiên được yên thân. "Thị phi sanh chỉ vị đa ngôn"- thật sự- " đa ngôn" cũng đem lại "thị phi" quả là đúng, những việc không phải việc của mình không nên xen vào."Tri túc, an phận thân vô nhục" Thật rất đúng. Biết điều, biết thế nào là đủ, ta biết ta thì khỏi bị nhục mạ."Thiểu dục, tri cơ tâm tự nhàn" có nghĩa là tham gia một chút để mở mang kiến thức mới là thượng sách.
Xin được gọi Một cách kính mến Nhất Chi Mai. Đây là bài hay nhất, có ý nghĩa nhất từ khi tôi lên diễn đàn, nếu có gì không phải xin được bỏ qua.Xin được chỉ thêm nghĩa của mấy câu thơ.
Thân ái
 
Dù thế nào đi chăng nữa, con người nhất thiết phải dám làm dám chịu, nếu không tư tưởng hoài bão coi như vứt hết. Vậy có lẽ cuộc sống cũng không thể tự tri túc, an nhàn. Liêm khiết thì nghèo hèn đeo bám, gian trá lọc lừa, có thể nói nếu " Trung dung" được là hay nhất, nhưng trung dung thế nào mới có thể cân bằng trong khi cuộc đời chỉ có tiến không thể lùi.
Được nói những lời này trước chị Lan, thật sự ăn cơm rất ngon. ha
 
Là con người, có thất tình, lục dục, tham - sân -si đủ cả, không thể tránh khỏi vui buồn, hờn giận, ham muốn, thích thú, yêu ghét ... Vậy nên, tư tưởng trung dung, cân bằng ham muốn, cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ trên chỉ là duy ý chí mà thôi. Nếu nói thẳng thật, thì đó chỉ là một sự tự lừa dối chính mình thôi. Vậy nên, đừng có cố. Cứ thoải mái với những gì mình đang có đi ^_^

Thưa chị , theo ngu ý của em thì :
Tất nhiên là ai cũng có tham sân si cả , nếu nói vào chùa tu có thể thành được như Đức Phật thì nghe có vẻ viễn vông quá . Nhưng không phải vì thế mà ta thả rông cho cảm xúc , cho ham muốn của bản thân được . Con người ta luôn phải vươn đến cái Chân - Thiện - Mỹ .

Ví như đứa trẻ sơ sinh , chưa biết gì , nó thấy việc nghịch đất cát là vui . Cha mẹ nó ngăn cản nó , giữ cho nó được sạch sẽ , khỏe mạnh , đó là việc mà bậc cha mẹ bình thường nào cũng làm . Giả như nếu ta thả rông cho nó muốn làm gì thì làm , muốn nghịch gì thì nghịch , muốn ra sao thì ra , thì một đứa trẻ như thế mà khỏe mạnh lớn khôn là việc em chưa từng thấy bao giờ .

Vậy thì thân thể , áo quần là thứ bên ngoài , trong khi tinh thần , tính cách là thứ bên trong , lại chẳng cần được trở nên sạch sẽ hay sao ?
Đó là lý do tại sao có trường học , có sách vở , có đạo lý để dẫn dắt chúng ta đi theo con đường tốt đẹp . Nếu theo lối sống tự do phóng túng như thời tiền sử , ko ai ép buộc , có sao sống vậy , thì có khác gì đời sống hoang dã của con vật chứ ?

Tất nhiên , thật khó mà trở nên 1 người vượt qua được những xúc cảm , ham muốn thông thường . Nhưng theo em ko phải vì khó mà ta bỏ mặc , thả rông cho bản thân muốn ra sao thì ra . Kim loại càng nặng thì càng quý , cái càng tốn nhiều công sức , càng phải trả giá thì càng có giá trị . Và chính vì khó nên ta càng phải trau dồi bản thân thường xuyên và ko ngừng nghỉ .

Em ngu muội , nói thẳng , có gì ko phải chị bỏ qua cho em hen ^__^ !
 
"Phiền não khởi giai do đa sự"-Đúng là "đa sự" làm ta rất "phiền não", nếu chúng ta thực sự không va vấp, không phiền hà sẽ chẳng tìm thấy những bài học quý đương nhiên được yên thân. "Thị phi sanh chỉ vị đa ngôn"- thật sự- " đa ngôn" cũng đem lại "thị phi" quả là đúng, những việc không phải việc của mình không nên xen vào."Tri túc, an phận thân vô nhục" Thật rất đúng. Biết điều, biết thế nào là đủ, ta biết ta thì khỏi bị nhục mạ."Thiểu dục, tri cơ tâm tự nhàn" có nghĩa là tham gia một chút để mở mang kiến thức mới là thượng sách.
Xin được gọi Một cách kính mến Nhất Chi Mai. Đây là bài hay nhất, có ý nghĩa nhất từ khi tôi lên diễn đàn, nếu có gì không phải xin được bỏ qua.Xin được chỉ thêm nghĩa của mấy câu thơ.
Thân ái

Bài này mình cũng rất thích , dùng để răn bản thân .

Theo ý của mình hiểu thì :
Phiền não khởi giai do đa sự: Lúc nhỏ chúng ta chỉ có ăn và chơi , quả thật rất vui vẻ , nhàn hạ . Lớn 1 chút thì học hành , cũng còn vui vẻ , nhưng ít đi rồi . Lớn nữa thì yêu đương , phiền não cũng bắt đầu tăng thêm . Sau đó đi làm , lập gia đình , kiếm ăn , lo toan cuộc sống . Càng lớn càng "đa sự" thì phiền muộn cũng càng nhiều . Về già thì khi ko làm việc nữa , dần dần an nghỉ tịnh dưỡng , chỉ còn lo cho cháu cho con . Già nữa , trí não kém đi , quên nhiều , thì lo lắng cũng bớt nhiều . An nhàn cũng nhiều hơn , chỉ còn đối phó với bệnh tật . Đến khi có thể hiểu đc cái chết ko thể né tránh , ko còn gì có thể làm mình lo lắng nữa thì phiền não tự dưng cũng mất .

Thị phi sanh chỉ vị đa ngôn: Bệnh từ miệng mà vào , họa từ miệng mà ra , chỉ có ng chết vì bị diệt khẩu , chứ ít ai chết vì ít nói bao giờ . Thui thì cái gì cần thiết nói hãy nói , ko thì đừng nói . Giữ mình vậy ^__^

Tri túc, an phận thân vô nhục: Người có xe thì muốn có nhà , có nhà thì muốn có tiền , có tiền thì muốn có quyền , lao tâm khổ tứ để tranh giành trên đường đời . Mình tranh với người tất bị người tranh lại . Nếu may mắn đạt được thành tựu thì cũng phải lo gìn giữ mà lao khổ , nếu ko may mắn thì bị kẻ khác hại , nhẹ thì thân bại danh liệt , nặng thì vong thân . Haizz

Thiểu dục, tri cơ tâm tự nhàn : Một ông vua có nghìn dặm đất phải lo toan cho nước cho dân , thân thể sung sướng nhưng tâm trí ưu phiền , so với 1 ông lão chốn núi rừng biết hài lòng với cuộc sống , ko lo ko nghĩ , sống an nhàn thảnh thơi , thân thể tuy lao khổ nhưng tinh thần thì nhàn hạ , liệu ai hơn ai ?
 
Bài này mình cũng rất thích , dùng để răn bản thân .

Theo ý của mình hiểu thì :
Phiền não khởi giai do đa sự: Lúc nhỏ chúng ta chỉ có ăn và chơi , quả thật rất vui vẻ , nhàn hạ . Lớn 1 chút thì học hành , cũng còn vui vẻ , nhưng ít đi rồi . Lớn nữa thì yêu đương , phiền não cũng bắt đầu tăng thêm . Sau đó đi làm , lập gia đình , kiếm ăn , lo toan cuộc sống . Càng lớn càng "đa sự" thì phiền muộn cũng càng nhiều . Về già thì khi ko làm việc nữa , dần dần an nghỉ tịnh dưỡng , chỉ còn lo cho cháu cho con . Già nữa , trí não kém đi , quên nhiều , thì lo lắng cũng bớt nhiều . An nhàn cũng nhiều hơn , chỉ còn đối phó với bệnh tật . Đến khi có thể hiểu đc cái chết ko thể né tránh , ko còn gì có thể làm mình lo lắng nữa thì phiền não tự dưng cũng mất .

Thị phi sanh chỉ vị đa ngôn: Bệnh từ miệng mà vào , họa từ miệng mà ra , chỉ có ng chết vì bị diệt khẩu , chứ ít ai chết vì ít nói bao giờ . Thui thì cái gì cần thiết nói hãy nói , ko thì đừng nói . Giữ mình vậy ^__^

Tri túc, an phận thân vô nhục: Người có xe thì muốn có nhà , có nhà thì muốn có tiền , có tiền thì muốn có quyền , lao tâm khổ tứ để tranh giành trên đường đời . Mình tranh với người tất bị người tranh lại . Nếu may mắn đạt được thành tựu thì cũng phải lo gìn giữ mà lao khổ , nếu ko may mắn thì bị kẻ khác hại , nhẹ thì thân bại danh liệt , nặng thì vong thân . Haizz

Thiểu dục, tri cơ tâm tự nhàn : Một ông vua có nghìn dặm đất phải lo toan cho nước cho dân , thân thể sung sướng nhưng tâm trí ưu phiền , so với 1 ông lão chốn núi rừng biết hài lòng với cuộc sống , ko lo ko nghĩ , sống an nhàn thảnh thơi , thân thể tuy lao khổ nhưng tinh thần thì nhàn hạ , liệu ai hơn ai ?

Thật là được mở rộng tầm nhìn. Những lời trên thật khiến mình nhớ đến một đất nước " Mặt Trời không bao giờ lặn" của Thành Cát Tư Hãn. Từ cổ chí kim, con người thường " có họa cùng chịu" nhưng phúc thì " không cùng hưởng".Thiểu dục, tri cơ tâm tự nhàn- có lẽ là quy luật muôn thủa vậy, có voi ắt đòi tiên nhưng tại sao hiểu thế thời mà không thể làm theo thế thời? Theo Nhất Chi Mai nếu cuộc đời cho chọn giữa vua tôi và Lão Phu an nhàn thì sẽ chọn ai? ( Theo mình những ý trên Nhất Chi Mai cho rằng như ông lão là tốt hơn)
Lượng thứ vì đã nhiều lời
 
Xin phép được lạc đề một chút ^_^:

Nói nhiều, có lúc chẳng bằng không nói gì cả. Cứ sống đi, mỗi người sẽ kiểm nghiệm được lý tưởng sống của mình, sẽ "nếm đủ mùi đời", cứ sống đi, sẽ thấm lẽ đời.

Có ông nhà văn, trong một tác phẩm, đã mượn lời một ông giáo già, dạy cô trò cũ, giờ cũng là cô giáo rằng: Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống. Câu này có sức ám ảnh ghê gớm với Bạc Kỳ Sinh. Nó tạo ra một sự giày vò đáng ghét, cứ buộc Bạc Kỳ Sinh phải nắn lưng cho thẳng, nắn chính kiến cho thẳng, nắn chân cho thẳng khi bước trên đường đời. Cũng chính vì thế, người đời tha hồ mà cười cợt BKS, kẻ không thức thời, nói chuẩn theo ngôn ngữ của họ là "đồ ngu" ^_^.

Biết phải làm thế nào? Đặt ra và trả lời được câu hỏi "Sống thế nào cho phải" chắc cũng hóa điên như Ham let khi hỏi "To be or not to be" mất. Thôi thì, đành lòng vậy, cầm lòng vậy, cứ hùa theo chúng nhân mà sống cho lành. Biết ra sao ngày mai? Vậy nên, muốn ra sao thì ra, mặc. Chỉ có Chúa mới là kẻ được quyền phán xét ta. Hãy cứ để cái quyền đó cho ông ấy. Còn ở đời, dù ta có làm gì, cũng không ai có quyền phê phán, chỉ trích ta cả. Ai dám đứng trước công chúng mà khẳng định rằng "Tôi trong sạch và thánh thiện đến tận bản thể" chứ? Chắc chắn người thốt ra câu đó sẽ lĩnh trọn một đống cà chua và rác rưởi vào người.

Một lần nữa, rất xin lỗi vì đã lạc đề ^_^
 
Xin được chen ngang lời của chị
"Có ông nhà văn, trong một tác phẩm, đã mượn lời một ông giáo già, dạy cô trò cũ, giờ cũng là cô giáo rằng: Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống. Câu này có sức ám ảnh ghê gớm với Bạc Kỳ Sinh. Nó tạo ra một sự giày vò đáng ghét, cứ buộc Bạc Kỳ Sinh phải nắn lưng cho thẳng, nắn chính kiến cho thẳng, nắn chân cho thẳng khi bước trên đường đời. Cũng chính vì thế, người đời tha hồ mà cười cợt BKS, kẻ không thức thời, nói chuẩn theo ngôn ngữ của họ là "đồ ngu"
Ở đây đang mâu thuẫn giữa thế hệ trước đã nhận thức được cái đúng với thế hệ sau còn chưa nhận thức đúng sai. Người lớn, đương nhiên phải gương mẫu mới bảo ban được thế hệ trẻ, nhưng nay mấy ai có tuổi mà gương mẫu? Có những ai làm lãnh đạo mà công tư phân minh?- Xét ở một khía cạnh, bọn trẻ vô lễ( đồ ngu) có lẽ một phần cũng là do giáo dục gia đình chưa được tốt. Một người cha nọ, ngày nào cũng say xỉn liệu có bảo được rằng các con không được uống rượu không? Vậy cái vô lễ đó người lớn cũng có một phần trách nhiệm.
Vì thế:đứng trước công chúng mà khẳng định rằng "Tôi trong sạch và thánh thiện đến tận bản thể" thì ngay bản thân mình cũng cho là không thật, là rồ đó. Tuy nhiên, "Biết ra sao ngày mai? Vậy nên, muốn ra sao thì ra, mặc. Chỉ có Chúa mới là kẻ được quyền phán xét ta" thì thật là nguy hiểm, xã hội sẽ xuống dốc không phanh, hoại bại ngay. Ở đây, ý của em là nên " tri túc" nhưng không " an phận" vì cạnh tranh mới là quy luật của sự phát triển
Thật không biết chị Lan và Nhất Chi Mai nghĩ thế nào?
 
Nếu em Tống đang làm ở trong một ngôi trường nào đó thì chị ko có ý kiến gì. Buộc phải sống, nghĩ, làm theo 'lý tưởng, những quy chuẩn đạo đức" mà.

Còn ra xã hội, cụm từ "xuống dốc không phanh" đúng là mô tả không ngoa chút nào về thực trạng hiện nay.

Còn nếu thực sự em cần ý kiến thì, rất mừng cho em. Chị vừa được coi một đoạn phim lãng mạn. Thank you. ^_^
 
Nước trong thì không có cá , người xét nét quá ko có bạn . Như em nói ở trên , chúng ta ko thể để mặc muốn ra sao thì ra , phải biết kiểm soát ko để sa đọa . Tuy nhiên cũng ko nên rạch ròi quá việc tốt xấu .

Như Khuất Nguyên , thiên hạ say chỉ mình ông ta tỉnh , rốt cuộc phải ôm đá nhảy xuống sông mà tự vẫn , đó ko phải cái đạo Trung Dung .

Nước sạch thì ta rửa mặt , nước bẩn thì ta rửa chân . Tùy tình huống , thời thế mà sống . Nhưng cái đạo Trung Dung là ta ko nên sống để trở nên quá xấu xa nếu thiên hạ đều xấu xa . Nhưng cũng đừng tỏ ra tỉnh khi cả thiên hạ đều say .

Ta ko tham lam , ấy là tốt , nhưng cũng ko cần phê phán kẻ tham cho chúng ghét bỏ . Ta tốt bụng ấy là nên , nhưng cũng ko cần phải tỏ ra tốt bụng để những kẻ ko tốt ko ưa mình . Ấy là đạo Trung Dung .

Tuy nhiên , mọi người ắt hẳn đều có cái lý của mình , và cái lý đó đúng với cuộc đời của mọi người , nên nếu đem ra tranh cãi hẳn ko có ích gì cả . ^__^

Vì vậy em xin mạn phép kết thúc bằng 1 bài thơ khác :

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.​
 
Cãi nhau làm gì cho mệt, cố hiểu cái tâm thiền trong thơ thiền là giỏi rồi, Tô Đông Pha viết thế này
Lô Sơn
Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó luống mơ màng
Đến rồi, hóa cũng không gì lạ
Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang.
Hiểu được cái khoáng đạt, cái vô song của nó mới hay, còn cái tầm thường của nó thì không khéo xem thơ của Tô Đông Pha cũng ngang hàng với "Không đi không biết Đồ Sơn...." hay là "Không đi không biết nước nga..." gì gì đó thì chết dỡ.
 
Cãi nhau làm gì cho mệt, cố hiểu cái tâm thiền trong thơ thiền là giỏi rồi, Tô Đông Pha viết thế này
Lô Sơn
Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó luống mơ màng
Đến rồi, hóa cũng không gì lạ
Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang.
Hiểu được cái khoáng đạt, cái vô song của nó mới hay, còn cái tầm thường của nó thì không khéo xem thơ của Tô Đông Pha cũng ngang hàng với "Không đi không biết Đồ Sơn...." hay là "Không đi không biết nước nga..." gì gì đó thì chết dỡ.
Rất hay, sao có thể lấy ý tứ của thơ hay có tầm triết lý nhân sinh quan mà mang ra phán xét cuộc sống tầm thường, tuy nhiên có cuộc sống tầm thường mới có thơ, theo ngu ý của tôi thì thơ đẹp và hay là do ở người cảm nhận. "Không đi không biết Đồ Sơn."-Rồi đồ sơn chẳng hơn đồ nhà hoặc không đi không biết nước Nga- Cái cửa cũng để đi ra đi vào...Tôi thấy lạ nên tạm cho là hay. Còn thơ Ông Tô, chỉ là cảm nhận của ông ta thôi, chúng ta đi triết giang, Lô Sơn, Hán Khẩu bao giờ đâu mà biết nó đẹp. Hơn nữa chỉ e rằng, dù có đến thì giữa thơ và thực không giống nhau. Đơn giản là ta là ta, ta không phải Tô Đông Pha. Cho nên, thơ gì thì thơ, cao siêu thế nào cũng phải ở tầm khái quát.
 
Cái quan trọng không phải đến hay không đến hay chưa đến? Mà đại loại thế này:
Lô sơn là một danh thắng kỳ tuyệt. Núi non hùng vĩ, cảnh trí u trầm, mây trắng và sương mù quanh năm bao phủ, từ bao nhiêu đời, nơi đó ẩn tích những cao nhân đắc đạo. Tìm đến đó, để nhìn thẳng vào chân diện mục của Lô sơn, là đã quyết tâm đoạn tuyệt với những vương vấn, buông lơi và thắt chặt, từ mấy vạn đời trước. Thấy chỗ đó, là thấy Tâm Thiền. Nhưng Tâm Thiền thì tịch mặc không nói. Một khi đưa lưỡi dao lên cắt đứt mớ tóc, đoạn tuyệt hồng trần, thì cõi thơ sẽ mất một ngọn sao trời rọi sáng, cho khách tục tử đang còn cặm cụi làm thơ. Nhà thơ phát tâm đại nguyện thượng thừa vác lên vai vô số khổ lụy đoạn trường. Đại nguyện đó sẽ làm sáng lên cái chân lý Dị và Đồng. Dị biệt và Đồng nhất là những con đường chia rẽ phân đôi; nhưng đạt tới công án hiểm hóc của sinh tử, thì đã xóa tan chân lý Dị Đồng. Đó là chỗ ta và người, tình và cảnh, đều trở thành tịch mặc Không Không. Từ đó, nhà Thơ hẹn với nhà Thiền, mở ra cánh cửa bắc, cất đầu nhìn lên 36 ngọn núi xanh kia. Còn Chiết Giang?
Sau trung thu, người Trung Quốc bắt đầu đến Tiền Đường xem sóng Triết Giang.Nhân đó, đọc lại bài thơ đầy thiền vị của Tô Đông Pha. (Chiết Giang chính là sông Tiền Đường đó).
Lô Sơn, Chiết Giang... người xưa muốn tìm đường xưa mây trắng đó, xét kỹ thì Tô tiên sinh đã đắc đạo nên thấy nó đúng là...nó, không thêm không bớt, không vẽ không vời, kẽ tầm thường cứ tưởng theo cái nghỉa thô thiển thôi.
 
Theo ý của mình thì Tô Đông Pha muốn nói như sau :
Lô Sơn , Chiết Giang là một thứ khao khát , ham muốn của người đời . Khi người ta chưa có được thì muốn có nó , đấu tranh , lăn lộn để tìm kiếm nó . Nhưng khi đến được đó rồi , thì đó cũng chỉ là hư ảo , là phù du mà thôi .

Có gì ko đúng bỏ qua :D
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top