T
Tuyền Nguyễn
Guest
View attachment 15416
Đầm phá bao la, khúc phình ra, khúc eo lại kéo một vệt dài theo mép biển, chạy suốt từ Thuận An đến Tư Hiền, nối liền hai cửa.
Tháng giêng, khi cái rét cuối mùa còn nấn ná trong màn sương thưa màu tàn giấy buông lơ lửng từ trên vòm cây xuống sát mặt cỏ, thì làng xóm ven bờ bắt đầu rậm rịch vào mùa lễ hội cầu ngư.
Trong lúc dân đánh cá chuyên sống trên cạn, đẫm mình vào không khí đình đám, rước cầu rộn ràng mổ bò, mổ heo ăn uống xô bồ thì dân vạn chài đầm phá chuyên sống trên mặt nước hành lễ theo tục lệ riêng của họ một cách lầm lì, đậm màu bi tráng hoang dại. Dân trên cạn gọi họ là “bọn mọi đầm”.
Từ xa xưa, có lẽ từ khai thiên lập địa, và không biết khởi đầu từ đâu, từ điều gì, dân chài vạn đầm phá quen sống cô lẻ từng vạn thuyền một. Gần như họ không có ý thức cộng đồng và không chấp nhận sự cộng đồng. Người già kể lại rằng, sau Tết, vào một ngày giữa tháng Giêng nắng ráo nhưng thường là còn căm căm gió đông bắc, họ nhổ sào từ nơi ẩn trú đưa thuyền ra giữa vời phá mênh mông. Họ bày bàn lễ Thấm Đầm ngay trên đầu mũi thuyền. Mâm cúng đơn sơ nhưng khác thường. Ngoài đồ mã như mũ mãng giáp giày bằng giấy và hương hoa, người ta bày độc một thau đựng nước trong đó lững lờ bơi mấy chú cá. Trên miệng thau, hai thanh tre nhỏ bản đặt chéo chụm đầu lại thành hình chữ V, phần hở hướng vào lòng thuyền, tượng trưng cho sự vây bủa thắng lợi. Chủ thuyền đóng khố hoặc quần đùi, mình trần trùng trục, một dải vải đỏ dài đủ chít một vòng ngang trán, hai múi quàng vòng ra sau vai, luồn qua nách, thắt hờ lại rồi buông thõng giữa hai vầng vú. Người vợ chủ thuyền cũng phục sắc như vậy, chỉ khác là phần dưới mặc quần vo lên ngang bắp chân. Đứa con trai trưởng của họ ăn mặc như bố, hai tay cầm hai thanh gỗ gõ vào mạn thuyền loong coong theo nhịp một. Hương trầm đốt lên, thân chủ rì rầm khấn. Đoạn anh ta thò tay vào thau nước, tài tình nhót lên một chú cá đang lượn lờ, ngậm ngang miệng, nhảy xuống sông bơi đứng. Cách thuyền một khoảng mươi sải, anh ta dừng lại, rút con cá từ miệng ra tung cầu vồng lên thuyền. Người vợ đã sẵn sàng, hai tay cầm chiếc vợt đưa ra đón con cá, thành thục và chuẩn xác như xiếc. Trong giờ khắc đó, nếu chị ta hứng trật thì sự xui cả năm là phần chắc. Nhưng điều này gần như chẳng bao giờ xảy ra. Khi người vợ nghiêng vợt đổ con cá vào sạp thuyền, người chồng liền hụp đầu lặn xuống đáy đầm. Ở đó, anh ta lạy Hà Bá hai lạy như người đang trên cạn vẫn lạy. Xong, bơi trở lại thuyền. Tất cả lễ vật đều trút xuống sông dâng Hà Bá, trừ con cá ném từ dưới lên. Đó là con cá mà thần phá đã ban tặng cho thân chủ. Lễ tất.
Vào một ngày như thế, một chiếc thuyền đóng toàn bằng tôn trắng không rỉ của Mỹ từ mút đầm Thuỷ Tú lướt bay ra mặt phá Cầu Hai. Bấy giờ là lúc họ vừa lễ Hà Bá xong, trên chiếc trang thờ nhỏ được trang trí khá đẹp bằng nhựa màu và giấy trang kim lấp lánh treo chính giữa vòm, cách ngăn nhìn từ cửa mui vào, nén hương cúng ông bà tổ tiên đang cháy nốt phần còn lại. Những người lớn đã ăn xong, đã vào việc của mình. Một bầy năm sáu đứa trai gái lít nhít đang còn ngồi quanh mâm cỗ, ăn rốn. Dáng vẻ chúng hậm hụi, cần mẫn như việc ai nấy làm. Chúng không hề nói năng, tranh cướp nhau ồn ào như bọn trẻ con trên cạn mỗi khi chúng ăn, những đôi mắt vát đuôi thuyền lạnh sắc cứ chốc chốc lại lia chéo qua nhau, mồm phùng to, nhai một cách khoáng đạt và bất cẩn. Tiếng máy nổ phành phạch, đều đều hòa tiếng nước bị rạch xé, ào ạt, long bong, xoá xoà… hai bên mạn.
Người chủ thấp đậm ngồi sau lái, điều khiển thuyền bằng một sợi dây, đầu có buộc chiếc vòng quấn màu xanh làm chỗ ngoắc các ngón tay, dáng ung dung nhưng đôi mắt bồn chồn nhìn qua vai trần của anh con trai cao lớn đang đứng chống nạnh đầu mũi.
- Mừng! Mi nhìn chi rứa? - Người mẹ thôi lục cục dọn dẹp trong khoang, khom lưng chui ra, giọng âu yếm mà gần như mắng. Mừng quay mặt lại trả lời mẹ:
- Có nhìn chi mô! Mạ sửa soạn, chuẩn bị mọi thứ cho tui chưa?
- Rồi! Đã đến ngày mô mà gấp? Có giấy báo rồi hả?
- Rồi.
- Đưa coi! Đứa mô đọc tau nghe thử - người cha lên tiếng.
Anh con trai ngồi xuống, mặt vẫn quay về phía trước, nhìn mông lung về vệt mờ làng xóm bên này cửa sông. Lườn thịt ở lưng anh ta động đậy, báo hiệu sẵn sàng cuộc đối thoại và tuồng như ngồi vậy, anh ta vẫn nhận biết những gì đang xảy ra phía sau, kể cả cái tia nhìn đượm buồn của mẹ.
Người cha bắt đầu. Sự ngổn ngang lòng dạ và cố kìm nén khiến ông bã bượi cả người, giọng nói vốn đã trầm giờ đây càng chìm xuống, đục như nước lụt nguồn về.
- Mi quyết rồi hả Mừng?
- Rồi đó cha!
- Rứa răng bữa đi “khám bác sĩ” mi không cho tau với mạ mi biết? Mi muốn nhảy qua đầu tau hè?
- Dạ mô dám cha. Bữa nớ tui cũng có nói rồi. Cha không ưng nên không để tai nghe…
Người mẹ bây giờ đã ra mũi, ngồi sau lưng đứa con trai lớn. Bầy em sau khi ăn xong, chúng sà tới ràn rạt như một đàn le le, lặng lẽ ngồi bu xung quanh mẹ, há mồm hóng chuyện.
Lát sau, người mẹ chép miệng như tự than với chính mình:
- Cả đời chỉ biết sông đầm cá mú, chừ vô đó làm lụng răng, ăn uống răng?
Mừng quay lại, nét cô liêu trong đôi mắt mẹ làm anh chùng lòng xuống:
- Ui chùi! Anh em sao mình vậy, họ ăn chi mình ăn nấy, họ làm chi mình làm nấy. Lo chi lo rứa, mệt quá mạ ơi.
Đàn em giờ mới ríu rít, đứa bấu tay, đứa bám cổ:
- Anh Mừng, anh đi mô rứa? Vô Đà Nẵng ha? Sài Gòn ha? Ngon lành dễ sợ? Cho em đi với, ha? Ha?
Thằng anh lừ mắt, quát to:
- Câm! Việc người lớn, đâu phải việc tụi bây! Vô khoang, mau!
Thuyền rịch rịch… rịch rịch… rồi tắt máy, tấp vào bờ. Mừng nhún chân. Nhoáng một cái, chiếc dây dừa neo to bằng ngón chân cái đã mềm mại trườn lên, ôm vòng thân cây si, ngoắc lại. Cây si ườn ra trên mặt nước, vòm lá che mát cả một khoảng rộng. Như một ông già thông thái, si buông những chòm râu của mình xuống nước, mách bảo cho dân vạn chài lang thang và ngang tàng những điều mà người đời không ai mách bảo được.
Mừng lên bờ. Người cha vẫn ngồi sau lái, trầm tư. Ráng chiều muộn đỏ cả khúc đầm, viền quanh nửa thân của ông, khắc thành những đường gồ nâu sáng.
Gia đình ông Vui đã sinh sống trên mặt đầm này kể đến giờ là đời thứ mấy ông cũng không còn nhớ rõ.
Hồi còn nhỏ, bảy tám tuổi gì đó, có lần ông đã nghe bố kể chuyện một đêm ngủ trăng mui, sau mấy ngày liền hốt được của trong một mùa cá hanh trời cho. Lần đó, bố ông sắm được thuyền lưới mới. Từ con thuyền nhỏ rách nát mà mỗi lần đánh bủa, ông phải tát bại cả tay vì nước phọt vào từng vòi tồ tồ, bầu đoàn thê tử chuyển sang con thuyền to, gỗ săng lẻ vàng au, mui uốn vòm hai lớp, lớp trong lợp lá thiềm lang, lớp ngoài lợp lá nón già, mặt mui gài toàn nan tre cật ngâm bùn lâu ngày, đen như mun. Tục lệ làng chài đầm phá là như vậy, lễ hạ thuỷ thường chọn ngày tối trăng. Đêm đầu tiên của mùa trăng sau hạ thuỷ là ngủ trăng mui. Tất cả nhà leo lên vòm mui, không được nằm ngang phải nằm dọc. Đàn bà trẻ con nằm giữa, nằm ngoài là đàn ông, trai trẻ. Cái đêm đó, nghe chuyện truyền thuyết, huyền thoại về đầm phá đến khuya, ngủ mê thế nào mà ông từ trong, chuồi ra ngoài, vượt qua tấm chăn là bố ông. Khoảng gà gáy đầu, nghe tõm một cái. Bố ông nhổm dậy, tưởng cá bự quẫy. Trăng thượng tuần đã lặn. Mặt nước lặng lờ, bóng như được quang dầu. Thằng con trai đã biến đâu mất. Nó rơi xuống nước rồi. Bố ông nhào xuống. Bơi, lặn, mò, gọi… suốt cả quãng đầm cho đến gần hết canh…
- Uơ Vui!... Vui!... ui… ui…!
Chẳng thấy tăm hơi, bố ông đành bơi trở lại, mặt cắt không còn hột máu, đinh ninh là đã mất đứt thằng con nối dõi. Khi bố ông bấu tay vào mạn, định trèo lên thì một nụ cười sáng loá chiếu vào mặt. Vui đã ngồi đó tự bao giờ, nhe hai hàm răng trắng nhởn, người lướt thướt như bó rong mới cào dưới đầm lên. Bố ông nổi khùng, đá cho một đá làm Vui lăn hai vòng, hét:
- Thằng “mọi” con! Tau tưởng mi về bưng cặc cho ông Hà Bá đái rồi chớ!
- Úi chùi! Cha nói chi lạ rứa?
- Răng mi rớt xuống không bơi lên ngay? Làm chi dưới nớ, hả?
- Thì tui đang ngủ mà. Chìm xuống đáy một chặp, tui mới thức dậy!
Bố Vui trố mắt rách cả mi:
- Mệ nội mi! Ai đời rớt xuống nước còn ngủ được. Láo! Tau đánh tuốt da mi đi!
- Thiệt mà cha. Tui thấy ngứa lỗ mũi, thò tay ngoáy lôi ra con nhét. Con nhét nớ đó cha tề. - Nó chỉ chú cá đang nằm lăn lóc trên sạp thuyền - không có hắn đến chọc, có lẽ tui ngủ nữa!
Ông Vui bất giác bật cười… Nửa thế kỷ đã qua gần trọn một đời người rồi mà chuyện xưa vẫn thỉnh thoảng trồi lên trong óc ông.
Dân vạn chài đầm phá là dân giang hồ tứ chiếng, mọi sinh hoạt đi đứng, ăn ngủ, đẻ đái, cưới hỏi, ma chay… đều diễn ra trong khoảng không gian chật hẹp của con thuyền. Vậy mà cũng thấy thoải mái, riết thành tập quán, riết nữa thành cổ truyền. Bao nhiêu đời cha truyền con nối, chữ nhứt không biết, coi trời nước tăm cá bọt tôm thì tài, còn coi quyển sách quyển vở thì lộn nhộn như cua rạm đổ lộn một giỏ. Hồi cách mạng bốn lăm, còn có cán bộ bình dân học vụ chèo thuyền đi dạy a - bê - xê, hết thuyền này sang thuyền khác suốt đêm. Hồi đó ông Vui cũng võ vẽ viết được mấy câu trong vè Thông Tâm rồi chớ. Vài ba vụ lưới sau đó, chữ nghĩa ông gửi lại hết cho Hà Thuỷ. Ôi chối! Có lẽ từ khai thiên lập địa đến giờ, ngày nay dân vạn chài mới có người đi học. Thằng Mừng đó, tốt nghiệp lớp mười hai rồi chứ ít à. Nghe nói rứa là thằng Mừng được liệt vào hàng “Ông tú”. Ghê thiệt! Còn như ngày xửa ngày xưa u mê ám chướng của dân vạn đầm trên trời dưới nước không biết có ai và có cái gì? Bao nhiêu biến thiên của sông núi, bao nhiêu đổi thay của xã hội đều trượt ngoài đầu óc của họ, họ không có nhu cầu biết đến…
Một lần, sau ngày giải phóng miền Nam, trước lễ cầu ngư, có một xuồng máy cập thuyền ông Vui. Ba người bước ra chào hỏi. Một ông cao lớn như dân vạn chài, da trắng, mặt đang còn trẻ nhưng mái tóc bạc xoá. Ông ta xách một can nhựa rượu đầy đến biếu ông Vui nói chuyện đời, chuyện sông nước cá tôm. Mấy tuần sau đó, xuồng ông ta lại đến, xin phép đi theo thuyền ông Vui ít bữa. Cả ngày, ông ta ghi ghi chép chép vào cuốn sổ tay, dày chi chít. Rỗi một chút là khách và chủ ngồi trước mâm rượu.
- Bác có biết nước Việt Nam mình chừ đây là nước chi không?
- Dạ biết. Nước mình là nước Nam!
- Không… Là tôi hỏi bác… thế này nhé. Nước nào trên thế giới này cũng theo một chế độ nào đó, ví như nước Mỹ, nước Pháp theo tư bản chủ nghĩa, nước Nam mình hồi còn vua ở Huế theo chế độ quân chủ. Giờ đây, nước Việt Nam ta thống nhất Bắc Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, bác có hiểu không?
- Dạ… thiệt tình… không hiểu mấy?
- Thế… thế bác có biết Cụ Hồ không?
- Biết! Biết! Cụ Hồ hồi cách mạng bốn lăm thì biết chớ!
- Có biết “ông” Diệm, “ông” Thiệu không?
- Hai ông nớ nhà ở mô nghe tên lạ hè? Tui thi thoảng lên bờ, mấy nhà phú hộ vùng ni tui đều nghe nói, răng không nghe đến tên hai ông nớ hè?
Ông ký giả tóc bạc nằm bò ra sạp thuyền cười chảy nước mắt nước mũi. Ông Vui hồn nhiên cười theo. Cười chán, ông ngồi dậy ôm lấy ông Vui như hai anh em ruột. Ông hỏi tiếp, lần này thì thấy một giọt nước ngần ngật trong mắt ông chỉ chực rơi xuống.
- Thế cái hồi ca-nô giặc nó vây ráp bắt lính các vạn chài như bác kể bữa trước, bác có biết hồi đó miền Nam mình thuộc chế độ nào không?
- Dạ không! Chế độ mô thì chế độ, dân vạn bầy tui biết mần chi, mà biết răng được? Có ai nói cho nghe mô. Tui cả đời sống với đầm phá, biển cạn non mòn chi cũng mượn… Nhưng mà nghĩ hồi nớ bọn hắn cũng ngu nè? Bắt ai không bắt lại đi bắt dân vạn đò. Rứa khác chi thằng mù đòi đi nơm cá. Bọn vạn chài bầy tui động một cái là húp một chén nước mắm cốt, hít một hơi dài, chui tụt xuống đáy đầm mênh mông chi xứ, nằm dưới nớ cả ngày cũng được, mần răng mà bắt? Chỉ thương là thương dân trên cạn không biết đường mô cho lọt… Ký ức chen lấn hết lớp này sang lớp khác trong đầu ông Vui.
Giờ đây, đã khác xưa lắm lắm. Phải, khác là phải: Thuyền ông đóng tôn, gắn máy, bầy con được đến trường, lúc ở mặt nước thì răng cũng được, ở truồng cũng xong, hễ chúng nó bước lên bờ đi học, đi họp, đi chơi… là rặt áo quần xanh đỏ vàng tím đẹp như các ông hoàng bà chúa. Cả mụ Vui cũng vậy chớ! Mụ đi chợ huyện chợ dinh bán tôm bán cá, mua gạo mua dầu, quần lụa xát xi đen, áo ka tê lát chả lục, ui chui là sang…!
… Hồi niệm lần nữa lại hiện về. Đó là một ngày của ba mươi năm về trước. Chàng trai Vui đã ngoài ba chục vẫn không sao kiếm được vợ. Dân vạn chài thường đi bắt cóc đàn bà con gái xa xôi về làm vợ. Họ lên bờ, lân la dòm ngó nơi chợ búa, hễ gặp cô gái nào cô đơn bần hàn ăn mày ăn xin hoặc thất cơ lỡ vận tha hương… là tổ chức bắt. Nửa đêm, ập tới, nhét một củ khoai luộc, cục cơm to vô mồm cô gái (tập tục này cấm kỵ việc nhét giẻ vì cho như vậy là tàn ác, Thuỷ vương Hà Bá sẽ quật chết tươi), chụp áo tơi vác về thuyền, chèo ra giữa phá ngút mắt ngút trời, khói sương mù mịt, chẳng biết đâu là bến là bờ. Đó là cách gần như duy nhất, lại chắc ăn, nếu không muốn chết già. Ngoại trừ trai vạn này được sự bằng lòng của gái vạn khác, ngoài ra, dân trên cạn không bao giờ lấy dân dưới đầm, họ mới nghe đến tiếng “vạn chài” là đã chết khiếp lên rồi…!
Cô Mận - bà Vui bây giờ - là một cô gái như vậy. Khi bị bắt về thuyền, Mận xác xơ như con mèo ốm. Đói khổ đã làm cho cô gái vừa qua tuổi dậy thì lép kẹp như mắm mòi, vú không có, mông cũng không. Vui vuốt tay từ má xuống chân Mận không bị mắc vào chỗ nào, cứ trơn tuột như vuốt cái sào tre. Cô gái người vùng quê nào đó ngoài Bắc Kỳ, theo mẹ cha đi ăn xin từ khi lên sáu, trôi dạt đến vùng này. Đã nhiều lần, cô gái muốn trốn khỏi xứ “mọi đầm” mà không được, vả lại nếu trốn được thì biết về đâu, ăn cái gì, chết đói là điều không tránh khỏi. Vạn thuyền ba mẹ Vui thương cô dâu không cưới hỏi, quá hơn con đẻ. Chỉ dăm ba tháng sau, được ăn ngày ba bữa, no nê với đủ các loại hiếm ngon của đầm phá, cá dìa, tôm sú, cua lột… Mận hiện lại nguyên hình một cô gái Bắc xinh đẹp, thon lẳn, hai mắt lúc nào cũng như có sóng. Ngày qua tháng lại, ba năm, năm năm rồi mười năm, bầy con nối đuôi nhau ra đời và mẹ chúng thành thạo nghề sông nước như chính cô được sinh ra từ mặt phá... Người ta gọi Mận là o Vui, thím Vui rồi bà Vui… Ngày ngày, Mận mặc quần vo lên đến bắp vế, ngực để trần khỏi vướng víu, đôi vú bánh dày bà mụ nặn tròn vo, lúc nào cũng căng nhưng nhức màu mận chín. Chính đôi vú đẹp một cách hoang dã và rất là đầm phá này đã cứu Vui một lần tưởng như đã chín mươi chín phần trăm rơi vào tay giặc trong một cuộc thuỷ lục không quân Cộng hoà vây bắt lính. Ca nô thuyền chiến súng nòng tua tủa. Trên trời, trực thăng bay kín mặt đầm như cả đàn ken két. Vui vừa hụp xuống, lặn chưa tới đáy thì chúng đã xáp tới. Vì gấp quá và run quá, chàng trai quên không trữ hơi. Sẽ chẳng được bao lâu thời gian nằm dưới nước. Thằng thiếu uý thuyền trưởng râu mép con kiến nhác thấy Mận, rùng mình nhẹ. Hắn thét lính dẹp ra, một mình hắn nhảy qua bên thuyền Mận. Bố mẹ Vui ôm chặt thằng Mừng, ngồi chết khựng nhìn không biết làm chi. Thằng thiếu uý lấy mũi giầy lật tung hết ván sạp, nhìn kỹ không thấy gì liền chui vào khoang, hắn la thét, ngoắc Mận vô. Hắn quẳng mũ hành quân, ôm chầm lấy cô “mọi đầm”, vục cả mặt vào đôi vú. Mận vùng vẫy, nghiến chặt răng cơ hồ đứt cả lưỡi. Hắn bóp, hắn hét, hắn mút. Khi cái lưỡi hắn rà rà trên núm vú, Mận run bắn, mềm nhũn và suýt nữa thì ngã xoại. Trong giây phút hãi hùng đó, không biết trời xui đất khiến thế nào Mận buột ra:
- Thôi mà thiếu uý. Lính của thiếu uý sắp nhảy qua đó. Để khi khác. Thuyền em tối tối thường neo ngủ ở chỗ kia kìa!
Thằng thiếu uý trác táng nên chóng thoả mãn, nhảy về ca-nô, ngồi tọt xuống ghế chỉ huy, thét lính chạy lùng nơi khác. Một chớp mắt sau, Mận thấy chồng nhô lên cái chíp mũi để lấy hơi. Xong, mất hút dưới đáy nước. Yên tâm rồi, bây giờ thì chỉ có Thủy thần mới bắt được anh. Cô oà khóc…
Giờ đây đã khác xưa lắm lắm. Ông Vui vẫn đang triền miên trong suy nghĩ - thằng Mừng đã lớn khôn, nghề dưới nước cũng giỏi, nghề trên cạn như sửa xe, chạy máy, áp hàng… càng tài. Ông bà đã già rồi, sức mấy rồi có ngày cũng tàn, ốm đau, run rủi… Nó đi bộ đội, vạn thuyền ông mất đứt tay chèo lái rường cột mần răng đây? Con ông - một bầy vịt mái là vịt mái, lũ vịt này lớn lên, bay giông tuốt thôi. Còn thằng áp út, phải mươi mười lăm năm nữa mới mong thay thế được anh hắn. Người ta bắt thằng Mừng đi lính mần chi hè? Dân vạn chài xưa chừ có ai đi lính. Vậy là đến đời chúng nó, dòng giống, nghề nghiệp đầm phá bắt đầu tàn chăng? Chao ôi… Bầy vịt trời bay ngang, bay dọc hay bay chéo qua mặt đầm mà có để lại dấu vết chi. Nhưng con bay đầu và con bay cuối thì bao giờ cũng có một cái gì đó, một cái gì không rõ lắm song vẫn là một cái gì. Ví như cổ vươn dài và căng hơn, một cách dò tìm rà soát của con bay đầu hoặc khoảng cách hơi doãng ra để làm tín hiệu từ phía sau cho cả đàn của con bay cuối. Như cái lái thuyền đó. Lái đường nào thì mũi theo đường ấy. Ông hay chính thằng Mừng con ông là vịt trời lông tía bay cuối đàn đây…?
Ông Vui thảng thốt đứng lên, vớ can rượu, mở nắp, ghé miệng vào. Nghe một cái ực…
Đêm không trăng sao. Thuyền đã về từ chập tối, bềnh bềnh nằm trong sự ấp ủ đầy mách bảo của những chòm râu si già.
Bà Vui và mấy đứa gái chèo xuồng đi vợt rạm bè. Rạm nổi từng mảng lớn dày đặc như cháo kê. Nửa khuya, xuồng đầy mạp. Cũng vừa lúc Mừng lên bờ đi họp về. Người con trai trịnh trọng thông báo:
- Ngày mốt lên đường. Tập trung bên huyện, có xe đơn vị về đón đi luôn.
Ông Vui chẳng nói chẳng rằng tuồng như không nghe thấy và tuồng như còn có việc quan trọng hơn, ông châm một bó hương cắm lên trang thờ, cúi đầu khom lưng vái. Ông quỳ xuống khuỳnh hai tay gài các ngón lại đưa lên ngang trán, lầm rầm. Cùng lúc ấy, trên mặt đầm bỗng thốc lên một luồng gió chướng, luồng gió gần như dựng đứng, khi tới sát thuyền thì mềm lại, lan ra, hiu hiu, ve vuốt. Ông Vui mặt mày rạng rỡ quay ra, châm tiếp bó hương khác cắm vào chiếc lon vỏ bia hộp vẫn móc ở cành si già, nơi thờ các âm hồn vật vờ của riêng vạn thuyền ông. Xong đâu đấy ông vào ngồi xếp bằng tròn trên chiếc chiếu trong khoang.
- Mừng! Vô ngồi đây!
- Vô ngồi đây, Mận!
Người vợ giật mình. Mấy chục năm nay, mới nghe ông chồng gọi đến tên cúng cơm của bà, cái tên mà chính bà cũng chỉ thi thoảng, mơ hồ nghe vang lên trong giấc mơ. Rõ ràng là một việc cực kỳ hệ trọng sắp xảy ra. Bà bỗng run run như bị nhiễm lạnh. Giọng người chồng bên tai mà nghe như vọng lên đâu từ đáy nước, trầm uẩn, xa vời…
- Không ai được cãi lời tui, nghe tui nói cho hết. Tui sắp đặt mọi chuyện, đã cầu xin ông mệ, ông mệ đã bằng lòng rồi. Hồi trước, tui trốn lính quốc gia coi như đã tham gia vào việc cách mạng. Rứa cũng đủ cho cả vạn thuyền mình. Chừ thằng Mừng không việc chi phải đi nữa. Nhưng thời buổi chừ không thể “hút bát nước mắm cốt” được. Phải dông thôi. Ngày mai thằng Mừng lên Huế nhảy lên tàu vô Sài Gòn, lánh tạm vài tháng, chờ tình hình lơi lơi sẽ trở lại ván thuyền nhà. Chuyện ở đây tui lo. Thằng Mừng trốn thì cha thằng Mừng chịu phạt vậy thôi. Phạt mấy cũng chịu phạt, chi cũng làm. Mạ mi vô lấy ít bạc đưa cho con lận lưng… Tui nói rồi, cả nhà không ai được cãi.
Ông Vui ngừng. Mặt đầm lặng phắc. Cơ hồ nghe được cả tiếng thở của con cá buôi, loại chuyên ăn ngầm dưới tầng nước đáy.
Đã biết tính cha, Mừng nghe quá trái tai nhưng không dám mở miệng. Anh ngồi ngọ nguậy, mồ hôi dầu túa ra khắp người. Chàng trai đưa mắt cầu cứu mẹ. Bà Vui nhè nhẹ lắc đầu.
Thời gian tan chậm chạp như sương đầm buổi mai tháng tám.
- Răng? Mi có ăn lời cha mi không? - Ông Vui lại cất tiếng, lông mày xếch ngược như hai con tôm vít lộn đầu.
- Dạ… dạ…
- Dạ dạ chi. Một là mi gật, hai là mi lắc. Gật chẳng nói mần chi. Lắc, sẵn con sào săm bịt sắt nhọn đó, con sào từ thời ông nội mi để lại đến chừ. Tự tay tau sẽ phóng cho mi một phát, cho mi về hầu Hà Bá. Tau đã nói là làm. Ông mệ cho phép rồi. Nói đi, Mừng!
Bà Vui kêu xé lên một tiếng, ôm chặt Mừng hoảng hốt.
- Dạ, tui xin nghe lời cha.
- Phải! Rứa là phải, con ơi. Thề đi, thề trước vong linh tổ tiên ông mệ, trước thuỷ cơ mầu nhiệm Thần Phá đi!
Mừng như chiếc đò mỏng manh bị dồn đến giữa mắt bão. Anh đứng dậy, trong đầu loé lên một tia chớp. Đến nước này đành phải lừa dối bố mẹ thôi, điều mà không một người trai đầm phá nào cam tâm làm. Anh hướng về phía bàn thờ, cúi đầu, rành rọt:
- Con là thằng Mừng xin thề sẽ làm theo lời phải của cha. Nếu trái lời, xin chịu chết bầm chết giập.
Bà Vui thở hắt ra một hơi dài. Ông Vui hả hê với chiếc can nhựa. Rượu tràn ra cả chiếu từ ba chiếc tô loe miệng. Bà Vui uống mấy ngụm xong đặt xuống, trong lúc hai cha con cạn úp tô xuống chiếu. Không ai chấp đàn bà khi uống, dù là đàn bà đầm phá. Nhưng anh con trai có học và mẫn cảm lờ mờ rằng, người mẹ đang tính toán một điều gì đó. Anh thấy cần mau chóng kết thúc câu chuyện.
- Tui chỉ xin cha một điều. Không thể trốn vô Sài Gòn được. Làm như vậy mang tiếng lắm và nhất là gây ảnh hưởng xấu cho cả đoàn lính mới của quê ta. Mốt, tui cứ lên huyện tập trung, cứ đi theo anh em về đơn vị. Dọc đường, một lúc sơ hở nào đó, tui sẽ lủi. Cha biết đó, tui mà lủi thì chỉ có Thần Đầm mới bắt được mà thôi…!
- Rồi! Rồi! Được!
Trong lúc người cha thảnh thơi xoài thẳng cả bốn tay chân ngáy như sấm thì hai mẹ con ra ngồi sau lái, thì thầm. Đêm bí ẩn cũng gần tàn.
Mờ sáng. Mặt đầm chìm trong một màu bềnh bệch như nước luộc cá.
Mừng quần Jin xám, sơ mi sọc như một cậu trai thành phố, ngồi sau lái. Người cha giật máy. Ông già sáu mươi tay vẫn còn khoẻ lắm, chỉ hai vòng máy nổ. Thuyền xé nước nhằm hướng tây nam đường quốc lộ. Mừng muốn được một lần tự điều khiển vạn thuyền trước khi đi xa.
Ông Vui há mồm ngạc nhiên khi thấy rập rình chung quanh thuyền ông, nhiều vạn khác cùng vượt qua, tiếng máy nổ rền cả mặt phá. Người ta gọi, kêu, hú, hét, vẫy tay, quơ nón mũ… Lại có cờ quạt cắm đầu các mũi thuyền nữa. Đỏ thắm mọi lạch nguồn.
Cả một cộng đồng các vạn chài vùng đầm phá, không biết do ai tổ chức, hẹn hò, đúng ngày giờ đã có mặt để đưa tiễn người con trai đầu tiên của họ ra đi bộ đội cách mạng.
Ông Vui đứng đầu mũi, bóng dựng như cái cột buồm, mắt lia khắp bốn bên. Trong lúc thằng con ông hoà nhập vào cái giàn đồng ca hú hét, vẫy tay múa chân, quơ nón… đáp lại, thì ông bỏ vào khoang trong, ngồi lặng. Nhưng đôi mắt tinh như mắt rắn nước của ông vẫn không bỏ sót một chi tiết nào qua kẽ hở như sợi chỉ giữa vòm mui và mạn. Ông không khỏi xúc động và tự hào, cho dù là một niềm tự hào cay đắng.
Đoàn thuyền cập bến. Mọi người đều ra đứng ngoài khoang. Mừng sải mấy bước trên cầu ván, nhảy lên bờ.
- Cha mạ với mấy em ở nhà. Tui đi!
- Ơ… đi! Cho mạnh giỏi!
Mừng bước lên đường nhựa, khuất dần sau những hàng cây chạy dài hai bên quốc lộ.
Đoàn thuyền vạn chài đưa tiễn tản ra, ai về xứ nấy. Một ngày chài lưới mới đang chờ đợi. Phía núi Mu Rùa, ngoài cửa biển, mặt trời nhô lên. Mặt đầm óng ánh một màu trắng say say như rượu tưới.
Thuyền ông Vui về sau hết. Hôm nay là ngày Mừng ra đi, ông không đánh bắt. Về tới gốc si già, bà Vui vung tay để sợi neo mềm mại trườn lên, ngoắc vào thân cây. Cái vung tay của bà không thể nói là kém hơn con trai bà. Bà đốt hai nén hương, một cắm lên trang thờ, một cắm đầu mũi - nơi vẫn hàng năm đặt lễ cúng Thần Đầm. Ông Vui nhìn vợ, không giấu được vẻ lạ lùng băn khoăn trên khuôn mặt như tạc bằng lim ròng.
- Mụ mần chi rứa?
- Thắp hương!
- Thắp chi?
Hỏi xong, ông Vui cảm thấy mình quá ư vô lý. Thắp hương cho thần linh tiên phật, cho tổ tiên ông bà cha mẹ, cầu mong cho con cái được bình yên vô sự ăn nên làm ra… thì đâu có thừa, đâu phải là việc không nên mà hỏi. Tâm càng thành, càng được phù hộ. Thần linh chỉ trừng phạt những lòng giả dối. Nhưng mà… chi rứa hè? … Ông chột dạ, lom lom nhìn.
Bà Vui ngồi bệt xuống, hai chân xếp ngoặc ra sau, chắp tay lạy. Đoạn bà đứng dậy, chiếu thẳng mắt vào chồng. Ông Vui như bị dông khiến bật đứng lên cạnh vợ. Bà Vui khấn to như đọc:
- Trên có chư vị Thủy Vương Hà Bá, dưới có vong linh ông bà cha mẹ. Con xin được giải lời hứa nguyện cho chồng con, con trai con. Chồng con vì thương con mà bày điều trái đạo. Con trai con vì không muốn phiền lòng cha mà phải thề nước hai. Đi thuận gió, về thuận mưa, nghe lời phải, bỏ điều tà. Con trai con đã một lòng, chồng con cũng không hai dạ. Rập đầu mong được chứng giải. Kính cáo.
Ông Vui đã ngồi đánh phịch - Bà Vui tạ xong ra đứng trước mũi, rút con sào đầu bịt sắt nhọn đặt cạnh.
Bà vo quần lên và bất đồ đưa tay xé rẹt hàng cúc áo. Hai bầu vú màu mận chín của ba mươi năm về trước phơi ra, hai bầu vú đã một lần cứu ông thoát tay giặc, hai bầu vú mà bầy con của ông đã lần lượt bấu vào, hút kiệt và lớn lên, giờ đây đã thõng xuống, tóp lại như hai trái mướp khô, ưỡn thẳng.
- Đây! Tui xin được thay thằng Mừng gửi lại ông một cái lắc đầu… Ngày xưa, ông trốn lính là lợi cách mạng. Ngày nay, thằng Mừng trốn lính là hại cách mạng. Hắn không bao giờ làm. Ông hãy phóng vào ngực tui đi!
Sự việc diễn ra quá dữ dội và bất ngờ. Ông Vui kiệt sức, lắp bắp:
- Mụ… mụ… Ui chui cái mụ…!
Ông rên rỉ trong lòng. Ta thấp mưu hơn vợ con ta rồi… Cảnh tiễn đưa của cộng đồng các vạn chài đầm phá hồi nãy hằn rõ trong óc ông. Thốt nhiên, ông vụt nhận ra rằng, sự thất bại của ông cũng… cũng thật là mát mặt…
Ông bước ra, quát vợ:
- Thôi đi vô nấu cơm! Con mụ “mọi đầm” kia!
Vừa lúc, thằng con áp út đang ngồi chơi khuất đâu bên kia cửa mui, vỗ tay reo:
- Mạ ơi! Vịt trời lông tía về rồi! Đó! Đó, mạ thấy không? Vịt trời lông tía!
Người mẹ nhìn vọi lên cao:
- Ờ… ờ… nó bay đi, đến mùa hè lại bay về, có chi lạ mô con!
Ở vùng đầm phá, vịt trời có nhiều loại. Nhưng loại lông tía mới là loại quý hiếm, săn mồi rất giỏi. Dân vạn chài đầm phá chuyên sống trên mặt nước xưa nay vẫn coi chúng là sứ giả của những điều tốt lành, may mắn.
Đầm phá bao la, khúc phình ra, khúc eo lại kéo một vệt dài theo mép biển, chạy suốt từ Thuận An đến Tư Hiền, nối liền hai cửa.
Tháng giêng, khi cái rét cuối mùa còn nấn ná trong màn sương thưa màu tàn giấy buông lơ lửng từ trên vòm cây xuống sát mặt cỏ, thì làng xóm ven bờ bắt đầu rậm rịch vào mùa lễ hội cầu ngư.
Trong lúc dân đánh cá chuyên sống trên cạn, đẫm mình vào không khí đình đám, rước cầu rộn ràng mổ bò, mổ heo ăn uống xô bồ thì dân vạn chài đầm phá chuyên sống trên mặt nước hành lễ theo tục lệ riêng của họ một cách lầm lì, đậm màu bi tráng hoang dại. Dân trên cạn gọi họ là “bọn mọi đầm”.
Từ xa xưa, có lẽ từ khai thiên lập địa, và không biết khởi đầu từ đâu, từ điều gì, dân chài vạn đầm phá quen sống cô lẻ từng vạn thuyền một. Gần như họ không có ý thức cộng đồng và không chấp nhận sự cộng đồng. Người già kể lại rằng, sau Tết, vào một ngày giữa tháng Giêng nắng ráo nhưng thường là còn căm căm gió đông bắc, họ nhổ sào từ nơi ẩn trú đưa thuyền ra giữa vời phá mênh mông. Họ bày bàn lễ Thấm Đầm ngay trên đầu mũi thuyền. Mâm cúng đơn sơ nhưng khác thường. Ngoài đồ mã như mũ mãng giáp giày bằng giấy và hương hoa, người ta bày độc một thau đựng nước trong đó lững lờ bơi mấy chú cá. Trên miệng thau, hai thanh tre nhỏ bản đặt chéo chụm đầu lại thành hình chữ V, phần hở hướng vào lòng thuyền, tượng trưng cho sự vây bủa thắng lợi. Chủ thuyền đóng khố hoặc quần đùi, mình trần trùng trục, một dải vải đỏ dài đủ chít một vòng ngang trán, hai múi quàng vòng ra sau vai, luồn qua nách, thắt hờ lại rồi buông thõng giữa hai vầng vú. Người vợ chủ thuyền cũng phục sắc như vậy, chỉ khác là phần dưới mặc quần vo lên ngang bắp chân. Đứa con trai trưởng của họ ăn mặc như bố, hai tay cầm hai thanh gỗ gõ vào mạn thuyền loong coong theo nhịp một. Hương trầm đốt lên, thân chủ rì rầm khấn. Đoạn anh ta thò tay vào thau nước, tài tình nhót lên một chú cá đang lượn lờ, ngậm ngang miệng, nhảy xuống sông bơi đứng. Cách thuyền một khoảng mươi sải, anh ta dừng lại, rút con cá từ miệng ra tung cầu vồng lên thuyền. Người vợ đã sẵn sàng, hai tay cầm chiếc vợt đưa ra đón con cá, thành thục và chuẩn xác như xiếc. Trong giờ khắc đó, nếu chị ta hứng trật thì sự xui cả năm là phần chắc. Nhưng điều này gần như chẳng bao giờ xảy ra. Khi người vợ nghiêng vợt đổ con cá vào sạp thuyền, người chồng liền hụp đầu lặn xuống đáy đầm. Ở đó, anh ta lạy Hà Bá hai lạy như người đang trên cạn vẫn lạy. Xong, bơi trở lại thuyền. Tất cả lễ vật đều trút xuống sông dâng Hà Bá, trừ con cá ném từ dưới lên. Đó là con cá mà thần phá đã ban tặng cho thân chủ. Lễ tất.
Vào một ngày như thế, một chiếc thuyền đóng toàn bằng tôn trắng không rỉ của Mỹ từ mút đầm Thuỷ Tú lướt bay ra mặt phá Cầu Hai. Bấy giờ là lúc họ vừa lễ Hà Bá xong, trên chiếc trang thờ nhỏ được trang trí khá đẹp bằng nhựa màu và giấy trang kim lấp lánh treo chính giữa vòm, cách ngăn nhìn từ cửa mui vào, nén hương cúng ông bà tổ tiên đang cháy nốt phần còn lại. Những người lớn đã ăn xong, đã vào việc của mình. Một bầy năm sáu đứa trai gái lít nhít đang còn ngồi quanh mâm cỗ, ăn rốn. Dáng vẻ chúng hậm hụi, cần mẫn như việc ai nấy làm. Chúng không hề nói năng, tranh cướp nhau ồn ào như bọn trẻ con trên cạn mỗi khi chúng ăn, những đôi mắt vát đuôi thuyền lạnh sắc cứ chốc chốc lại lia chéo qua nhau, mồm phùng to, nhai một cách khoáng đạt và bất cẩn. Tiếng máy nổ phành phạch, đều đều hòa tiếng nước bị rạch xé, ào ạt, long bong, xoá xoà… hai bên mạn.
Người chủ thấp đậm ngồi sau lái, điều khiển thuyền bằng một sợi dây, đầu có buộc chiếc vòng quấn màu xanh làm chỗ ngoắc các ngón tay, dáng ung dung nhưng đôi mắt bồn chồn nhìn qua vai trần của anh con trai cao lớn đang đứng chống nạnh đầu mũi.
- Mừng! Mi nhìn chi rứa? - Người mẹ thôi lục cục dọn dẹp trong khoang, khom lưng chui ra, giọng âu yếm mà gần như mắng. Mừng quay mặt lại trả lời mẹ:
- Có nhìn chi mô! Mạ sửa soạn, chuẩn bị mọi thứ cho tui chưa?
- Rồi! Đã đến ngày mô mà gấp? Có giấy báo rồi hả?
- Rồi.
- Đưa coi! Đứa mô đọc tau nghe thử - người cha lên tiếng.
Anh con trai ngồi xuống, mặt vẫn quay về phía trước, nhìn mông lung về vệt mờ làng xóm bên này cửa sông. Lườn thịt ở lưng anh ta động đậy, báo hiệu sẵn sàng cuộc đối thoại và tuồng như ngồi vậy, anh ta vẫn nhận biết những gì đang xảy ra phía sau, kể cả cái tia nhìn đượm buồn của mẹ.
Người cha bắt đầu. Sự ngổn ngang lòng dạ và cố kìm nén khiến ông bã bượi cả người, giọng nói vốn đã trầm giờ đây càng chìm xuống, đục như nước lụt nguồn về.
- Mi quyết rồi hả Mừng?
- Rồi đó cha!
- Rứa răng bữa đi “khám bác sĩ” mi không cho tau với mạ mi biết? Mi muốn nhảy qua đầu tau hè?
- Dạ mô dám cha. Bữa nớ tui cũng có nói rồi. Cha không ưng nên không để tai nghe…
Người mẹ bây giờ đã ra mũi, ngồi sau lưng đứa con trai lớn. Bầy em sau khi ăn xong, chúng sà tới ràn rạt như một đàn le le, lặng lẽ ngồi bu xung quanh mẹ, há mồm hóng chuyện.
Lát sau, người mẹ chép miệng như tự than với chính mình:
- Cả đời chỉ biết sông đầm cá mú, chừ vô đó làm lụng răng, ăn uống răng?
Mừng quay lại, nét cô liêu trong đôi mắt mẹ làm anh chùng lòng xuống:
- Ui chùi! Anh em sao mình vậy, họ ăn chi mình ăn nấy, họ làm chi mình làm nấy. Lo chi lo rứa, mệt quá mạ ơi.
Đàn em giờ mới ríu rít, đứa bấu tay, đứa bám cổ:
- Anh Mừng, anh đi mô rứa? Vô Đà Nẵng ha? Sài Gòn ha? Ngon lành dễ sợ? Cho em đi với, ha? Ha?
Thằng anh lừ mắt, quát to:
- Câm! Việc người lớn, đâu phải việc tụi bây! Vô khoang, mau!
Thuyền rịch rịch… rịch rịch… rồi tắt máy, tấp vào bờ. Mừng nhún chân. Nhoáng một cái, chiếc dây dừa neo to bằng ngón chân cái đã mềm mại trườn lên, ôm vòng thân cây si, ngoắc lại. Cây si ườn ra trên mặt nước, vòm lá che mát cả một khoảng rộng. Như một ông già thông thái, si buông những chòm râu của mình xuống nước, mách bảo cho dân vạn chài lang thang và ngang tàng những điều mà người đời không ai mách bảo được.
Mừng lên bờ. Người cha vẫn ngồi sau lái, trầm tư. Ráng chiều muộn đỏ cả khúc đầm, viền quanh nửa thân của ông, khắc thành những đường gồ nâu sáng.
*
* *
* *
Gia đình ông Vui đã sinh sống trên mặt đầm này kể đến giờ là đời thứ mấy ông cũng không còn nhớ rõ.
Hồi còn nhỏ, bảy tám tuổi gì đó, có lần ông đã nghe bố kể chuyện một đêm ngủ trăng mui, sau mấy ngày liền hốt được của trong một mùa cá hanh trời cho. Lần đó, bố ông sắm được thuyền lưới mới. Từ con thuyền nhỏ rách nát mà mỗi lần đánh bủa, ông phải tát bại cả tay vì nước phọt vào từng vòi tồ tồ, bầu đoàn thê tử chuyển sang con thuyền to, gỗ săng lẻ vàng au, mui uốn vòm hai lớp, lớp trong lợp lá thiềm lang, lớp ngoài lợp lá nón già, mặt mui gài toàn nan tre cật ngâm bùn lâu ngày, đen như mun. Tục lệ làng chài đầm phá là như vậy, lễ hạ thuỷ thường chọn ngày tối trăng. Đêm đầu tiên của mùa trăng sau hạ thuỷ là ngủ trăng mui. Tất cả nhà leo lên vòm mui, không được nằm ngang phải nằm dọc. Đàn bà trẻ con nằm giữa, nằm ngoài là đàn ông, trai trẻ. Cái đêm đó, nghe chuyện truyền thuyết, huyền thoại về đầm phá đến khuya, ngủ mê thế nào mà ông từ trong, chuồi ra ngoài, vượt qua tấm chăn là bố ông. Khoảng gà gáy đầu, nghe tõm một cái. Bố ông nhổm dậy, tưởng cá bự quẫy. Trăng thượng tuần đã lặn. Mặt nước lặng lờ, bóng như được quang dầu. Thằng con trai đã biến đâu mất. Nó rơi xuống nước rồi. Bố ông nhào xuống. Bơi, lặn, mò, gọi… suốt cả quãng đầm cho đến gần hết canh…
- Uơ Vui!... Vui!... ui… ui…!
Chẳng thấy tăm hơi, bố ông đành bơi trở lại, mặt cắt không còn hột máu, đinh ninh là đã mất đứt thằng con nối dõi. Khi bố ông bấu tay vào mạn, định trèo lên thì một nụ cười sáng loá chiếu vào mặt. Vui đã ngồi đó tự bao giờ, nhe hai hàm răng trắng nhởn, người lướt thướt như bó rong mới cào dưới đầm lên. Bố ông nổi khùng, đá cho một đá làm Vui lăn hai vòng, hét:
- Thằng “mọi” con! Tau tưởng mi về bưng cặc cho ông Hà Bá đái rồi chớ!
- Úi chùi! Cha nói chi lạ rứa?
- Răng mi rớt xuống không bơi lên ngay? Làm chi dưới nớ, hả?
- Thì tui đang ngủ mà. Chìm xuống đáy một chặp, tui mới thức dậy!
Bố Vui trố mắt rách cả mi:
- Mệ nội mi! Ai đời rớt xuống nước còn ngủ được. Láo! Tau đánh tuốt da mi đi!
- Thiệt mà cha. Tui thấy ngứa lỗ mũi, thò tay ngoáy lôi ra con nhét. Con nhét nớ đó cha tề. - Nó chỉ chú cá đang nằm lăn lóc trên sạp thuyền - không có hắn đến chọc, có lẽ tui ngủ nữa!
Ông Vui bất giác bật cười… Nửa thế kỷ đã qua gần trọn một đời người rồi mà chuyện xưa vẫn thỉnh thoảng trồi lên trong óc ông.
Dân vạn chài đầm phá là dân giang hồ tứ chiếng, mọi sinh hoạt đi đứng, ăn ngủ, đẻ đái, cưới hỏi, ma chay… đều diễn ra trong khoảng không gian chật hẹp của con thuyền. Vậy mà cũng thấy thoải mái, riết thành tập quán, riết nữa thành cổ truyền. Bao nhiêu đời cha truyền con nối, chữ nhứt không biết, coi trời nước tăm cá bọt tôm thì tài, còn coi quyển sách quyển vở thì lộn nhộn như cua rạm đổ lộn một giỏ. Hồi cách mạng bốn lăm, còn có cán bộ bình dân học vụ chèo thuyền đi dạy a - bê - xê, hết thuyền này sang thuyền khác suốt đêm. Hồi đó ông Vui cũng võ vẽ viết được mấy câu trong vè Thông Tâm rồi chớ. Vài ba vụ lưới sau đó, chữ nghĩa ông gửi lại hết cho Hà Thuỷ. Ôi chối! Có lẽ từ khai thiên lập địa đến giờ, ngày nay dân vạn chài mới có người đi học. Thằng Mừng đó, tốt nghiệp lớp mười hai rồi chứ ít à. Nghe nói rứa là thằng Mừng được liệt vào hàng “Ông tú”. Ghê thiệt! Còn như ngày xửa ngày xưa u mê ám chướng của dân vạn đầm trên trời dưới nước không biết có ai và có cái gì? Bao nhiêu biến thiên của sông núi, bao nhiêu đổi thay của xã hội đều trượt ngoài đầu óc của họ, họ không có nhu cầu biết đến…
Một lần, sau ngày giải phóng miền Nam, trước lễ cầu ngư, có một xuồng máy cập thuyền ông Vui. Ba người bước ra chào hỏi. Một ông cao lớn như dân vạn chài, da trắng, mặt đang còn trẻ nhưng mái tóc bạc xoá. Ông ta xách một can nhựa rượu đầy đến biếu ông Vui nói chuyện đời, chuyện sông nước cá tôm. Mấy tuần sau đó, xuồng ông ta lại đến, xin phép đi theo thuyền ông Vui ít bữa. Cả ngày, ông ta ghi ghi chép chép vào cuốn sổ tay, dày chi chít. Rỗi một chút là khách và chủ ngồi trước mâm rượu.
- Bác có biết nước Việt Nam mình chừ đây là nước chi không?
- Dạ biết. Nước mình là nước Nam!
- Không… Là tôi hỏi bác… thế này nhé. Nước nào trên thế giới này cũng theo một chế độ nào đó, ví như nước Mỹ, nước Pháp theo tư bản chủ nghĩa, nước Nam mình hồi còn vua ở Huế theo chế độ quân chủ. Giờ đây, nước Việt Nam ta thống nhất Bắc Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, bác có hiểu không?
- Dạ… thiệt tình… không hiểu mấy?
- Thế… thế bác có biết Cụ Hồ không?
- Biết! Biết! Cụ Hồ hồi cách mạng bốn lăm thì biết chớ!
- Có biết “ông” Diệm, “ông” Thiệu không?
- Hai ông nớ nhà ở mô nghe tên lạ hè? Tui thi thoảng lên bờ, mấy nhà phú hộ vùng ni tui đều nghe nói, răng không nghe đến tên hai ông nớ hè?
Ông ký giả tóc bạc nằm bò ra sạp thuyền cười chảy nước mắt nước mũi. Ông Vui hồn nhiên cười theo. Cười chán, ông ngồi dậy ôm lấy ông Vui như hai anh em ruột. Ông hỏi tiếp, lần này thì thấy một giọt nước ngần ngật trong mắt ông chỉ chực rơi xuống.
- Thế cái hồi ca-nô giặc nó vây ráp bắt lính các vạn chài như bác kể bữa trước, bác có biết hồi đó miền Nam mình thuộc chế độ nào không?
- Dạ không! Chế độ mô thì chế độ, dân vạn bầy tui biết mần chi, mà biết răng được? Có ai nói cho nghe mô. Tui cả đời sống với đầm phá, biển cạn non mòn chi cũng mượn… Nhưng mà nghĩ hồi nớ bọn hắn cũng ngu nè? Bắt ai không bắt lại đi bắt dân vạn đò. Rứa khác chi thằng mù đòi đi nơm cá. Bọn vạn chài bầy tui động một cái là húp một chén nước mắm cốt, hít một hơi dài, chui tụt xuống đáy đầm mênh mông chi xứ, nằm dưới nớ cả ngày cũng được, mần răng mà bắt? Chỉ thương là thương dân trên cạn không biết đường mô cho lọt… Ký ức chen lấn hết lớp này sang lớp khác trong đầu ông Vui.
Giờ đây, đã khác xưa lắm lắm. Phải, khác là phải: Thuyền ông đóng tôn, gắn máy, bầy con được đến trường, lúc ở mặt nước thì răng cũng được, ở truồng cũng xong, hễ chúng nó bước lên bờ đi học, đi họp, đi chơi… là rặt áo quần xanh đỏ vàng tím đẹp như các ông hoàng bà chúa. Cả mụ Vui cũng vậy chớ! Mụ đi chợ huyện chợ dinh bán tôm bán cá, mua gạo mua dầu, quần lụa xát xi đen, áo ka tê lát chả lục, ui chui là sang…!
… Hồi niệm lần nữa lại hiện về. Đó là một ngày của ba mươi năm về trước. Chàng trai Vui đã ngoài ba chục vẫn không sao kiếm được vợ. Dân vạn chài thường đi bắt cóc đàn bà con gái xa xôi về làm vợ. Họ lên bờ, lân la dòm ngó nơi chợ búa, hễ gặp cô gái nào cô đơn bần hàn ăn mày ăn xin hoặc thất cơ lỡ vận tha hương… là tổ chức bắt. Nửa đêm, ập tới, nhét một củ khoai luộc, cục cơm to vô mồm cô gái (tập tục này cấm kỵ việc nhét giẻ vì cho như vậy là tàn ác, Thuỷ vương Hà Bá sẽ quật chết tươi), chụp áo tơi vác về thuyền, chèo ra giữa phá ngút mắt ngút trời, khói sương mù mịt, chẳng biết đâu là bến là bờ. Đó là cách gần như duy nhất, lại chắc ăn, nếu không muốn chết già. Ngoại trừ trai vạn này được sự bằng lòng của gái vạn khác, ngoài ra, dân trên cạn không bao giờ lấy dân dưới đầm, họ mới nghe đến tiếng “vạn chài” là đã chết khiếp lên rồi…!
Cô Mận - bà Vui bây giờ - là một cô gái như vậy. Khi bị bắt về thuyền, Mận xác xơ như con mèo ốm. Đói khổ đã làm cho cô gái vừa qua tuổi dậy thì lép kẹp như mắm mòi, vú không có, mông cũng không. Vui vuốt tay từ má xuống chân Mận không bị mắc vào chỗ nào, cứ trơn tuột như vuốt cái sào tre. Cô gái người vùng quê nào đó ngoài Bắc Kỳ, theo mẹ cha đi ăn xin từ khi lên sáu, trôi dạt đến vùng này. Đã nhiều lần, cô gái muốn trốn khỏi xứ “mọi đầm” mà không được, vả lại nếu trốn được thì biết về đâu, ăn cái gì, chết đói là điều không tránh khỏi. Vạn thuyền ba mẹ Vui thương cô dâu không cưới hỏi, quá hơn con đẻ. Chỉ dăm ba tháng sau, được ăn ngày ba bữa, no nê với đủ các loại hiếm ngon của đầm phá, cá dìa, tôm sú, cua lột… Mận hiện lại nguyên hình một cô gái Bắc xinh đẹp, thon lẳn, hai mắt lúc nào cũng như có sóng. Ngày qua tháng lại, ba năm, năm năm rồi mười năm, bầy con nối đuôi nhau ra đời và mẹ chúng thành thạo nghề sông nước như chính cô được sinh ra từ mặt phá... Người ta gọi Mận là o Vui, thím Vui rồi bà Vui… Ngày ngày, Mận mặc quần vo lên đến bắp vế, ngực để trần khỏi vướng víu, đôi vú bánh dày bà mụ nặn tròn vo, lúc nào cũng căng nhưng nhức màu mận chín. Chính đôi vú đẹp một cách hoang dã và rất là đầm phá này đã cứu Vui một lần tưởng như đã chín mươi chín phần trăm rơi vào tay giặc trong một cuộc thuỷ lục không quân Cộng hoà vây bắt lính. Ca nô thuyền chiến súng nòng tua tủa. Trên trời, trực thăng bay kín mặt đầm như cả đàn ken két. Vui vừa hụp xuống, lặn chưa tới đáy thì chúng đã xáp tới. Vì gấp quá và run quá, chàng trai quên không trữ hơi. Sẽ chẳng được bao lâu thời gian nằm dưới nước. Thằng thiếu uý thuyền trưởng râu mép con kiến nhác thấy Mận, rùng mình nhẹ. Hắn thét lính dẹp ra, một mình hắn nhảy qua bên thuyền Mận. Bố mẹ Vui ôm chặt thằng Mừng, ngồi chết khựng nhìn không biết làm chi. Thằng thiếu uý lấy mũi giầy lật tung hết ván sạp, nhìn kỹ không thấy gì liền chui vào khoang, hắn la thét, ngoắc Mận vô. Hắn quẳng mũ hành quân, ôm chầm lấy cô “mọi đầm”, vục cả mặt vào đôi vú. Mận vùng vẫy, nghiến chặt răng cơ hồ đứt cả lưỡi. Hắn bóp, hắn hét, hắn mút. Khi cái lưỡi hắn rà rà trên núm vú, Mận run bắn, mềm nhũn và suýt nữa thì ngã xoại. Trong giây phút hãi hùng đó, không biết trời xui đất khiến thế nào Mận buột ra:
- Thôi mà thiếu uý. Lính của thiếu uý sắp nhảy qua đó. Để khi khác. Thuyền em tối tối thường neo ngủ ở chỗ kia kìa!
Thằng thiếu uý trác táng nên chóng thoả mãn, nhảy về ca-nô, ngồi tọt xuống ghế chỉ huy, thét lính chạy lùng nơi khác. Một chớp mắt sau, Mận thấy chồng nhô lên cái chíp mũi để lấy hơi. Xong, mất hút dưới đáy nước. Yên tâm rồi, bây giờ thì chỉ có Thủy thần mới bắt được anh. Cô oà khóc…
Giờ đây đã khác xưa lắm lắm. Ông Vui vẫn đang triền miên trong suy nghĩ - thằng Mừng đã lớn khôn, nghề dưới nước cũng giỏi, nghề trên cạn như sửa xe, chạy máy, áp hàng… càng tài. Ông bà đã già rồi, sức mấy rồi có ngày cũng tàn, ốm đau, run rủi… Nó đi bộ đội, vạn thuyền ông mất đứt tay chèo lái rường cột mần răng đây? Con ông - một bầy vịt mái là vịt mái, lũ vịt này lớn lên, bay giông tuốt thôi. Còn thằng áp út, phải mươi mười lăm năm nữa mới mong thay thế được anh hắn. Người ta bắt thằng Mừng đi lính mần chi hè? Dân vạn chài xưa chừ có ai đi lính. Vậy là đến đời chúng nó, dòng giống, nghề nghiệp đầm phá bắt đầu tàn chăng? Chao ôi… Bầy vịt trời bay ngang, bay dọc hay bay chéo qua mặt đầm mà có để lại dấu vết chi. Nhưng con bay đầu và con bay cuối thì bao giờ cũng có một cái gì đó, một cái gì không rõ lắm song vẫn là một cái gì. Ví như cổ vươn dài và căng hơn, một cách dò tìm rà soát của con bay đầu hoặc khoảng cách hơi doãng ra để làm tín hiệu từ phía sau cho cả đàn của con bay cuối. Như cái lái thuyền đó. Lái đường nào thì mũi theo đường ấy. Ông hay chính thằng Mừng con ông là vịt trời lông tía bay cuối đàn đây…?
Ông Vui thảng thốt đứng lên, vớ can rượu, mở nắp, ghé miệng vào. Nghe một cái ực…
*
* *
* *
Đêm không trăng sao. Thuyền đã về từ chập tối, bềnh bềnh nằm trong sự ấp ủ đầy mách bảo của những chòm râu si già.
Bà Vui và mấy đứa gái chèo xuồng đi vợt rạm bè. Rạm nổi từng mảng lớn dày đặc như cháo kê. Nửa khuya, xuồng đầy mạp. Cũng vừa lúc Mừng lên bờ đi họp về. Người con trai trịnh trọng thông báo:
- Ngày mốt lên đường. Tập trung bên huyện, có xe đơn vị về đón đi luôn.
Ông Vui chẳng nói chẳng rằng tuồng như không nghe thấy và tuồng như còn có việc quan trọng hơn, ông châm một bó hương cắm lên trang thờ, cúi đầu khom lưng vái. Ông quỳ xuống khuỳnh hai tay gài các ngón lại đưa lên ngang trán, lầm rầm. Cùng lúc ấy, trên mặt đầm bỗng thốc lên một luồng gió chướng, luồng gió gần như dựng đứng, khi tới sát thuyền thì mềm lại, lan ra, hiu hiu, ve vuốt. Ông Vui mặt mày rạng rỡ quay ra, châm tiếp bó hương khác cắm vào chiếc lon vỏ bia hộp vẫn móc ở cành si già, nơi thờ các âm hồn vật vờ của riêng vạn thuyền ông. Xong đâu đấy ông vào ngồi xếp bằng tròn trên chiếc chiếu trong khoang.
- Mừng! Vô ngồi đây!
- Vô ngồi đây, Mận!
Người vợ giật mình. Mấy chục năm nay, mới nghe ông chồng gọi đến tên cúng cơm của bà, cái tên mà chính bà cũng chỉ thi thoảng, mơ hồ nghe vang lên trong giấc mơ. Rõ ràng là một việc cực kỳ hệ trọng sắp xảy ra. Bà bỗng run run như bị nhiễm lạnh. Giọng người chồng bên tai mà nghe như vọng lên đâu từ đáy nước, trầm uẩn, xa vời…
- Không ai được cãi lời tui, nghe tui nói cho hết. Tui sắp đặt mọi chuyện, đã cầu xin ông mệ, ông mệ đã bằng lòng rồi. Hồi trước, tui trốn lính quốc gia coi như đã tham gia vào việc cách mạng. Rứa cũng đủ cho cả vạn thuyền mình. Chừ thằng Mừng không việc chi phải đi nữa. Nhưng thời buổi chừ không thể “hút bát nước mắm cốt” được. Phải dông thôi. Ngày mai thằng Mừng lên Huế nhảy lên tàu vô Sài Gòn, lánh tạm vài tháng, chờ tình hình lơi lơi sẽ trở lại ván thuyền nhà. Chuyện ở đây tui lo. Thằng Mừng trốn thì cha thằng Mừng chịu phạt vậy thôi. Phạt mấy cũng chịu phạt, chi cũng làm. Mạ mi vô lấy ít bạc đưa cho con lận lưng… Tui nói rồi, cả nhà không ai được cãi.
Ông Vui ngừng. Mặt đầm lặng phắc. Cơ hồ nghe được cả tiếng thở của con cá buôi, loại chuyên ăn ngầm dưới tầng nước đáy.
Đã biết tính cha, Mừng nghe quá trái tai nhưng không dám mở miệng. Anh ngồi ngọ nguậy, mồ hôi dầu túa ra khắp người. Chàng trai đưa mắt cầu cứu mẹ. Bà Vui nhè nhẹ lắc đầu.
Thời gian tan chậm chạp như sương đầm buổi mai tháng tám.
- Răng? Mi có ăn lời cha mi không? - Ông Vui lại cất tiếng, lông mày xếch ngược như hai con tôm vít lộn đầu.
- Dạ… dạ…
- Dạ dạ chi. Một là mi gật, hai là mi lắc. Gật chẳng nói mần chi. Lắc, sẵn con sào săm bịt sắt nhọn đó, con sào từ thời ông nội mi để lại đến chừ. Tự tay tau sẽ phóng cho mi một phát, cho mi về hầu Hà Bá. Tau đã nói là làm. Ông mệ cho phép rồi. Nói đi, Mừng!
Bà Vui kêu xé lên một tiếng, ôm chặt Mừng hoảng hốt.
- Dạ, tui xin nghe lời cha.
- Phải! Rứa là phải, con ơi. Thề đi, thề trước vong linh tổ tiên ông mệ, trước thuỷ cơ mầu nhiệm Thần Phá đi!
Mừng như chiếc đò mỏng manh bị dồn đến giữa mắt bão. Anh đứng dậy, trong đầu loé lên một tia chớp. Đến nước này đành phải lừa dối bố mẹ thôi, điều mà không một người trai đầm phá nào cam tâm làm. Anh hướng về phía bàn thờ, cúi đầu, rành rọt:
- Con là thằng Mừng xin thề sẽ làm theo lời phải của cha. Nếu trái lời, xin chịu chết bầm chết giập.
Bà Vui thở hắt ra một hơi dài. Ông Vui hả hê với chiếc can nhựa. Rượu tràn ra cả chiếu từ ba chiếc tô loe miệng. Bà Vui uống mấy ngụm xong đặt xuống, trong lúc hai cha con cạn úp tô xuống chiếu. Không ai chấp đàn bà khi uống, dù là đàn bà đầm phá. Nhưng anh con trai có học và mẫn cảm lờ mờ rằng, người mẹ đang tính toán một điều gì đó. Anh thấy cần mau chóng kết thúc câu chuyện.
- Tui chỉ xin cha một điều. Không thể trốn vô Sài Gòn được. Làm như vậy mang tiếng lắm và nhất là gây ảnh hưởng xấu cho cả đoàn lính mới của quê ta. Mốt, tui cứ lên huyện tập trung, cứ đi theo anh em về đơn vị. Dọc đường, một lúc sơ hở nào đó, tui sẽ lủi. Cha biết đó, tui mà lủi thì chỉ có Thần Đầm mới bắt được mà thôi…!
- Rồi! Rồi! Được!
Trong lúc người cha thảnh thơi xoài thẳng cả bốn tay chân ngáy như sấm thì hai mẹ con ra ngồi sau lái, thì thầm. Đêm bí ẩn cũng gần tàn.
Mờ sáng. Mặt đầm chìm trong một màu bềnh bệch như nước luộc cá.
Mừng quần Jin xám, sơ mi sọc như một cậu trai thành phố, ngồi sau lái. Người cha giật máy. Ông già sáu mươi tay vẫn còn khoẻ lắm, chỉ hai vòng máy nổ. Thuyền xé nước nhằm hướng tây nam đường quốc lộ. Mừng muốn được một lần tự điều khiển vạn thuyền trước khi đi xa.
Ông Vui há mồm ngạc nhiên khi thấy rập rình chung quanh thuyền ông, nhiều vạn khác cùng vượt qua, tiếng máy nổ rền cả mặt phá. Người ta gọi, kêu, hú, hét, vẫy tay, quơ nón mũ… Lại có cờ quạt cắm đầu các mũi thuyền nữa. Đỏ thắm mọi lạch nguồn.
Cả một cộng đồng các vạn chài vùng đầm phá, không biết do ai tổ chức, hẹn hò, đúng ngày giờ đã có mặt để đưa tiễn người con trai đầu tiên của họ ra đi bộ đội cách mạng.
Ông Vui đứng đầu mũi, bóng dựng như cái cột buồm, mắt lia khắp bốn bên. Trong lúc thằng con ông hoà nhập vào cái giàn đồng ca hú hét, vẫy tay múa chân, quơ nón… đáp lại, thì ông bỏ vào khoang trong, ngồi lặng. Nhưng đôi mắt tinh như mắt rắn nước của ông vẫn không bỏ sót một chi tiết nào qua kẽ hở như sợi chỉ giữa vòm mui và mạn. Ông không khỏi xúc động và tự hào, cho dù là một niềm tự hào cay đắng.
Đoàn thuyền cập bến. Mọi người đều ra đứng ngoài khoang. Mừng sải mấy bước trên cầu ván, nhảy lên bờ.
- Cha mạ với mấy em ở nhà. Tui đi!
- Ơ… đi! Cho mạnh giỏi!
Mừng bước lên đường nhựa, khuất dần sau những hàng cây chạy dài hai bên quốc lộ.
Đoàn thuyền vạn chài đưa tiễn tản ra, ai về xứ nấy. Một ngày chài lưới mới đang chờ đợi. Phía núi Mu Rùa, ngoài cửa biển, mặt trời nhô lên. Mặt đầm óng ánh một màu trắng say say như rượu tưới.
Thuyền ông Vui về sau hết. Hôm nay là ngày Mừng ra đi, ông không đánh bắt. Về tới gốc si già, bà Vui vung tay để sợi neo mềm mại trườn lên, ngoắc vào thân cây. Cái vung tay của bà không thể nói là kém hơn con trai bà. Bà đốt hai nén hương, một cắm lên trang thờ, một cắm đầu mũi - nơi vẫn hàng năm đặt lễ cúng Thần Đầm. Ông Vui nhìn vợ, không giấu được vẻ lạ lùng băn khoăn trên khuôn mặt như tạc bằng lim ròng.
- Mụ mần chi rứa?
- Thắp hương!
- Thắp chi?
Hỏi xong, ông Vui cảm thấy mình quá ư vô lý. Thắp hương cho thần linh tiên phật, cho tổ tiên ông bà cha mẹ, cầu mong cho con cái được bình yên vô sự ăn nên làm ra… thì đâu có thừa, đâu phải là việc không nên mà hỏi. Tâm càng thành, càng được phù hộ. Thần linh chỉ trừng phạt những lòng giả dối. Nhưng mà… chi rứa hè? … Ông chột dạ, lom lom nhìn.
Bà Vui ngồi bệt xuống, hai chân xếp ngoặc ra sau, chắp tay lạy. Đoạn bà đứng dậy, chiếu thẳng mắt vào chồng. Ông Vui như bị dông khiến bật đứng lên cạnh vợ. Bà Vui khấn to như đọc:
- Trên có chư vị Thủy Vương Hà Bá, dưới có vong linh ông bà cha mẹ. Con xin được giải lời hứa nguyện cho chồng con, con trai con. Chồng con vì thương con mà bày điều trái đạo. Con trai con vì không muốn phiền lòng cha mà phải thề nước hai. Đi thuận gió, về thuận mưa, nghe lời phải, bỏ điều tà. Con trai con đã một lòng, chồng con cũng không hai dạ. Rập đầu mong được chứng giải. Kính cáo.
Ông Vui đã ngồi đánh phịch - Bà Vui tạ xong ra đứng trước mũi, rút con sào đầu bịt sắt nhọn đặt cạnh.
Bà vo quần lên và bất đồ đưa tay xé rẹt hàng cúc áo. Hai bầu vú màu mận chín của ba mươi năm về trước phơi ra, hai bầu vú đã một lần cứu ông thoát tay giặc, hai bầu vú mà bầy con của ông đã lần lượt bấu vào, hút kiệt và lớn lên, giờ đây đã thõng xuống, tóp lại như hai trái mướp khô, ưỡn thẳng.
- Đây! Tui xin được thay thằng Mừng gửi lại ông một cái lắc đầu… Ngày xưa, ông trốn lính là lợi cách mạng. Ngày nay, thằng Mừng trốn lính là hại cách mạng. Hắn không bao giờ làm. Ông hãy phóng vào ngực tui đi!
Sự việc diễn ra quá dữ dội và bất ngờ. Ông Vui kiệt sức, lắp bắp:
- Mụ… mụ… Ui chui cái mụ…!
Ông rên rỉ trong lòng. Ta thấp mưu hơn vợ con ta rồi… Cảnh tiễn đưa của cộng đồng các vạn chài đầm phá hồi nãy hằn rõ trong óc ông. Thốt nhiên, ông vụt nhận ra rằng, sự thất bại của ông cũng… cũng thật là mát mặt…
Ông bước ra, quát vợ:
- Thôi đi vô nấu cơm! Con mụ “mọi đầm” kia!
Vừa lúc, thằng con áp út đang ngồi chơi khuất đâu bên kia cửa mui, vỗ tay reo:
- Mạ ơi! Vịt trời lông tía về rồi! Đó! Đó, mạ thấy không? Vịt trời lông tía!
Người mẹ nhìn vọi lên cao:
- Ờ… ờ… nó bay đi, đến mùa hè lại bay về, có chi lạ mô con!
Ở vùng đầm phá, vịt trời có nhiều loại. Nhưng loại lông tía mới là loại quý hiếm, săn mồi rất giỏi. Dân vạn chài đầm phá chuyên sống trên mặt nước xưa nay vẫn coi chúng là sứ giả của những điều tốt lành, may mắn.