kinhcan_3011
New member
- Xu
- 0
Vĩnh biệt người thầy dạy Lịch sử đáng kính
PGS.TSKH, NGƯT Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa qua đời do bệnh nặng, để lại niềm tiếc nhớ của bạn bè, đồng và các sinh viên.
Trên trang Facebook của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, hàng trăm sinh viên đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình thầy và bày tỏ lòng cảm kích trước người thầy đáng kính hết lòng vì nền giáo dục lịch sử nước nhà. Sinh viên bày tỏ: “Chúng em sẽ ghi nhớ mãi những bài học sâu sắc, ý nghĩa của thầy...”, “Mới đó mà thầy đã ra đi, thầy là người thầy giáo mà em kính trọng nhất từ trước đến giờ, vĩnh biệt thầy!, “Tiếc một người thầy vừa có tâm, vừa có tài... Mình hạnh phúc được biết thầy”…
PGS.TSKH, NGƯT Nguyễn Hải Kế sinh ngày 10/3/1954 tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông tham gia công tác tại khoa Lịch sử từ năm 1975 đến nay. Ông bảo vệ Tiến sĩ khoa học tại Viện Hàn lâm khoa học Matxcơva (Liên Bang Nga) chuyên ngành lịch sử và được phong PGS năm 2002.
Các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chính của PGS.TSKH, NGƯT Nguyễn Hải Kế là Làng - xã châu thổ sông Hồng (kết cấu kinh tế, văn hoá, xã hội); Tiếp xúc, giao lưu văn hoá ở Việt Nam; Lịch sử giáo dục và đào tạo ở Việt Nam; Chống ngoại xâm với quá trình lịch sử văn hoá Việt Nam. Trong suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu, PGS Nguyễn Hải Kế đã có hàng trăm bài báo khoa học, bài viết đã được đăng tải và xuất bản cùng một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Thầy có 4 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước là Chương Đàng Ngoài thế kỷ XVIII, trong: Lịch sử Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà nước do Khoa Lịch sử thực hiện (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ nhiệm), 2002-2004; Giáo dục, đào tạo Thăng Long - Hà Nội: định hướng phát triển giáo dục, đào tạo Thủ đô thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp Nhà nước; Đề tài nhánh:Đối ngoại nhân dân - Tiếp xúc giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân Thăng Long - Hà Nội với cả nước và quốc tế, thuộc Đề tài Khoa học cấp nhà nước: Hoạt động đối ngoại Thăng Long - Hà Nội, mã số KX.O9.02, PGS.TS Phạm Xuân Hằng chủ nhiệm, 2004-2008; Thăng Long thời Trần, trong: Lịch sử Hà Nội, Đề tài đặc biệt trong Chương trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, GS Phan Huy Lê chủ nhiệm, 2008-2010.
42 năm gắn bó với ngành dạy Lịch sử, PGS Nguyễn Hải Kế đã tự hào được là sinh viên rồi là giảng viên của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội hôm qua, Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội hôm nay.
Ông tự nhận ra rằng: “Với đông đảo những người đầu tư vào việc đi học, đi thi, để chọn ngành chọn nghề, thì nghề làm thày giáo là sự lựa chọn cuối cùng, chứ không phải đầu tiên trong điều tiết của xã hội Việt Nam. Vì thế những ai, từ tuổi thanh xuân bước lên bục giảng cho đến khi được về nghỉ hưu, vẫn thuỷ chung với nghề dạy học đâu chỉ là an phận. Thuỷ chung với nghề thật kiên cường, bản lĩnh qua thẩm định tự thân để không chỉ khi thoái, lui mới quay ra làm thày, mà ngay khi “tiến” hay “đạt” cũng không bỏ đi, mà vẫn như nhất nghề làm Thày, để cùng học và trồng người không mệt mỏi (giáo nhân bất quyện) .
< sưu tầm >