rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
From Tragedy to Art: Meaning-Making, Personal Narrative, and Life’s Adversities
Using expressive narrative writing to transform pain into art.
Published on June 18, 2010 by Shelley H. Carson, Ph.D. in Life as Art
Gần đây tôi đã đọc xong cuốn sách "In Her Wake" của tiến sỹ Nancy Rappaport, một lần nữa nó nhắc tôi rằng cuộc sống của chúng ta là những tác phẩm nghệ thuật - hoặc ít nhất chúng có thể là những tác phẩm nghệ thuật nếu chúng ta lựa chọn làm chúng trở nên như vậy.
Trong cuốn sách của mình, tiến sỹ Rappaport mô tả cuộc hành trình dài 18 năm của cô để tìm ý nghĩa trong cái chết của mẹ cô (mẹ cô tự tử khi Nancy mới chỉ 4 tuổi). Kết quả của cuộc hành trình này là 1 tác phẩm nghệ thuật hư cấu sâu sắc, giàu thông tin và truyền cảm hứng. Nó là 1 cuốn sách vỡ lòng cho các nhà tâm lý, các giáo viên và những người chăm sóc có trách nhiệm giải thích về hành động tự tử cho 1 đứa trẻ và hiểu được phản ứng của đứa trẻ, khi Rappaport nhìn hành động tự tử của mẹ từ những quan điểm cá nhân của cô: đó là quan điểm của 1 đứa trẻ, 1 nhà tâm thần học và 1 người mẹ (Rappaport là mẹ của 3 đứa trẻ). Cô cũng thảo luận việc tự tử của mẹ từ quan điểm của những thành viên gia đình khác, bao gồm của mẹ cô (những lá thư, tiểu thuyết chưa hoàn thành tiết lộ những động cơ và sự rối loạn cảm xúc của bà).
Có những khía cạnh của cuốn sách mà tôi muốn thảo luận; cuốn sách là 1 ví dụ tao nhã về cách sử dụng 1 hoạt động sáng tạo (viết tường thuật) như 1 công cụ để thúc đẩy việc chữa lành những tổn thương dai dẳng của cuộc sống.
1 trong những phát hiện nhất quán- được nhân rộng trong nghiên cứu tâm lý học đó là viết về 1 trải nghiệm tiêu cực trong cuộc đời của bạn (được gọi là viết tường thuật) có thể dẫn đến sự cải thiện sức khỏe thể chất và tâm lý. Những ảnh hưởng có lợi từ viết tường thuật bắt nguồn từ nghiên cứu của James Pennebaker ở trường đại học Texas (Austin). Pennebaker và các cộng sự đã khám phá ra, viết tường thuật về 1 sự kiện cảm xúc trong cuộc sống trong những phiên làm việc khoảng 20 phút mỗi ngày trong 4 ngày liên tiếp có thể làm giảm những ngày đau ốm, cải thiện chức năng miễn dịch và làm giảm lo lắng và tình trạng cảm thấy khó chịu (Baikie & Wilhelm, 2005; Pennebaker, 1999). Nó cũng được chứng minh là cải thiện trí nhớ ngắn hạn và thậm chí đạt điểm cao hơn trong học tập (Pennebaker & Francis, 1996).
Tại sao viết tường thuật, cho dù chúng ta chọn cách viết 20 phút mỗi ngày hoặc viết cả 1 cuốn sách giống như Rappaport lại có sức mạnh như vậy? Lời giải thích về mặt tâm lý là đôi lúc những sự kiện xảy đến trong cuộc sống của chúng ta làm chúng ta không thể hợp nhất nó vào trong sơ đồ tinh thần (mental schema) của chúng ta về 1 thế giới tốt đẹp và công bằng. Khi điều này xảy ra, chúng để lại cho chúng ta 1 vết thương tinh thần không được chưa lành đúng mức. Viết về những sự kiện đó có thể cho phép chúng ta cẩn thận tiếp cận với vùng bị tổn thương trong tâm hồn của chúng ta và bắt đầu xoa dịu bằng ý nghĩa ngữ cảnh. Bằng cách viết và viết lại những khía cạnh của câu chuyện cuộc đời của chúng ta, chúng ta tập kiểm soát 1 số yếu tố của kinh nghiệm của chúng ta mà dường như hoặc là không thể kiểm soát được, hoặc từng kỳ lạ với sơ đồ chung của chúng ta về bản thân và về thế giới.
Khá đơn giản, bằng cách viết tường thuật về cuộc đời của chúng ta, chúng ta thay đổi từ nạn nhân của những sự kiện không thể kiểm soát được thành những tác giả hiểu biết và những câu chuyện cuộc đời của chúng ta trở thành những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa. Điều này không có nghĩa là chúng ta tiểu thuyết hoá những sự kiện cuộc đời của chúng ta để làm cho chúng có 1 "kết thúc có hậu." Thay vào đó, thông qua viết tường thuật chúng ta có thể đạt được sự kiểm soát đối với những sự kiện đau thương bằng cách khám phá và điều chỉnh lại chúng theo 1 cách có mục đích.
Tường thuật của Nancy Rappaport là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, tự xem xét nội tâm và kinh nghiệm chuyên gia; tuy nhiên, bạn không cần phải là 1 nhà tâm thần học có trình độ cao hoặc 1 nhà văn có kỹ năng để nhận được những lợi ích tích cực của viết tường thuật cá nhân.
Tôi sẽ cung cấp những chỉ dẫn làm thế nào để luyện tập viết tường thuật. Tôi đề xuất là bạn nên bắt đầu viết trong 3 ngày liên tiếp. Nếu bạn cảm thấy bạn có nhiều điều để nói về chủ đề của bạn thì có thể bổ sung thêm 1 hoặc 2 ngày. Những chỉ dẫn này được trích từ cuốn sách của tôi "Your Creative Brain" (Carson, 2010, p. 231), nó được trích từ những chỉ dẫn viết tường thuật của Pennebaker (Pennebaker. 1997, p. 162):
Bạn sẽ cần 1 dụng cụ viết, 1 tập giấy, 1 đồng hồ bấm giờ. Tìm 1 nơi yên tĩnh mà bạn có thể viết và không bị làm gián đoạn. Thiết lập đồng hồ hẹn giờ khoảng 20 phút và bắt đầu viết, sử dụng những chỉ dẫn sau:
Trong 3 ngày liên tiếp, viết về những suy nghĩ và cảm xúc sâu xa nhất của bạn về 1 vấn đề quan trọng đã từng ảnh hưởng đến bạn và cuộc sống của bạn. Khi bạn viết, hãy khám phá những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc nhất của bạn. Bạn có thể viết về mối quan hệ của bạn với người khác, bao gồm bố mẹ, người yêu, bạn bè hoặc những người họ hàng, là những người quan trọng trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của bạn, họ đã ảnh hưởng như thế nào đến con người bạn từng là, con người bạn muốn trở thành hoặc con người hiện tại của bạn. Bạn có thể viết về những vấn đề hoặc trải nghịệm chung tương tự trong 3 ngày đó hoặc về những chủ đề khác nhau mỗi ngày. Không ai nhìn thấy bài viết của bạn trừ bạn. Đừng lo lắng về cấu trúc câu, viết theo chính tả hoặc ngữ pháp. Nguyên tắc duy nhất là một khi bạn bắt đầu viết, tiếp tục viết cho đến khi hết thời gian.
Khi bạn viết xong trong ngày đó, hãy cất đi và không xem lại nó. Bắt đầu viết tiếp vào ngày mai mà không xem lại những gì bạn đã viết hôm nay. Giá trị của bài tập này nằm trong bài viết hiện tại. Bạn không bao giờ cần xem lại những gì bạn đã viết để nhận được lợi ích từ nó.
Có 2 lưu ý với bài tập này. Thứ nhất, đừng viết về điều gì đó quá gần đây và "vết thương đang còn đau" để bạn không gặp nguy cơ làm bản thân bị tổn thương lại khi viết về nó. Nếu bạn trở nên vô cùng khó chịu, hãy tạm hoãn bài tập này. Nó có thể là trường hợp bạn cần có thêm nhiều thời gian hơn giữa bản thân và chủ đề không thoải mái đó trước khi bạn có thể nhận được những lợi ích khi viết về nó. Bạn có thể muốn làm việc với những tổn thương đó cùng 1 chuyên gia về sức khỏe tinh thần. Thứ 2, nếu bạn cảm thấy khó chịu 1 chút về vấn đề nào đó khi bạn đang viết, đó là điều bình thường và là 1 dấu hiệu cho thấy bạn đang mở rộng ra ngoài vùng thoải mái tinh thần của bạn (mental comfort zone). Sự phát triển cá nhân đến từ kiểu mở rộng này. Bạn càng viết nhiều, bạn sẽ càng hợp nhất chủ đề bạn đang viết với sơ đồ cá nhân của bạn. Những gì từng là 1 "nỗi đau" bạn né tránh về tinh thần có thể trở thành 1 phần được chấp nhận (và thậm chí là tích cực) của hành trình cá nhân của bạn.
Bài tập này có thể giúp bạn làm cho những trải nghiệm tiêu cực của bạn có ý nghĩa thì nó có thể không tạo ra 1 bài tường thuật mà bạn xem như 1 tác phẩm nghệ thuật. Trong bài tới, tôi sẽ mô tả bài tập viết tường thuật khác sẽ giúp bạn viết 1 câu chuyện giàu tính nghệ thuật.
Tham khảo
Baikie, K. A. & Wilhelm, K. (2005). Emotional and physical health benefits of expressive writing. Advances in Psychiatric Treatment, 11, 338-346.
Pennebaker, J.W. (1997). Writing about emotional experiences as a therapeutic process. Psychological Science 8(3),162-166.
Pennebaker, J. W. & Francis, M. E. (1996) Cognitive, emotional, and language processes in disclosure. Cognition and Emotion, 10, 601-626.
Rappaport, N. (2009). In her wake: A child psychiatrist explores the mystery of her mother's suicide. New York: Basic Books.
Nguồn: Psychologytoday
From Tragedy to Art: Meaning-Making, Personal Narrative, and Life’s Adversities
Using expressive narrative writing to transform pain into art.
Published on June 18, 2010 by Shelley H. Carson, Ph.D. in Life as Art
Gần đây tôi đã đọc xong cuốn sách "In Her Wake" của tiến sỹ Nancy Rappaport, một lần nữa nó nhắc tôi rằng cuộc sống của chúng ta là những tác phẩm nghệ thuật - hoặc ít nhất chúng có thể là những tác phẩm nghệ thuật nếu chúng ta lựa chọn làm chúng trở nên như vậy.
Trong cuốn sách của mình, tiến sỹ Rappaport mô tả cuộc hành trình dài 18 năm của cô để tìm ý nghĩa trong cái chết của mẹ cô (mẹ cô tự tử khi Nancy mới chỉ 4 tuổi). Kết quả của cuộc hành trình này là 1 tác phẩm nghệ thuật hư cấu sâu sắc, giàu thông tin và truyền cảm hứng. Nó là 1 cuốn sách vỡ lòng cho các nhà tâm lý, các giáo viên và những người chăm sóc có trách nhiệm giải thích về hành động tự tử cho 1 đứa trẻ và hiểu được phản ứng của đứa trẻ, khi Rappaport nhìn hành động tự tử của mẹ từ những quan điểm cá nhân của cô: đó là quan điểm của 1 đứa trẻ, 1 nhà tâm thần học và 1 người mẹ (Rappaport là mẹ của 3 đứa trẻ). Cô cũng thảo luận việc tự tử của mẹ từ quan điểm của những thành viên gia đình khác, bao gồm của mẹ cô (những lá thư, tiểu thuyết chưa hoàn thành tiết lộ những động cơ và sự rối loạn cảm xúc của bà).
Có những khía cạnh của cuốn sách mà tôi muốn thảo luận; cuốn sách là 1 ví dụ tao nhã về cách sử dụng 1 hoạt động sáng tạo (viết tường thuật) như 1 công cụ để thúc đẩy việc chữa lành những tổn thương dai dẳng của cuộc sống.
1 trong những phát hiện nhất quán- được nhân rộng trong nghiên cứu tâm lý học đó là viết về 1 trải nghiệm tiêu cực trong cuộc đời của bạn (được gọi là viết tường thuật) có thể dẫn đến sự cải thiện sức khỏe thể chất và tâm lý. Những ảnh hưởng có lợi từ viết tường thuật bắt nguồn từ nghiên cứu của James Pennebaker ở trường đại học Texas (Austin). Pennebaker và các cộng sự đã khám phá ra, viết tường thuật về 1 sự kiện cảm xúc trong cuộc sống trong những phiên làm việc khoảng 20 phút mỗi ngày trong 4 ngày liên tiếp có thể làm giảm những ngày đau ốm, cải thiện chức năng miễn dịch và làm giảm lo lắng và tình trạng cảm thấy khó chịu (Baikie & Wilhelm, 2005; Pennebaker, 1999). Nó cũng được chứng minh là cải thiện trí nhớ ngắn hạn và thậm chí đạt điểm cao hơn trong học tập (Pennebaker & Francis, 1996).
Tại sao viết tường thuật, cho dù chúng ta chọn cách viết 20 phút mỗi ngày hoặc viết cả 1 cuốn sách giống như Rappaport lại có sức mạnh như vậy? Lời giải thích về mặt tâm lý là đôi lúc những sự kiện xảy đến trong cuộc sống của chúng ta làm chúng ta không thể hợp nhất nó vào trong sơ đồ tinh thần (mental schema) của chúng ta về 1 thế giới tốt đẹp và công bằng. Khi điều này xảy ra, chúng để lại cho chúng ta 1 vết thương tinh thần không được chưa lành đúng mức. Viết về những sự kiện đó có thể cho phép chúng ta cẩn thận tiếp cận với vùng bị tổn thương trong tâm hồn của chúng ta và bắt đầu xoa dịu bằng ý nghĩa ngữ cảnh. Bằng cách viết và viết lại những khía cạnh của câu chuyện cuộc đời của chúng ta, chúng ta tập kiểm soát 1 số yếu tố của kinh nghiệm của chúng ta mà dường như hoặc là không thể kiểm soát được, hoặc từng kỳ lạ với sơ đồ chung của chúng ta về bản thân và về thế giới.
Khá đơn giản, bằng cách viết tường thuật về cuộc đời của chúng ta, chúng ta thay đổi từ nạn nhân của những sự kiện không thể kiểm soát được thành những tác giả hiểu biết và những câu chuyện cuộc đời của chúng ta trở thành những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa. Điều này không có nghĩa là chúng ta tiểu thuyết hoá những sự kiện cuộc đời của chúng ta để làm cho chúng có 1 "kết thúc có hậu." Thay vào đó, thông qua viết tường thuật chúng ta có thể đạt được sự kiểm soát đối với những sự kiện đau thương bằng cách khám phá và điều chỉnh lại chúng theo 1 cách có mục đích.
Tường thuật của Nancy Rappaport là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, tự xem xét nội tâm và kinh nghiệm chuyên gia; tuy nhiên, bạn không cần phải là 1 nhà tâm thần học có trình độ cao hoặc 1 nhà văn có kỹ năng để nhận được những lợi ích tích cực của viết tường thuật cá nhân.
Tôi sẽ cung cấp những chỉ dẫn làm thế nào để luyện tập viết tường thuật. Tôi đề xuất là bạn nên bắt đầu viết trong 3 ngày liên tiếp. Nếu bạn cảm thấy bạn có nhiều điều để nói về chủ đề của bạn thì có thể bổ sung thêm 1 hoặc 2 ngày. Những chỉ dẫn này được trích từ cuốn sách của tôi "Your Creative Brain" (Carson, 2010, p. 231), nó được trích từ những chỉ dẫn viết tường thuật của Pennebaker (Pennebaker. 1997, p. 162):
Bạn sẽ cần 1 dụng cụ viết, 1 tập giấy, 1 đồng hồ bấm giờ. Tìm 1 nơi yên tĩnh mà bạn có thể viết và không bị làm gián đoạn. Thiết lập đồng hồ hẹn giờ khoảng 20 phút và bắt đầu viết, sử dụng những chỉ dẫn sau:
Trong 3 ngày liên tiếp, viết về những suy nghĩ và cảm xúc sâu xa nhất của bạn về 1 vấn đề quan trọng đã từng ảnh hưởng đến bạn và cuộc sống của bạn. Khi bạn viết, hãy khám phá những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc nhất của bạn. Bạn có thể viết về mối quan hệ của bạn với người khác, bao gồm bố mẹ, người yêu, bạn bè hoặc những người họ hàng, là những người quan trọng trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của bạn, họ đã ảnh hưởng như thế nào đến con người bạn từng là, con người bạn muốn trở thành hoặc con người hiện tại của bạn. Bạn có thể viết về những vấn đề hoặc trải nghịệm chung tương tự trong 3 ngày đó hoặc về những chủ đề khác nhau mỗi ngày. Không ai nhìn thấy bài viết của bạn trừ bạn. Đừng lo lắng về cấu trúc câu, viết theo chính tả hoặc ngữ pháp. Nguyên tắc duy nhất là một khi bạn bắt đầu viết, tiếp tục viết cho đến khi hết thời gian.
Khi bạn viết xong trong ngày đó, hãy cất đi và không xem lại nó. Bắt đầu viết tiếp vào ngày mai mà không xem lại những gì bạn đã viết hôm nay. Giá trị của bài tập này nằm trong bài viết hiện tại. Bạn không bao giờ cần xem lại những gì bạn đã viết để nhận được lợi ích từ nó.
Có 2 lưu ý với bài tập này. Thứ nhất, đừng viết về điều gì đó quá gần đây và "vết thương đang còn đau" để bạn không gặp nguy cơ làm bản thân bị tổn thương lại khi viết về nó. Nếu bạn trở nên vô cùng khó chịu, hãy tạm hoãn bài tập này. Nó có thể là trường hợp bạn cần có thêm nhiều thời gian hơn giữa bản thân và chủ đề không thoải mái đó trước khi bạn có thể nhận được những lợi ích khi viết về nó. Bạn có thể muốn làm việc với những tổn thương đó cùng 1 chuyên gia về sức khỏe tinh thần. Thứ 2, nếu bạn cảm thấy khó chịu 1 chút về vấn đề nào đó khi bạn đang viết, đó là điều bình thường và là 1 dấu hiệu cho thấy bạn đang mở rộng ra ngoài vùng thoải mái tinh thần của bạn (mental comfort zone). Sự phát triển cá nhân đến từ kiểu mở rộng này. Bạn càng viết nhiều, bạn sẽ càng hợp nhất chủ đề bạn đang viết với sơ đồ cá nhân của bạn. Những gì từng là 1 "nỗi đau" bạn né tránh về tinh thần có thể trở thành 1 phần được chấp nhận (và thậm chí là tích cực) của hành trình cá nhân của bạn.
Bài tập này có thể giúp bạn làm cho những trải nghiệm tiêu cực của bạn có ý nghĩa thì nó có thể không tạo ra 1 bài tường thuật mà bạn xem như 1 tác phẩm nghệ thuật. Trong bài tới, tôi sẽ mô tả bài tập viết tường thuật khác sẽ giúp bạn viết 1 câu chuyện giàu tính nghệ thuật.
Tham khảo
Baikie, K. A. & Wilhelm, K. (2005). Emotional and physical health benefits of expressive writing. Advances in Psychiatric Treatment, 11, 338-346.
Pennebaker, J.W. (1997). Writing about emotional experiences as a therapeutic process. Psychological Science 8(3),162-166.
Pennebaker, J. W. & Francis, M. E. (1996) Cognitive, emotional, and language processes in disclosure. Cognition and Emotion, 10, 601-626.
Rappaport, N. (2009). In her wake: A child psychiatrist explores the mystery of her mother's suicide. New York: Basic Books.
Nguồn: Psychologytoday