ngan trang
New member
- Xu
- 159
Việt sử giai thoại: Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết đã nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển.
Xin được mượn một câu thơ của Tố Hữu làm tiêu đề cho giai thoại này - giai thoại gắn liền với tên tuổi của một nhân vật đặc biệt: Mỵ Châu! Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Khi cô lớn lên cũng là khi Triệu Đà (vua của nước Nam Việt, một vương quốc nằm sát biên giới phía Bắc nước ta) đang ráo riết thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam. Quân của Triệu Đà đã bao phen tiến đánh đến tận Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc), uy hiếp mạnh mẽ đối với cả kinh thành Cổ Loa, nhưng tất cả những cuộc tấn công ấy đều bị đẩy lùi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, từ tờ 9a đến tờ 10b) chép rằng:
“(Triệu) Đà biết nhà vua có nỏ thần, không thể nào địch nổi, bèn cho quân lui giữ Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc ngày nay) rồi sai sứ đến xin giảng hòa. Nhà vua mừng lắm, bèn chia đất từ Bình Giang, tức là vùng sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc) trở lên phía Bắc thì giao cho (Triệu) Đà cai quản, từ đó trở về Nam thì do Nhà vua cai quản.
(Triệu) Đà sai con trai của mình là Trọng Thủy, vào hầu cận nhà vua, rồi xin cưới con gái của nhà vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy nhân đó dỗ dành Mỵ Châu, xin xem trộm nỏ thần (của nhà vua). Hắn ngầm bẻ gẫy lẫy nỏ, làm cái lẫy giả thay vào, xong, lấy cớ về Bắc thăm nhà (để mật báo mọi sự). Trước khi đi Trọng Thủy nói với Mỵ Châu rằng:
- Ơn nghĩa vợ chồng chẳng thể nào quên, sau này nếu chẳng may hai nước bất hòa, Nam Bắc cách biệt, mà ta lại tới đây thì làm sao có thể tìm thấy nàng?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có cái áo kết bằng lông ngỗng, đi đâu cũng thường mang theo mình. Vậy, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc xuống đường để làm dấu.
Trọng Thủy về mật báo cho Triệu Đà hay.
Ngay sau đó, Triệu Đà đem quân đánh An Dương Vương. Sách trên chép tiếp:
“(Triệu) Đà đem quân đến đánh nhà vua. Vua không biết là lẫy nỏ đã mất, cho nên, cứ vừa ngồi đánh cờ, vừa cười mà nói rằng:
- (Triệu) Đà không sợ nỏ thần của ta hay sao?
Khi quân của Triệu Đà tiến sát đến nơi. Nhà vua mới giương nỏ bắn và bấy giờ mới hay là lẫy nỏ đã gẫy rồi. Nhà vua thua chạy, cho Mỵ Châu cùng ngồi chung ngựa mà đi mãi về phía Nam. Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng đuổi theo. Nhà vua chạy đến biển, hết đường mà thuyền chẳng có, liền cất tiếng gọi thần Kim
Quy:
- Hãy mau đến cứu ta !
Thần Kim Quy nổi lên mặt nước, mắng rằng:
- Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết ngay đi!
Nhà vua rút gươm chém Mỵ Châu. Mỵ Châu liền khấn vái rằng:
- Ta trọn tiết trung tín, chẳng dè bị người đánh lừa, vậy, sau khi chết, xin được hoá thành ngọc châu để rửa mối nhục này.
Nhà vua chém Mỵ Châu, máu chảy loang khắp mặt nước, loài trai dưới biển nuốt vào bụng, máu ấy hoá thành hạt minh châu. Nhà vua cầm sừng tê văn dài bảy tấc mà đi xuống biển, đại để cũng như nói cầm sừng tê đi xuống nước. Tục truyền rằng, núi Dạ Sơn, xã Cao Xá ở Diễn Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) chính là nơi nhà vua giết Mỵ Châu rồi đi xuống biển.
Trọng Thủy đuổi đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc hồi lâu rồi đem xác về chôn ở Loa Thành.
Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi Mỵ Châu trước kia thường hay trang điểm rồi nhảy xuống giếng mà chết. Người đời sau hễ được hạt minh châu ở ngoài biển Đông, nếu đem đến lấy nước giếng ấy mà rửa, thì sắc ngọc sẽ sáng hơn”.
Lời bàn:
Trong mọi lỗi lầm, nhẹ dạ cả tin là lỗi lầm cần được tha thứ hơn cả. Bạn có quyền trách An Dương Vương, trách Mỵ Châu, rằng sao mà nỡ nhẹ dạ cả tin đến thế. Nhưng bạn hỡi, nếu một nhà mà cha chẳng tin con, vợ chẳng tin chồng, tất cả sẽ rẻ rúng làm sao!
Sau lỗi lầm của An Dương Vương, tổ tiên ta phải trả giá bằng cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ và quyết liệt hơn một ngàn năm, nhưng trong mọi trái tim nhân hậu, An Dương Vương - người có công dựng nên quốc gia Âu Lạc, dựng nên kinh thành Cổ Loa - vẫn mãi mãi được tôn kính. Ngàn năm còn đó, những đền thờ An Dương Vương.
Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết đã nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển.
(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục)
Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết đã nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển.
Xin được mượn một câu thơ của Tố Hữu làm tiêu đề cho giai thoại này - giai thoại gắn liền với tên tuổi của một nhân vật đặc biệt: Mỵ Châu! Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Khi cô lớn lên cũng là khi Triệu Đà (vua của nước Nam Việt, một vương quốc nằm sát biên giới phía Bắc nước ta) đang ráo riết thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam. Quân của Triệu Đà đã bao phen tiến đánh đến tận Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc), uy hiếp mạnh mẽ đối với cả kinh thành Cổ Loa, nhưng tất cả những cuộc tấn công ấy đều bị đẩy lùi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, từ tờ 9a đến tờ 10b) chép rằng:
“(Triệu) Đà biết nhà vua có nỏ thần, không thể nào địch nổi, bèn cho quân lui giữ Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc ngày nay) rồi sai sứ đến xin giảng hòa. Nhà vua mừng lắm, bèn chia đất từ Bình Giang, tức là vùng sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc) trở lên phía Bắc thì giao cho (Triệu) Đà cai quản, từ đó trở về Nam thì do Nhà vua cai quản.
(Triệu) Đà sai con trai của mình là Trọng Thủy, vào hầu cận nhà vua, rồi xin cưới con gái của nhà vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy nhân đó dỗ dành Mỵ Châu, xin xem trộm nỏ thần (của nhà vua). Hắn ngầm bẻ gẫy lẫy nỏ, làm cái lẫy giả thay vào, xong, lấy cớ về Bắc thăm nhà (để mật báo mọi sự). Trước khi đi Trọng Thủy nói với Mỵ Châu rằng:
- Ơn nghĩa vợ chồng chẳng thể nào quên, sau này nếu chẳng may hai nước bất hòa, Nam Bắc cách biệt, mà ta lại tới đây thì làm sao có thể tìm thấy nàng?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có cái áo kết bằng lông ngỗng, đi đâu cũng thường mang theo mình. Vậy, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc xuống đường để làm dấu.
Trọng Thủy về mật báo cho Triệu Đà hay.
Ngay sau đó, Triệu Đà đem quân đánh An Dương Vương. Sách trên chép tiếp:
“(Triệu) Đà đem quân đến đánh nhà vua. Vua không biết là lẫy nỏ đã mất, cho nên, cứ vừa ngồi đánh cờ, vừa cười mà nói rằng:
- (Triệu) Đà không sợ nỏ thần của ta hay sao?
Khi quân của Triệu Đà tiến sát đến nơi. Nhà vua mới giương nỏ bắn và bấy giờ mới hay là lẫy nỏ đã gẫy rồi. Nhà vua thua chạy, cho Mỵ Châu cùng ngồi chung ngựa mà đi mãi về phía Nam. Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng đuổi theo. Nhà vua chạy đến biển, hết đường mà thuyền chẳng có, liền cất tiếng gọi thần Kim
Quy:
- Hãy mau đến cứu ta !
Thần Kim Quy nổi lên mặt nước, mắng rằng:
- Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết ngay đi!
Nhà vua rút gươm chém Mỵ Châu. Mỵ Châu liền khấn vái rằng:
- Ta trọn tiết trung tín, chẳng dè bị người đánh lừa, vậy, sau khi chết, xin được hoá thành ngọc châu để rửa mối nhục này.
Nhà vua chém Mỵ Châu, máu chảy loang khắp mặt nước, loài trai dưới biển nuốt vào bụng, máu ấy hoá thành hạt minh châu. Nhà vua cầm sừng tê văn dài bảy tấc mà đi xuống biển, đại để cũng như nói cầm sừng tê đi xuống nước. Tục truyền rằng, núi Dạ Sơn, xã Cao Xá ở Diễn Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) chính là nơi nhà vua giết Mỵ Châu rồi đi xuống biển.
Trọng Thủy đuổi đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc hồi lâu rồi đem xác về chôn ở Loa Thành.
Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi Mỵ Châu trước kia thường hay trang điểm rồi nhảy xuống giếng mà chết. Người đời sau hễ được hạt minh châu ở ngoài biển Đông, nếu đem đến lấy nước giếng ấy mà rửa, thì sắc ngọc sẽ sáng hơn”.
Trong mọi lỗi lầm, nhẹ dạ cả tin là lỗi lầm cần được tha thứ hơn cả. Bạn có quyền trách An Dương Vương, trách Mỵ Châu, rằng sao mà nỡ nhẹ dạ cả tin đến thế. Nhưng bạn hỡi, nếu một nhà mà cha chẳng tin con, vợ chẳng tin chồng, tất cả sẽ rẻ rúng làm sao!
Sau lỗi lầm của An Dương Vương, tổ tiên ta phải trả giá bằng cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ và quyết liệt hơn một ngàn năm, nhưng trong mọi trái tim nhân hậu, An Dương Vương - người có công dựng nên quốc gia Âu Lạc, dựng nên kinh thành Cổ Loa - vẫn mãi mãi được tôn kính. Ngàn năm còn đó, những đền thờ An Dương Vương.
Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết đã nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển.
(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục)