Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Việt Nam thời dựng nước
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 14670" data-attributes="member: 18"><p><strong>Hy tổ nhân vương trịnh cương</strong></p><p></p><p><strong>( 1709 – 1729)</strong></p><p></p><p>Trịnh Cương là con trưởng của Tấn Quang vương Trịnh Bính, là chắt của Trịnh Căn, được chon để nối nghiệp chúa. Sự lựa trọn này là vừa theo nguyên tắc trực hệ vừa do hai đại thần có tiếng thời Lê – Trịnh là Nguyễn Quý Đức và Đặng Đình Tướng tiến cử. Năm Kỷ Sửu ( 1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Cương nối ngôi gia phong là Nguyên soái tổng quốc chính An Đô vương.</p><p></p><p>Tháng 9 năm Giáp Ngọ ( 1714) Trinh Cương lại được tiến phong Đại Nguyên soái tổng quốc chính thượng sư An vương. Nhân dịp tiến phong, Trịnh Cương vào bái yết thái miếu và chầu vua Lê ở điện Vạn thọ. Đây là cử chỉ Trịnh Cương tỏ ra biết giữ mối quan hệ vua Lê chúa Trịnh, không quá mức lấy quyền như các chúa trước. Đáp lại, Lê Dụ Tông kính trọng Cương khác thường, cho tấu sớ không phải đề tên.</p><p></p><p>Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương rất chăm chỉ lo toan việc trị nước. Chúa trọng dụng ba đại thần rất trẻ có tài là Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ và Nguyễn Công Hãng. Cùng với các quan này, đặt biệt là với Nguyễn Công Hãng, Trịnh Cương bàn định và ban hành hàng loạt về cải cách thuế khóa, áp dụng phép thuế Tô Dung Điệu học của Trung Quốc, nhằm hạn chế bất công trong thuế má để lại từ trước. Sử ghi rằng có lần, nửa đêm, nghĩ đến việc cải cách, Trịnh Cương sai người đến đánh thức hai quan tể tướng là Công Hãng và Anh Tuấn và mời vào phủ bàn việc. Có lúc làm việc kéo dài đến quá trưa.</p><p></p><p>Có lần bàn về nghi thức triều phục cho các quan, quần thần khuyên Trịnh Cương dùng áo màu vàng để tiếp kiến bầy tôi. Cương từ chối vì cho rằng màu vàng chỉ dành cho vua, mình là chúa, dùng màu tía để phân biệt với triều quan là được.</p><p></p><p></p><p>Gia tộc họ Trịnh đều có quân riêng, Trịnh Cương ra lệnh giải tán, chỉ giữ lại một lực lượng thống nhất do phủ chúa cai quản nhằm đề phòng các thân thuộc đánh nhau tranh giành quyền lực. Sau đó, Trịnh Cương tổ chức lại quân ngũ phủ chúa, đặt sáu quân doanh, lựa chọn đinh tráng từ bốn trấn và binh lính thanh Nghệ. Mỗi doanh biên chế 800 người, bổ dụng 6 tướng chia nhau thống lĩnh. Đầu năm 1724, Trịnh Cương được thay nhà vua tế bàn Nam Giao song không đứng vào chỗ vua Lê làm lễ, người đương thời rất tin phục Cương.</p><p></p><p>Trịnh Cương rất chú trọng đến việc bổ dụng và làm trong sạch đội ngũ quan lại. Năm Giáp Thìn ( 1724), theo lời bàn của Nguyễn Công Hãng, chúa cho phép dân chúng được yết bảng góp ý kiến quan lại địa phương. Bố cáo gửi các địa phương có ghi rõ. “ Những điều yết lên bảng phải xuất phát từ lễ công bằng, cả loạt đều cùng một giọng. Người nào yết phép theo ý riêng mình, khen chê bậy bạ sẽ bị trị tội.</p><p></p><p>Một việc hiếm xảy ra trong chế độ phong kiến là tổ chức thi lại để loại trừ kẻ bất tài nhờ chạy chọt mà đỗ đạt. Năm Bính Ngọ ( 1726), Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa rằng, chuyện thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền quý đỗ hương cống, không có thực tài, Trịnh Cương hạ lệnh cho thi lại, đánh hỏng 28 người, trong đó có con tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận công Đặng Đình Giám, con nuôi nội giám Đỗ Bá Phẩm…Bọn này được giao xuống cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng, được thăng chức thiếu bảo.</p><p></p><p>Tháng 10 năm Đinh Mùi ( 1727) Trịnh Cương phong cho con là Trịnh Giang làm tiết chế, tước Uy quận công, mở phủ đệ riêng gọi là phủ Điện Quốc. Trịnh Cương còn soạn bài văn “ bảo huấn” để ban dạy Trịnh Giang.</p><p></p><p>Về già, Trịnh Cương thường đi tuần du vãn cảnh các nơi, cho sửa dựng nhiều chùa núi Độc Tôn và Tây thiên để đến du ngoạn. Cổ Bi vốn là đất nổi tiếng vùng Kinh Bắc, tiếp giáp xã Như Kinh là quê mẹ của Trịnh Cương nên chúa về thăm luôn. Chúa còn cho xây phủ đệ mới tại đó, lấy tên là phủ Kim Thành và có ý định đóng phủ chúa ở đấy.</p><p></p><p>Năm Kỷ Dậu ( 1792) Trịnh Cương đi chơi chùa Phật Tích rồi Như Kinh, bị bệnh, chết ngay tại đó, quan quân bí mật đưa về phủ phát tang. Vị chúa có nhiều tân huyết với công cuộc cải cách kinh tế, chính trị này mất ở tuổi 44, cầm quyền 20 năm.</p><p></p><p>Về sau, con cháu truy tôn chúa là Nhân vương, hiệu là Hy tổ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 14670, member: 18"] [b]Hy tổ nhân vương trịnh cương[/b] [B]( 1709 – 1729)[/B] Trịnh Cương là con trưởng của Tấn Quang vương Trịnh Bính, là chắt của Trịnh Căn, được chon để nối nghiệp chúa. Sự lựa trọn này là vừa theo nguyên tắc trực hệ vừa do hai đại thần có tiếng thời Lê – Trịnh là Nguyễn Quý Đức và Đặng Đình Tướng tiến cử. Năm Kỷ Sửu ( 1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Cương nối ngôi gia phong là Nguyên soái tổng quốc chính An Đô vương. Tháng 9 năm Giáp Ngọ ( 1714) Trinh Cương lại được tiến phong Đại Nguyên soái tổng quốc chính thượng sư An vương. Nhân dịp tiến phong, Trịnh Cương vào bái yết thái miếu và chầu vua Lê ở điện Vạn thọ. Đây là cử chỉ Trịnh Cương tỏ ra biết giữ mối quan hệ vua Lê chúa Trịnh, không quá mức lấy quyền như các chúa trước. Đáp lại, Lê Dụ Tông kính trọng Cương khác thường, cho tấu sớ không phải đề tên. Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương rất chăm chỉ lo toan việc trị nước. Chúa trọng dụng ba đại thần rất trẻ có tài là Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ và Nguyễn Công Hãng. Cùng với các quan này, đặt biệt là với Nguyễn Công Hãng, Trịnh Cương bàn định và ban hành hàng loạt về cải cách thuế khóa, áp dụng phép thuế Tô Dung Điệu học của Trung Quốc, nhằm hạn chế bất công trong thuế má để lại từ trước. Sử ghi rằng có lần, nửa đêm, nghĩ đến việc cải cách, Trịnh Cương sai người đến đánh thức hai quan tể tướng là Công Hãng và Anh Tuấn và mời vào phủ bàn việc. Có lúc làm việc kéo dài đến quá trưa. Có lần bàn về nghi thức triều phục cho các quan, quần thần khuyên Trịnh Cương dùng áo màu vàng để tiếp kiến bầy tôi. Cương từ chối vì cho rằng màu vàng chỉ dành cho vua, mình là chúa, dùng màu tía để phân biệt với triều quan là được. Gia tộc họ Trịnh đều có quân riêng, Trịnh Cương ra lệnh giải tán, chỉ giữ lại một lực lượng thống nhất do phủ chúa cai quản nhằm đề phòng các thân thuộc đánh nhau tranh giành quyền lực. Sau đó, Trịnh Cương tổ chức lại quân ngũ phủ chúa, đặt sáu quân doanh, lựa chọn đinh tráng từ bốn trấn và binh lính thanh Nghệ. Mỗi doanh biên chế 800 người, bổ dụng 6 tướng chia nhau thống lĩnh. Đầu năm 1724, Trịnh Cương được thay nhà vua tế bàn Nam Giao song không đứng vào chỗ vua Lê làm lễ, người đương thời rất tin phục Cương. Trịnh Cương rất chú trọng đến việc bổ dụng và làm trong sạch đội ngũ quan lại. Năm Giáp Thìn ( 1724), theo lời bàn của Nguyễn Công Hãng, chúa cho phép dân chúng được yết bảng góp ý kiến quan lại địa phương. Bố cáo gửi các địa phương có ghi rõ. “ Những điều yết lên bảng phải xuất phát từ lễ công bằng, cả loạt đều cùng một giọng. Người nào yết phép theo ý riêng mình, khen chê bậy bạ sẽ bị trị tội. Một việc hiếm xảy ra trong chế độ phong kiến là tổ chức thi lại để loại trừ kẻ bất tài nhờ chạy chọt mà đỗ đạt. Năm Bính Ngọ ( 1726), Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa rằng, chuyện thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền quý đỗ hương cống, không có thực tài, Trịnh Cương hạ lệnh cho thi lại, đánh hỏng 28 người, trong đó có con tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận công Đặng Đình Giám, con nuôi nội giám Đỗ Bá Phẩm…Bọn này được giao xuống cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng, được thăng chức thiếu bảo. Tháng 10 năm Đinh Mùi ( 1727) Trịnh Cương phong cho con là Trịnh Giang làm tiết chế, tước Uy quận công, mở phủ đệ riêng gọi là phủ Điện Quốc. Trịnh Cương còn soạn bài văn “ bảo huấn” để ban dạy Trịnh Giang. Về già, Trịnh Cương thường đi tuần du vãn cảnh các nơi, cho sửa dựng nhiều chùa núi Độc Tôn và Tây thiên để đến du ngoạn. Cổ Bi vốn là đất nổi tiếng vùng Kinh Bắc, tiếp giáp xã Như Kinh là quê mẹ của Trịnh Cương nên chúa về thăm luôn. Chúa còn cho xây phủ đệ mới tại đó, lấy tên là phủ Kim Thành và có ý định đóng phủ chúa ở đấy. Năm Kỷ Dậu ( 1792) Trịnh Cương đi chơi chùa Phật Tích rồi Như Kinh, bị bệnh, chết ngay tại đó, quan quân bí mật đưa về phủ phát tang. Vị chúa có nhiều tân huyết với công cuộc cải cách kinh tế, chính trị này mất ở tuổi 44, cầm quyền 20 năm. Về sau, con cháu truy tôn chúa là Nhân vương, hiệu là Hy tổ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Việt Nam thời dựng nước
Top