Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Việt Nam thời dựng nước
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 14668" data-attributes="member: 18"><p><strong>Hoằng tổ dương vương</strong></p><p></p><p><strong>TRỊNH TẠC ( 1653 – 1682)</strong></p><p></p><p>Trịnh Tạc là con thứ hai mà lại được cha chọn làm Nguyên súy chưởng quốc chính Tây Định vương từ năm Quý Tị ( 1653) khi Trịnh Tráng còn đang sống. Sự đảo lộn giữa Trịnh Tạc và Trịnh Toàn đã tạo nên một mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Toàn và Tạc, lúc này cuộc chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đang ngày càng một quyết liệt. Trịnh Toàn đang nắm giữ binh quyền ở Nghệ An. Năm Bính Thân ( 1656) Trịnh Tạc sai Căn là con trai cả làm thế tử lãnh chức Tá quốc dinh phó đô tướng thái Bảo Phú quận công đem quân vào Nghệ An tăng viện cho Trịnh Toàn và cũng để kiềm chế Trịnh Toàn. Ngày 16 tháng 4 năm Đinh Dậu ( 1657) trước khi qua đời, Trịnh Tạc cho người triệu Toàn về kinh đô mưu sát. Bộ hạ Toàn sợ bị vạ lây đã chạy sang hàng quân Nguyễn ở Đàng Trong, riêng Toàn không biết phải làm sao, đem toàn bộ voi ngựa, khí giới đến cửa quân của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn không dám quyết định nói.</p><p></p><p>Việc đã như thế, nên phải về kinh đợi mệnh, Toàn miễn cưỡng phải về kinh. Trịnh Tạc sai đình thần tra hỏi tống ngục cho đến chết, quyền hành từ tay Trịnh Toàn được chuyển hết vào tay Trịnh Căn. Căn đóng quân ở Nghệ An.</p><p></p><p>Từ chúa Trịnh Tạc trở đi, vua Lê cho phép các chúa Trịnh vào chầu không phải lạy, tờ chương tấu không phải đề tên, đặt chỗ ngồi ở bên tả nhà vua mỗi khi thiết triều. Sau thắng lợi dẹp được Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng tháng 9 năm Đinh Mùi ( 1667), Trịnh Tạc tự nhân công lao của mình bao trùm tất cả, càng lấn lướt vua Lê, tư gia phong Đại nguyên soái thượng thư thái phụ Tây vương.</p><p></p><p>Năm Nhâm Tí ( 1672), Trịnh Tạc ép vua Lê đem quân vào đánh quân Nguyễn một trận đánh lớn ở châu Bắc Bố Chính. Quân Trịnh chiếm được lũy Trấn Ninh, Trịnh có nhiều tướng giỏi như Trịnh Căn, chỉ huy quân thủy, Lê Thời Hiến chỉ huy quân bộ. Trịnh huy động đến 3 vạn quân vượt sông Gianh đánh vào cửa Nhật Lệ. Quân Nguyễn ra sức chống đỡ nhờ vào hệ thống thành kiên cố. Tháng 12 năm Nhâm Tí ( 1672), Trịnh Tạc rút đại binh về chỉ để lại Lê Thời Hiến trấn giữ Nghệ An. Từ đó hai phía Đàng Ngoài và Đàng Trong tạm dừng binh đao, lấy sông Gianh làm giới hạn.</p><p></p><p>Trở về kinh đô, Trịnh Tạc bắt đầu để ý đến bộ máy cai trị theo lối “ chính quy”. Văn thần phải thay phiên nhau vào ứng túc trực tại phủ chúa để làm công việc, việc này gọi là nhập các. Dưới sự tham gia, cố vấn của tham tụng phụ Phạm Công Trứ, một loạt chính sách mới về thuế khóa, ruộng đất được ban hành để giải quyết hậu quả chiến tranh.</p><p></p><p>Nhưng cũng vào thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện nạn kiêu binh. Lính thanh Nghệ cậy có công lao trong chiến trận sinh ra kiêu ngạo, phóng túng, nổi loạn giết bồ tụng Nguyễn Quốc Trinh, cướp phá nhà tham tụng Phạm Công Trứ. Kinh thành trở nên náo loạn.</p><p></p><p>Tháng 7 năm Giáp Dần ( 1674), Trịnh Tạc xin vua Lê tiên phong cho con là Trịnh Căn làm Nguyên soái, tước Định Nam vương, nắm toàn quyền thay cha. Trịnh Căn tự xưng là phó vương.</p><p></p><p>Năm Tân Dận ( 1682), Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn nối giữ ngôi chúa. Trịnh Tạc nắm quyền 25 năm, trải qua bốn đời vua Lê. Thần Tông, Huyền Tông, Gia Tông và Hy Tông, thọ 77 tuổi.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 14668, member: 18"] [b]Hoằng tổ dương vương[/b] [B]TRỊNH TẠC ( 1653 – 1682)[/B] Trịnh Tạc là con thứ hai mà lại được cha chọn làm Nguyên súy chưởng quốc chính Tây Định vương từ năm Quý Tị ( 1653) khi Trịnh Tráng còn đang sống. Sự đảo lộn giữa Trịnh Tạc và Trịnh Toàn đã tạo nên một mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Toàn và Tạc, lúc này cuộc chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đang ngày càng một quyết liệt. Trịnh Toàn đang nắm giữ binh quyền ở Nghệ An. Năm Bính Thân ( 1656) Trịnh Tạc sai Căn là con trai cả làm thế tử lãnh chức Tá quốc dinh phó đô tướng thái Bảo Phú quận công đem quân vào Nghệ An tăng viện cho Trịnh Toàn và cũng để kiềm chế Trịnh Toàn. Ngày 16 tháng 4 năm Đinh Dậu ( 1657) trước khi qua đời, Trịnh Tạc cho người triệu Toàn về kinh đô mưu sát. Bộ hạ Toàn sợ bị vạ lây đã chạy sang hàng quân Nguyễn ở Đàng Trong, riêng Toàn không biết phải làm sao, đem toàn bộ voi ngựa, khí giới đến cửa quân của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn không dám quyết định nói. Việc đã như thế, nên phải về kinh đợi mệnh, Toàn miễn cưỡng phải về kinh. Trịnh Tạc sai đình thần tra hỏi tống ngục cho đến chết, quyền hành từ tay Trịnh Toàn được chuyển hết vào tay Trịnh Căn. Căn đóng quân ở Nghệ An. Từ chúa Trịnh Tạc trở đi, vua Lê cho phép các chúa Trịnh vào chầu không phải lạy, tờ chương tấu không phải đề tên, đặt chỗ ngồi ở bên tả nhà vua mỗi khi thiết triều. Sau thắng lợi dẹp được Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng tháng 9 năm Đinh Mùi ( 1667), Trịnh Tạc tự nhân công lao của mình bao trùm tất cả, càng lấn lướt vua Lê, tư gia phong Đại nguyên soái thượng thư thái phụ Tây vương. Năm Nhâm Tí ( 1672), Trịnh Tạc ép vua Lê đem quân vào đánh quân Nguyễn một trận đánh lớn ở châu Bắc Bố Chính. Quân Trịnh chiếm được lũy Trấn Ninh, Trịnh có nhiều tướng giỏi như Trịnh Căn, chỉ huy quân thủy, Lê Thời Hiến chỉ huy quân bộ. Trịnh huy động đến 3 vạn quân vượt sông Gianh đánh vào cửa Nhật Lệ. Quân Nguyễn ra sức chống đỡ nhờ vào hệ thống thành kiên cố. Tháng 12 năm Nhâm Tí ( 1672), Trịnh Tạc rút đại binh về chỉ để lại Lê Thời Hiến trấn giữ Nghệ An. Từ đó hai phía Đàng Ngoài và Đàng Trong tạm dừng binh đao, lấy sông Gianh làm giới hạn. Trở về kinh đô, Trịnh Tạc bắt đầu để ý đến bộ máy cai trị theo lối “ chính quy”. Văn thần phải thay phiên nhau vào ứng túc trực tại phủ chúa để làm công việc, việc này gọi là nhập các. Dưới sự tham gia, cố vấn của tham tụng phụ Phạm Công Trứ, một loạt chính sách mới về thuế khóa, ruộng đất được ban hành để giải quyết hậu quả chiến tranh. Nhưng cũng vào thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện nạn kiêu binh. Lính thanh Nghệ cậy có công lao trong chiến trận sinh ra kiêu ngạo, phóng túng, nổi loạn giết bồ tụng Nguyễn Quốc Trinh, cướp phá nhà tham tụng Phạm Công Trứ. Kinh thành trở nên náo loạn. Tháng 7 năm Giáp Dần ( 1674), Trịnh Tạc xin vua Lê tiên phong cho con là Trịnh Căn làm Nguyên soái, tước Định Nam vương, nắm toàn quyền thay cha. Trịnh Căn tự xưng là phó vương. Năm Tân Dận ( 1682), Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn nối giữ ngôi chúa. Trịnh Tạc nắm quyền 25 năm, trải qua bốn đời vua Lê. Thần Tông, Huyền Tông, Gia Tông và Hy Tông, thọ 77 tuổi. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Việt Nam thời dựng nước
Top