Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Việt Nam thời dựng nước
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 14628" data-attributes="member: 18"><p><strong>Triều lê sơ ( 1428 – 1433)</strong></p><p></p><p><strong>LÊ THÁI TỔ ( 1428 – 1433) LÊ LỢI</strong></p><p></p><p><strong>Niên hiệu : Thuận Thiên</strong></p><p></p><p>Ông tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Lê ở Lam Sơn – Thanh Hóa là Lê Hối. Vốn là một người chất phát, hiền hậu, ít nói nhưng cụ lại là nguòi hiểu biết sâu xa, « có thể đoán biết sự việc từ lúc còn chưa hình thành ». Lúc đầu gia đình cụ sống ở thôn Như Áng, chuyên làm ruộng và sống khá phong lưu. Một hôm cụ đi dạo chơi trong rừng, thấy có nhiều chim tụ họp bay lượn vòng quanh núi Lam Sơn. Biết đó là nơi « đất lành chim đậu », cụ liền dọn nhà đến ở đấy. Sau ba năm khai phá ruộng vườn, chăm lo cày cấy, cơ nghiệp nhà cụ ngày càng phồn thịnh. Đến đời ông nội rồi đời cha Lê Lợi cũng tiếp nối và phát triển được cơ nghiệp của tiền nhân. Người cha sinh ra Lê Lợi húy là Khoáng, là người có chí khí và hào hiệp, thường nuôi dưỡng tân khách, thương yêu dân chúng, chu cấp người nghèo, giúp kẻ hoạn nạn khó khăn, vì thế cả vùng đều kính phục.</p><p></p><p>Lê Lợi sinh ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu ( 10 tháng 9 năm 1385) là con trai thứ ba và cũng là con út trong nhà. Ngay từ khi còn rất trẻ, Lê Lợi đã tỏ rõ là người thông minh dũng lược, đức độ hơn người. Vẻ người đông đẹp tươi hùng vĩ, mắt sáng miệng rộng, sống mũi cao, xương mí mắt gồ lên, bả vai tả có bảy nốt ruồi, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai, tiếng nói vang như tiếng chuông. Cả nhà đặt hy vọng vào người con trai út này, còn các bậc thứ giả biết ngay là một người phi thường. Truyền thuyết kể rằng.</p><p></p><p>Lớn lên Lê Lợi làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng hiển hiện chỉ cho ngôi huyệt phát « đế vương » ở động Chiêu Nghi. Sau đó có một phường chài là Lê Thận, bắt được một lưỡi gươm cũ, khi đưa vào tay Lê Lợi thì thanh gươm không phải mài mà sáng như gươm mới. Trên thanh gươm có khắc hàng chữ triện, Lê Lợi biết là thanh gươm quý. Hai ngày sau nữa lại bắt được cái chuôi kiếm ở gốc cây đa, có khắc hình con rồng, con hổ và hai chữ « Thanh thúy », đem lắp vào lưỡi kiếm đã bắt được thì vừa vặn không sai chút nào.</p><p></p><p>Từ đó ông càng tin rằng vận nước đã được trao vào tay mình, càng chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nuôi chí và chờ thời vận.</p><p></p><p>Lúc đó quân Minh đã đánh bại cha con Hồ Quý Ly, bắt cha con họ Hồ đưa về Kim Lăng, rồi đặt nước ta thành quận huyện. Lê Lợi ngầm có chí khôi phục non sông, nên hạ mình tôn người hiền, bỏ tiền ra nuôi binh sĩ, chiêu nạp anh hùng hào kiệt khắp nơi. Những hào kiệt ấy như, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi đều nối tiếp nhau quy phục, Lê Lợi kính cẩn đón tiếp, cùng bí mạt mưu khởi nghĩa.</p><p></p><p>Mùa xuân năm Mậu Tuất ( 1418), Lê Lợi cùng với những người đồng chí chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nước kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng dưới cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Với lực lượng ban đầu không quá 2.000 người, cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, khí giới thì thật tay không, phải đối địch với một quân đội đông đảo có trang bị đầy đủ của giặc. Nghĩa quân nhiều lần bị vây khốn. Có lần bị vây chặt, Lê Lai đã phải đóng giả Bình Định Vương Lê Lợi để mở đường cứu chúa…Song với lòng tự tin sắt đá vào vận mệnh của sự hợp trí hợp mưu của nhân tài đất nước, nghĩa quân đã vượt qua mọi thử thách để duy trì và mở rộng địa bàn. Sau 10 chiến đấu gian khổ « nằm gai nếm mật » bằng lối đánh « lấy ít địch nhiều », cả vây thành và diệt viện, bằng những chiến thắng quyết định ở Chi Lăng – Xương Giang, Cần Trậm tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối cùng quân đội Lam Sơn đã buộc giặc Minh trong các thành Đông Quan, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh phải đầu hàng.</p><p></p><p>Ngày 16 tháng Chạp năm Đinh Mùi ( 1427), tại một địa điểm ở gần thành Đông Quan, Vương Thông – viên tướng chỉ huy đội quan xâm lược Minh đã phải tuyên thệ : xin rút hết quân về nước. Bình Định Vương Lê Lợi còn cấp 500 chiến thuyền giao cho bọn phương chính – Mã Kỳ đi đường thủy, 2 vạn con ngựa và lương thực cho bọn Sơn thọ, Hoàng Phúc dẫn hai vạn quân đi đường bộ. Trước đó, một chiều mùa đông năm Đinh Mùi ( 1427), trước khi lên đường, Phương chính, Mã Kỳ tới đại bản doanh của Lê Lợi ở Bồ Đề ( Gia Lâm – Hà Nội), để xin cáo biệt. Hai viên tướng này lưu luyến ở lại tiếp chuyện Lê Lợi, Nguyễn Trãi suốt cả một buổi chiều. ( Theo Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn. Đại Việt sử ký toàn Thư thì chép Vương Thông cùng Lê lợi nói chuyện từ biệt suốt một đêm).</p><p></p><p>Khi chia tay, Bình Định Vương sai sắm trâu rượu, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tựa hai viên tướng nước láng giềng. Khi ấy, các tướng sĩ và nhân dân kinh đô đều thâm thù sự tàn ác mà người Minh đã gây ra, mọi người đều một lời khuyên Lê Lợi nhân dịp này giết chết cả đi, nhưng Bình Định Vương rất bình tĩnh, tỉnh táo mà dụ rằng. Việc phục thù trả oán, là thường tình của mọi người, nhưng không ưa giết người, là bản tâm của người nhân. Huống chi người ta đã hàng, mà mình lại giết chết, thì còn gì bất tường hơn nữa. Ví bằng giết đi cho hả giận một lúc, để gánh lấy tiếng xấu giết kẻ hàng đến muôn đời, chi bằng hãy cho sống ức vạn mạng người, để dứt mối chiến tranh muôn thuở, công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyền mãi tới ngàn thu, há chẳng lớn ư !.</p><p></p><p>Ngày 29 tháng 12 năm đó, bại binh giặc bắt đầu rút, đến ngày 3 tháng 1 năm Mậu Thân ( 1428) những bóng dáng cuối cùng của quân Minh đã quét sạch khỏi bờ cõi.</p><p></p><p>Về phía nhà Minh khi đó, ngoài tác động của những trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn, phải kể đến một quyết định tỉnh táo của vua Minh khi ông ta nói với quần thần rằng : « Những kẻ bàn tán, không hiểu ý muốn dứt việc can qua, tất cho răng nghe theo thỉnh cầu của An Nam là không oai hùng. Nhưng nếu được nhân dân yên lành, thì trẫm không e ngại những lời đó ? ».</p><p></p><p>Thế là sau hai mươi năm phải sống dưới ách đô hộ ngoại bang, đất nước lại giành được độc lập.</p><p></p><p>Do sức ép của nhà Minh và cũng là sách lược mềm dẻo của lãnh tụ Lam Sơn, trên danh nghĩa Lê Lợi vẫn phải xin cầu phong cho con cháu họ Trần là Trần Cảo làm vua. Nhưng năm Mậu Thân ( 1428), Trần Cảo – tự cho mình không có côn gì trong cuộc giải phóng đất nước mà giữ lại ngôi vua vẫn thường áy náy không yên, bèn cưỡi thuyền ra biển, chạy vào Châu Ngọc Ma ( Thanh Hóa). Quân của Lê Lợi đuổi kịp dẫn trở về, cho uống thuốc độc chết, triều đình nhà Lê sai làm tang lễ rất hậu theo nghi lễ một ông vua.</p><p></p><p>Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân ( 1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi vua tại điện Kính thiên, thành Đông Đô ( tức Hà Nội), xưng là Thuận Thiên thừa Duệ và Anh Vũ đại vương, đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban bài cáo Đình Ngô. Khi đó. Khi đó ông đã 43 tuổi. Đây là sự mở đầu một thời kỳ độc lập, lâu dài nhất trong lịch sử nước ta. Để không gây sự căng thẳng với nhà Minh, Lê Lợi chưa xưng đế mà chỉ xưng vương. Ông nói một cách khiêm nhường.</p><p></p><p>Những vị vua có công đức lớn như các vua Vũ, thang, Văn…Thời Tam đại, mà cũng chỉ xưng vương thôi, huống chi trẫm tài đức mỏng manh, đâu dám nói đến hiệu hoàng đế. Nay chỉ xưng vương thôi cũng đã là quá rồi, Nhưng thực ra, đó chỉ là sách lược ngoại giao vì lúc đó nhà Minh vẫn sai sứ sang đòi tìm lập con cháu họ Trần. Triều đình của vua Lê đã là một triều đại độc lập với đầy đủ bề thế của bậc đế, nhưng nhà Minh cũng vẫn chỉ phong làm « quyền thủ An Nam quốc sự » mà thôi.</p><p></p><p>Mặc dù chỉ ở ngôi ngắn ngủi được có sáu năm nhưng những việc làm của ông vua này có ý nghĩa đặc nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nền độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt. Việc làm đầu tiên của Lê Thái Tổ là bàn định luật lệnh. Nhà vua ra lệnh cho các quan. Tư không, Tư đồ, Tư mã, thiếu úy. Hành khiển bàn đinh luật lệnh trị quân dân, cho người làm ở lộ biết mà trị dân, người làm tướng biết mà trị quân, để răn dạy cho quân dân đều biết là phép tắc. Nhờ cố gắng đó, hai năm sau ( 1430) Lê Thái Tổ đã ban cho những điều luật đầu tiên của triều đại mình.</p><p></p><p>Một công việc khác không thể thiếu được đối với bất kỳ một triều đại mới lên sau hàng chục năm chiến đấu gian khổ để giành độc lập và lập nên vương triều là đại hội các tướng và các quan văn võ để định công ban thưởng, theo công lao cao cấp mà định thứ bậc, ban biểu ngạch công thần. Đáng chú ý là trong đợt phong này, Nguyễn Trãi được làm quan Phục hầu, Trần Nguyên Hãn làm Tả tướng quốc và Phạm Văn Xảo làm thái bảo, các ông này đều được cho lấy họ vua.</p><p></p><p>Từ những đơn vị hành chính theo chế độ quận huyện của nhà Minh, nhà Lê lại chia đơn vị hành chính nước ta thành 5 đạo, đặt các chức Vệ quânm, Tổng quản, Hành khiển…Ở xã đặt xã quan. Bộ máy hành chính này sẽ ngày càng được hoàn chỉnh vào các đời vua sau, nó thực sự giúp cho việc quản lý và điều hành đất nước.</p><p></p><p>Một đất nước sống chủ yếu bằng nông nghiệp, việc phục hồi phát triển nông nghiệp cũng được Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm. Ngay từ năm đầu lên ngôi, ông đã cho khiển kê hộ khẩu, làm sổ điền, sổ hộ, đặt cơ sở để tiến hành chế độ quân điền.</p><p></p><p>Để tuyển chọn nhân tài và củng cố bộ máy cai trị, nhà Lê không chỉ quan tâm đến việc càu hiền bằng cách tiến cử mà còn đặt ra các khoa thi. Dưới thời Lê Thái Tổ đã bắt đầu mở khoa thi để lựa chọn những nhân tài. Vua Lê Thái Tổ còn đặc biệt quan tâm đến việc bình định và củng cố miền biên cương phía Bắc và Tây Bắc. Nhà vua từng đích thân cầm quân tiến thẳng vào tận sào huyệt một lực lượng chống đối, đặt đất đó thành châu huyện và ghi vào bản đồ quốc gia.</p><p></p><p>Về mặt đối ngoại, Lê Thái Tổ nhiều lần cử các đoàn sứ bộ sang Trung Quốc để đặt mối bang giao bình thường với nhà Minh, khéo léo giải quyết những sách nhiễu của nhà Minh về việc lập con cháu nhà Trần và vấn đề tù binh chiến tranh…</p><p></p><p>Là một ông vua sáng nghiệp, đã từng đích thân phát hết gai góc, bừa phẳng bạo tàn, thường lấy áo giáp làm đồ mặc, nội cỏ làm nhà cửa, trải bao nỗi nguy hiểm, xông pha trước giáo gươm mới quyét sạch phong trần, dựng nên cơ nghiệp, nên ông rất lo cho các con ông « không có công lao như ta mà được hưởng cơ nghiệp của ta » sẽ làm hỏng mất sự nghiệp. Lê Thái tổ đã từng nói : Phàm những ông vua nối ngôi, dinh dưỡng trong cung điện thường được yên vui, không biết lập chí…Bên cạnh ông lúc đó lại có rất nhiều công thần khai quốc vừa có công to vừa có tài năng đã được thử thách và rèn luyện qua gian khổ…Trước tình hình ấy, những năm cuối đòi mình, vì quá lo cho người nối nghiệp là ấu chúa mà Lê Thái Tổ đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng.</p><p></p><p>Nghi kỵ và sát hại công thần. Đây là sai lầm lớn nhất mà trước khi nhắm mắt xuôi tay chính nhà vua cũng đã tự nhận ra và ông đã dặn lại Hoàng Thái tử nối ngôi rằng. Trẫm gặp thời tao loạn, dựng nghiệp gian nan, hơn hai mươi năm mới nên nghiệp lớn, những nỗi đau khổ của nhân dân, thảy đều biết, những đường gian nan trong thế sự, thảy đều trải qua, thế mà đến khi lên ngôi, lòng người thực hay giả, cũng chưa dễ gì tỏ tường, những việc nghi ngờ, cũng chưa dễ gì phán đoán. Như vậy đạo làm vua không khó ư ? Hướng chi con, đương thời tuổi trẻ, nối nghiệp gian nan, nghe biết càng nông, tư lường chưa thấu. Vậy nên dốc lòng kính cẩn, như giẫm trên băng mỏng vực sông, thờ trời đất nên hết lòng, cung phụng tôn miếu nên tròn đạo hiếu, thân ái anh em, hòa mục tông tộc, cho tới việc đối xử trăm quan và muôn dân, thảy đều nghĩ sao cho phải đạo. Chớ đổi phép cũ của tiên vương, chớ bỏ cách ngôn của tiên triết, chớ gần thanh sắt mà chuộng tiền tài, chớ thích đi săn mà ham dâm đãng, chớ nghe lời gièm mà xa người can thẳng, chớ dùng t6n tiến mà bỏ cựu thần. Lời trăn trối của Thái Tổ thật sâu sắc và thấm thía như lời dạy của tất cả những cha có chí hướng đối với con mình. Sau khi vua trao ấn báu truyền ngôi cho Hoàng Thái tử, ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu ( 1443) nhà vua băng hà ở Tẩm điện, hưởng thọ 49 tuổi. Vua Lê Thái Tổ có hai người con trai là Quận Ai Vương Tư Tề là con của Trịnh Thần Phi và Hoàng Thái tử Nguyên Long là con của Phạm Thị Ngọc Trần. Nhà vua truyền ngôi cho con thứ là Hoàng Thái tử Nguyên Long.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 14628, member: 18"] [b]Triều lê sơ ( 1428 – 1433)[/b] [B]LÊ THÁI TỔ ( 1428 – 1433) LÊ LỢI[/B] [B]Niên hiệu : Thuận Thiên[/B] Ông tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Lê ở Lam Sơn – Thanh Hóa là Lê Hối. Vốn là một người chất phát, hiền hậu, ít nói nhưng cụ lại là nguòi hiểu biết sâu xa, « có thể đoán biết sự việc từ lúc còn chưa hình thành ». Lúc đầu gia đình cụ sống ở thôn Như Áng, chuyên làm ruộng và sống khá phong lưu. Một hôm cụ đi dạo chơi trong rừng, thấy có nhiều chim tụ họp bay lượn vòng quanh núi Lam Sơn. Biết đó là nơi « đất lành chim đậu », cụ liền dọn nhà đến ở đấy. Sau ba năm khai phá ruộng vườn, chăm lo cày cấy, cơ nghiệp nhà cụ ngày càng phồn thịnh. Đến đời ông nội rồi đời cha Lê Lợi cũng tiếp nối và phát triển được cơ nghiệp của tiền nhân. Người cha sinh ra Lê Lợi húy là Khoáng, là người có chí khí và hào hiệp, thường nuôi dưỡng tân khách, thương yêu dân chúng, chu cấp người nghèo, giúp kẻ hoạn nạn khó khăn, vì thế cả vùng đều kính phục. Lê Lợi sinh ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu ( 10 tháng 9 năm 1385) là con trai thứ ba và cũng là con út trong nhà. Ngay từ khi còn rất trẻ, Lê Lợi đã tỏ rõ là người thông minh dũng lược, đức độ hơn người. Vẻ người đông đẹp tươi hùng vĩ, mắt sáng miệng rộng, sống mũi cao, xương mí mắt gồ lên, bả vai tả có bảy nốt ruồi, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai, tiếng nói vang như tiếng chuông. Cả nhà đặt hy vọng vào người con trai út này, còn các bậc thứ giả biết ngay là một người phi thường. Truyền thuyết kể rằng. Lớn lên Lê Lợi làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng hiển hiện chỉ cho ngôi huyệt phát « đế vương » ở động Chiêu Nghi. Sau đó có một phường chài là Lê Thận, bắt được một lưỡi gươm cũ, khi đưa vào tay Lê Lợi thì thanh gươm không phải mài mà sáng như gươm mới. Trên thanh gươm có khắc hàng chữ triện, Lê Lợi biết là thanh gươm quý. Hai ngày sau nữa lại bắt được cái chuôi kiếm ở gốc cây đa, có khắc hình con rồng, con hổ và hai chữ « Thanh thúy », đem lắp vào lưỡi kiếm đã bắt được thì vừa vặn không sai chút nào. Từ đó ông càng tin rằng vận nước đã được trao vào tay mình, càng chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nuôi chí và chờ thời vận. Lúc đó quân Minh đã đánh bại cha con Hồ Quý Ly, bắt cha con họ Hồ đưa về Kim Lăng, rồi đặt nước ta thành quận huyện. Lê Lợi ngầm có chí khôi phục non sông, nên hạ mình tôn người hiền, bỏ tiền ra nuôi binh sĩ, chiêu nạp anh hùng hào kiệt khắp nơi. Những hào kiệt ấy như, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi đều nối tiếp nhau quy phục, Lê Lợi kính cẩn đón tiếp, cùng bí mạt mưu khởi nghĩa. Mùa xuân năm Mậu Tuất ( 1418), Lê Lợi cùng với những người đồng chí chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nước kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng dưới cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Với lực lượng ban đầu không quá 2.000 người, cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, khí giới thì thật tay không, phải đối địch với một quân đội đông đảo có trang bị đầy đủ của giặc. Nghĩa quân nhiều lần bị vây khốn. Có lần bị vây chặt, Lê Lai đã phải đóng giả Bình Định Vương Lê Lợi để mở đường cứu chúa…Song với lòng tự tin sắt đá vào vận mệnh của sự hợp trí hợp mưu của nhân tài đất nước, nghĩa quân đã vượt qua mọi thử thách để duy trì và mở rộng địa bàn. Sau 10 chiến đấu gian khổ « nằm gai nếm mật » bằng lối đánh « lấy ít địch nhiều », cả vây thành và diệt viện, bằng những chiến thắng quyết định ở Chi Lăng – Xương Giang, Cần Trậm tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối cùng quân đội Lam Sơn đã buộc giặc Minh trong các thành Đông Quan, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh phải đầu hàng. Ngày 16 tháng Chạp năm Đinh Mùi ( 1427), tại một địa điểm ở gần thành Đông Quan, Vương Thông – viên tướng chỉ huy đội quan xâm lược Minh đã phải tuyên thệ : xin rút hết quân về nước. Bình Định Vương Lê Lợi còn cấp 500 chiến thuyền giao cho bọn phương chính – Mã Kỳ đi đường thủy, 2 vạn con ngựa và lương thực cho bọn Sơn thọ, Hoàng Phúc dẫn hai vạn quân đi đường bộ. Trước đó, một chiều mùa đông năm Đinh Mùi ( 1427), trước khi lên đường, Phương chính, Mã Kỳ tới đại bản doanh của Lê Lợi ở Bồ Đề ( Gia Lâm – Hà Nội), để xin cáo biệt. Hai viên tướng này lưu luyến ở lại tiếp chuyện Lê Lợi, Nguyễn Trãi suốt cả một buổi chiều. ( Theo Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn. Đại Việt sử ký toàn Thư thì chép Vương Thông cùng Lê lợi nói chuyện từ biệt suốt một đêm). Khi chia tay, Bình Định Vương sai sắm trâu rượu, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tựa hai viên tướng nước láng giềng. Khi ấy, các tướng sĩ và nhân dân kinh đô đều thâm thù sự tàn ác mà người Minh đã gây ra, mọi người đều một lời khuyên Lê Lợi nhân dịp này giết chết cả đi, nhưng Bình Định Vương rất bình tĩnh, tỉnh táo mà dụ rằng. Việc phục thù trả oán, là thường tình của mọi người, nhưng không ưa giết người, là bản tâm của người nhân. Huống chi người ta đã hàng, mà mình lại giết chết, thì còn gì bất tường hơn nữa. Ví bằng giết đi cho hả giận một lúc, để gánh lấy tiếng xấu giết kẻ hàng đến muôn đời, chi bằng hãy cho sống ức vạn mạng người, để dứt mối chiến tranh muôn thuở, công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyền mãi tới ngàn thu, há chẳng lớn ư !. Ngày 29 tháng 12 năm đó, bại binh giặc bắt đầu rút, đến ngày 3 tháng 1 năm Mậu Thân ( 1428) những bóng dáng cuối cùng của quân Minh đã quét sạch khỏi bờ cõi. Về phía nhà Minh khi đó, ngoài tác động của những trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn, phải kể đến một quyết định tỉnh táo của vua Minh khi ông ta nói với quần thần rằng : « Những kẻ bàn tán, không hiểu ý muốn dứt việc can qua, tất cho răng nghe theo thỉnh cầu của An Nam là không oai hùng. Nhưng nếu được nhân dân yên lành, thì trẫm không e ngại những lời đó ? ». Thế là sau hai mươi năm phải sống dưới ách đô hộ ngoại bang, đất nước lại giành được độc lập. Do sức ép của nhà Minh và cũng là sách lược mềm dẻo của lãnh tụ Lam Sơn, trên danh nghĩa Lê Lợi vẫn phải xin cầu phong cho con cháu họ Trần là Trần Cảo làm vua. Nhưng năm Mậu Thân ( 1428), Trần Cảo – tự cho mình không có côn gì trong cuộc giải phóng đất nước mà giữ lại ngôi vua vẫn thường áy náy không yên, bèn cưỡi thuyền ra biển, chạy vào Châu Ngọc Ma ( Thanh Hóa). Quân của Lê Lợi đuổi kịp dẫn trở về, cho uống thuốc độc chết, triều đình nhà Lê sai làm tang lễ rất hậu theo nghi lễ một ông vua. Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân ( 1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi vua tại điện Kính thiên, thành Đông Đô ( tức Hà Nội), xưng là Thuận Thiên thừa Duệ và Anh Vũ đại vương, đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban bài cáo Đình Ngô. Khi đó. Khi đó ông đã 43 tuổi. Đây là sự mở đầu một thời kỳ độc lập, lâu dài nhất trong lịch sử nước ta. Để không gây sự căng thẳng với nhà Minh, Lê Lợi chưa xưng đế mà chỉ xưng vương. Ông nói một cách khiêm nhường. Những vị vua có công đức lớn như các vua Vũ, thang, Văn…Thời Tam đại, mà cũng chỉ xưng vương thôi, huống chi trẫm tài đức mỏng manh, đâu dám nói đến hiệu hoàng đế. Nay chỉ xưng vương thôi cũng đã là quá rồi, Nhưng thực ra, đó chỉ là sách lược ngoại giao vì lúc đó nhà Minh vẫn sai sứ sang đòi tìm lập con cháu họ Trần. Triều đình của vua Lê đã là một triều đại độc lập với đầy đủ bề thế của bậc đế, nhưng nhà Minh cũng vẫn chỉ phong làm « quyền thủ An Nam quốc sự » mà thôi. Mặc dù chỉ ở ngôi ngắn ngủi được có sáu năm nhưng những việc làm của ông vua này có ý nghĩa đặc nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nền độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt. Việc làm đầu tiên của Lê Thái Tổ là bàn định luật lệnh. Nhà vua ra lệnh cho các quan. Tư không, Tư đồ, Tư mã, thiếu úy. Hành khiển bàn đinh luật lệnh trị quân dân, cho người làm ở lộ biết mà trị dân, người làm tướng biết mà trị quân, để răn dạy cho quân dân đều biết là phép tắc. Nhờ cố gắng đó, hai năm sau ( 1430) Lê Thái Tổ đã ban cho những điều luật đầu tiên của triều đại mình. Một công việc khác không thể thiếu được đối với bất kỳ một triều đại mới lên sau hàng chục năm chiến đấu gian khổ để giành độc lập và lập nên vương triều là đại hội các tướng và các quan văn võ để định công ban thưởng, theo công lao cao cấp mà định thứ bậc, ban biểu ngạch công thần. Đáng chú ý là trong đợt phong này, Nguyễn Trãi được làm quan Phục hầu, Trần Nguyên Hãn làm Tả tướng quốc và Phạm Văn Xảo làm thái bảo, các ông này đều được cho lấy họ vua. Từ những đơn vị hành chính theo chế độ quận huyện của nhà Minh, nhà Lê lại chia đơn vị hành chính nước ta thành 5 đạo, đặt các chức Vệ quânm, Tổng quản, Hành khiển…Ở xã đặt xã quan. Bộ máy hành chính này sẽ ngày càng được hoàn chỉnh vào các đời vua sau, nó thực sự giúp cho việc quản lý và điều hành đất nước. Một đất nước sống chủ yếu bằng nông nghiệp, việc phục hồi phát triển nông nghiệp cũng được Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm. Ngay từ năm đầu lên ngôi, ông đã cho khiển kê hộ khẩu, làm sổ điền, sổ hộ, đặt cơ sở để tiến hành chế độ quân điền. Để tuyển chọn nhân tài và củng cố bộ máy cai trị, nhà Lê không chỉ quan tâm đến việc càu hiền bằng cách tiến cử mà còn đặt ra các khoa thi. Dưới thời Lê Thái Tổ đã bắt đầu mở khoa thi để lựa chọn những nhân tài. Vua Lê Thái Tổ còn đặc biệt quan tâm đến việc bình định và củng cố miền biên cương phía Bắc và Tây Bắc. Nhà vua từng đích thân cầm quân tiến thẳng vào tận sào huyệt một lực lượng chống đối, đặt đất đó thành châu huyện và ghi vào bản đồ quốc gia. Về mặt đối ngoại, Lê Thái Tổ nhiều lần cử các đoàn sứ bộ sang Trung Quốc để đặt mối bang giao bình thường với nhà Minh, khéo léo giải quyết những sách nhiễu của nhà Minh về việc lập con cháu nhà Trần và vấn đề tù binh chiến tranh… Là một ông vua sáng nghiệp, đã từng đích thân phát hết gai góc, bừa phẳng bạo tàn, thường lấy áo giáp làm đồ mặc, nội cỏ làm nhà cửa, trải bao nỗi nguy hiểm, xông pha trước giáo gươm mới quyét sạch phong trần, dựng nên cơ nghiệp, nên ông rất lo cho các con ông « không có công lao như ta mà được hưởng cơ nghiệp của ta » sẽ làm hỏng mất sự nghiệp. Lê Thái tổ đã từng nói : Phàm những ông vua nối ngôi, dinh dưỡng trong cung điện thường được yên vui, không biết lập chí…Bên cạnh ông lúc đó lại có rất nhiều công thần khai quốc vừa có công to vừa có tài năng đã được thử thách và rèn luyện qua gian khổ…Trước tình hình ấy, những năm cuối đòi mình, vì quá lo cho người nối nghiệp là ấu chúa mà Lê Thái Tổ đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Nghi kỵ và sát hại công thần. Đây là sai lầm lớn nhất mà trước khi nhắm mắt xuôi tay chính nhà vua cũng đã tự nhận ra và ông đã dặn lại Hoàng Thái tử nối ngôi rằng. Trẫm gặp thời tao loạn, dựng nghiệp gian nan, hơn hai mươi năm mới nên nghiệp lớn, những nỗi đau khổ của nhân dân, thảy đều biết, những đường gian nan trong thế sự, thảy đều trải qua, thế mà đến khi lên ngôi, lòng người thực hay giả, cũng chưa dễ gì tỏ tường, những việc nghi ngờ, cũng chưa dễ gì phán đoán. Như vậy đạo làm vua không khó ư ? Hướng chi con, đương thời tuổi trẻ, nối nghiệp gian nan, nghe biết càng nông, tư lường chưa thấu. Vậy nên dốc lòng kính cẩn, như giẫm trên băng mỏng vực sông, thờ trời đất nên hết lòng, cung phụng tôn miếu nên tròn đạo hiếu, thân ái anh em, hòa mục tông tộc, cho tới việc đối xử trăm quan và muôn dân, thảy đều nghĩ sao cho phải đạo. Chớ đổi phép cũ của tiên vương, chớ bỏ cách ngôn của tiên triết, chớ gần thanh sắt mà chuộng tiền tài, chớ thích đi săn mà ham dâm đãng, chớ nghe lời gièm mà xa người can thẳng, chớ dùng t6n tiến mà bỏ cựu thần. Lời trăn trối của Thái Tổ thật sâu sắc và thấm thía như lời dạy của tất cả những cha có chí hướng đối với con mình. Sau khi vua trao ấn báu truyền ngôi cho Hoàng Thái tử, ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu ( 1443) nhà vua băng hà ở Tẩm điện, hưởng thọ 49 tuổi. Vua Lê Thái Tổ có hai người con trai là Quận Ai Vương Tư Tề là con của Trịnh Thần Phi và Hoàng Thái tử Nguyên Long là con của Phạm Thị Ngọc Trần. Nhà vua truyền ngôi cho con thứ là Hoàng Thái tử Nguyên Long. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Việt Nam thời dựng nước
Top