Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945
( Từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 )
( Từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 )
1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám:
* Khó khăn:
- Đối ngoại:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng đã chiếm đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo Việt quốc, Việt cách về Hà Nội phá hoại cách mạng, tiêu diệt Việt Minh, thành lập chính quyền phản cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh kéo vào nhằm dọn đường cho Pháp trở lại Việt Nam. Bọn tay sai ngóc đầu dậy tiếp sức cho quân Pháp.
+ Cả nước có 6 vạn quân Nhật sẵn sàng hành động theo lệnh quân Anh.
- Đối nội:
+ Chính quyền còn non trẻ, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang mỏng manh.
+ Kinh tế: kiệt quệ vì chiến tranh tàn phá, nạn đói, lụt, hạn hán và một nửa ruộng dất bị bỏ hoang.
+ Công nghiệp: chưa được phục hồi, hàng hóa khan hiếm, đời sống vất vả.
+ Tài chính: ngân quỹ nhà nước trống rỗng, cách mạng chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương, quân Tưởng tung tiền giả, kinh tế rồi loạn.
+ Văn hóa: hơn 90 % dân mù chữ, tệ nạn xã hội hoành hành.
* Thuận lơi:
- Nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào chế độ mới.
- Đảng và Hồ Chủ tịch sáng suốt lãnh đạo, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
2. Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
a. Về chính trị - quân sự:
- Chính trị:
+ Ngày 8 - 9 - 1945, chính phủ công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
+ Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đã đi bầu cử Quốc hội và đã bầu được 333 đại biểu Bắc - Trung - Nam vào quốc hội.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền làm chủ, bầu những đại biểu chân chính vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
+ Các địa phương bầu cử hội động nhân dân các cấp. Ủy ban hành chính ra đời.
+ Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội khóa 1 họp phiên đầu tiên ở Hà Nội
- Về quân sự:
+ Đội Việt Nam giải phóng quân thành lập ( 5 - 1945 ) được chuyển thành Vệ quốc đoàn ( 9 - 1945 ) và thành Quân đội quốc gia ( 22 - 5 - 1946 ).
+ Cuối 1945, lực lượng tự vệ ở xã, huyện phát triển với số lượng hàng vạn người.
b. Về kinh tế, tài chính:
- Diệt giặc đói:
+ Vấn đề trước mắt: chính phủ hô hào nhân dân tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo, tổ chức ngày đồng tâm, lập hũ gạo cứu đói và nghiêm cấm đầu cơ tích trữ.
+ Biện pháp lâu dài: phát động nhân dân tăng gia sản xuất, giảm tô và thuế ruộng đất 20 %, tịch thu rộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày, bỏ thuế thân. Vì vậy đã làm cho việc sản xuất nông nghiệp được phục hồi, nạn đói được đẩy lùi một bước.
- Tài chính:
+ Chính phủ kêu gọi sự đóng góp của nhân dân, xây dựng quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng, tổ chức Tuần lễ vàng.
+ Sau một thời gian ngắn, chúng ta thu được 370 kg vàng, 20 triệu vào quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ đảm phụ quốc phòng.
+ Ngày 31 - 1 - 1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành đồng Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, tiền Việt Nam chính thức được lưu hành.
c. Về văn hóa - giáo dục:
+ Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.
+ Từ 8 - 9 - 1945 đến 8 - 9 - 1946, có 76.000 lớp học và 2,5 triệu người được xóa nạn mù chữ.
+ Trường phổ thông các cấp và đại học khai giảng sớm với nội dung học và dạy đổi mới. Và như vậy, đã đẩy lùi được giặc dốt.
3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng:
a. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược miền Nam:
- Chính phủ Đờ-gôn thành lập đội quân viễn chính sang Đông Dương, chỉ huy là tướng Lơ-cơ-léc.
- Ngày 2 - 9 - 1945, Pháp xả súng vào cuộc mít tinh ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết và nhiều người khác bị thương.
- Tháng 6 - 1945, quân Anh và một đại đội lính Pháp đến miền Nam và tỏ thái độ thù địch với nhân dân, yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, trả tù binh Pháp và trang bị vũ khí cho họ.
- Đêm 22, rạng sáng 23 - 9 - 1945, Pháp nổ súng đánh Sài Gòn ( Ủy ban nhân dân Nam Bộ và tự vệ thành Sài Gòn ). Đây là sự mở đầu của Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần hai.
b. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp:
- Đánh Pháp bằng mọi hình thức, mọi nơi, mọi chỗ:
+ Lực lượng vũ trang đánh sân bay, đánh kho tàng, dựng chướng ngại vật,...
+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn triệt phá nguồn tiếp tế, bất hợp tác, dựng chướng ngại vật,...
+ Công sở, trường học, nhà máy, hãng buôn đóng cửa. Tàu xe ngừng chạy, chợ không họp,...
- Tháng 10 - 1945, Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Chủ trương của Đảng:
+ Kiên quyết chống Pháp ở miền Nam.
+ Huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ kháng chiến: thanh niên Bắc Bộ, Trung Bộ xung vào đoàn quân Nam tiến. Nhân dân cả nước quyên góp tiền, gạo, thuốc men, quần áo cho Nam Bộ kháng chiến.
c. Đấu tranh với quân Trung Hoa quốc dân đảng và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:
- Quân Tưởng sử dụng bọn tay sai phá hoại cách mạng, muốn thành lập chính quyền phản cách mạng.
- Chính phủ ta tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng.
+ Ngày 2 - 3 - 1946, quốc hội họp và quyết định nhường cho bọn Việt cách 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng.
+ Cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc ở Việt Nam.
+ Tay sai phá hoại cách mạng thì bị trừng trị theo pháp luật, trấn áp bọn phản cách mạng. Điều đó làm hạn chế các hoạt động phá hoại của quân Tưởng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
d. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy lui quân Trung Hoa Quốc dân đảng ra khỏi nước ta:
* Hiệp ước Hoa - Pháp:
Pháp, Tưởng cấu kết kí hiệp ước Pháp - Hoa ( 28 - 2 - 1946 ), theo đó:
- Tưởng được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa ở Trung Quốc, vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng qua Hoa Nam ( Trung Quốc ) không phải nộp thuế.
- Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật.
* Chủ trương của ta:
- Dân tộc Việt Nam có hai con đường: cầm súng đánh Pháp; tạm hòa với Pháp để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
- Ngày 3 - 3 - 1946, Đảng ta họp và quyết định chọn giải pháp hòa để tiến.
- Ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ được kí kết tại Hà Nội giữa Hồ Chí Minh và Xanh-tơ-ni. Nội dung Hiệp định như sau:
+ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng nhưng vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
+ Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên ngừng bắn Nam Bộ để đi tới đàm phán chính thức.
Ý nghĩa: tránh được cuộc chiến tranh bất lợi và đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng tay sai. Giành thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng về mọi mặt.
- Sau khi kí Hiệp định sơ bộ:
+ Pháp tiếp tục khiêu khích ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kì tự trị.
+ Ta kiên quyết đấu tranh nên một cuộc hội nghị họp tại Phông-ten-nơ-blô ( Pháp ) ngày 6 - 7 - 1946 nhưng thất bại. Quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh kề gần.
Hồ Chí Minh kí Tạm ước ( 14 - 9 - 1946 ) với Pháp, nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Đông Dương, tạo thêm quỹ thời gian hòa bình cho ta xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến.
- Trước 6 - 3 - 1946, ta kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa với quân Tưởng ở miền Bắc nhưng từ 6 - 3 - 1946 trở đi, ta tạm thời hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước.
(Sưu tầm)