Việt nam có phải là một nước "hiếu chiến" khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19 thán

Tớ nhớ cậu

New member
Xu
0
Việt nam có phải là một nước "hiếu chiến" khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19 thángg 12 năm 1946?

Có rất nhiều sử gia tư sản nhận định rằng việc Việt Nam phát động lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 là một hành động của một dân tộc hiếu chiến vì họ căn cứ vào việc Pháp đưa ra tối hậu thư sẽ hành động vào ngày 20 tháng 12 trong khi đó nhân dân ta đã nổ súng chiến đấu chống Pháp vào tối ngày 19 tháng 12. Nhận định trên có phải là sự thật?

Phải thấy được rằng tính chất hiều chiến không phụ thuộc vào bên nào nổ súng trước mà phải căn cứ vào mục đích của mỗi bên tham chiến:

Đối với thực dân Pháp: sau thất bại nặng nề trận chiến Điện Biên Phủ, chúng vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Trên thực tế, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược ở các tỉnh Nam bộ vào đêm 22 rạng sáng 23 tháng 9 năm 1945. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn nhằm tiến quân ra Bắc, thực hiện thôn tính cả nước. Từ tháng 11 năm 1946 chúng thực hiện hàng loạt các hoạt động khiêu khích bằng quân sự ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ. Nguy hiểm hơn, ở Hà Nội, thực dân Pháp đã xả súng, gây ra hàng loạt các vụ đẫm máu ở ga hàng Cỏ, hàng Trống, cầu Long Biên...đỉnh cao của dã tâm xâm lược ấy là sự kiện ngày 18 tháng 12 năm 1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giáo quyền kiểm soát thu đô cho chúng nếu không sáng 20 tháng 12 chúng sẽ hành động. Hàng loạt các sự kiện trên đã bóc trần bản chất và dã tâm của thực dân Pháp quyết cướp nước ta một lần nữa. Đó rõ ràng là một hành động phi nghĩa.

Đối với dân tộc Việt Nam: dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, đấu tranh cho hòa bình, tự do. Vì mong muốn hòa bình nên nhân dân ta phải đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, phải ký với thực dân Pháp các bản hiệp ước sơ bộ và tạm ước nhằm giữ nền độc lập, hòa bình. Song chúng ta càng nhân nhược, thực dân Pháp càng lẫn tới. Chúng dẫm bỏ các bản hiệp ước, trực tiếp nổ súng đe dọa đến nền độc lập mong manh. Đứng trước tình thế đó, dân tộc ta chỉ có một con đường là đứng lên đấu tranh bằng bạo lực để giữ vững nền độc lập dân tộc. Đó là mục đích chính nghĩa.

Như vậy đứng lên đấu tranh vũ trang chống Pháp là con đường tất yếu để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên chúng ta nên nổ súng vào thời điểm nào? đó là một nghệ thuật quân sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến vào tối ngày 19 tháng 12, đó là sự sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh. Vì

- Trước hết, chúng ta không nổ súng sớm hơn vì chúng ta cần có thời gian chuẩn bị khảng chiến, nền hòa bình mong manh vẫn còn có khả năng giữ bằng thương lượng, thực dân Pháp chưa bộc lộ bản chất của kẻ đi xâm lược.

- Nếu chúng ta nổ sung thì bất lợi sẽ nghiêng về phía ta.

- Nếu chúng ta nổ sung sau khi thực dân Pháp chính thức tuyên bố xâm lược thì sẽ tạo bất lợi về "thế chiến đấu" chiến trướng. Nổ súng vào ngày 19 tháng 12 nhằm tạo ra một đòn đánh phủ đầu cho thực dân Pháp, vừa tạo nên thế chủ động kháng chiến của ta trên chiến trường.

Vì những lý do trên, Việc phát động toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 không phải là một hành động hiếu chiến mà là một hành động nhằm bào vệ độc lập khi khả năng hòa bình không còn nữa, đồng thời là một sáng tạo trong nghệ thuật phát động chiến tranh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bổ sung thêm

Tại sao ngày 19/12/1946 Đảng Cộng sản Đông Dương lại phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc (12/1946) và phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

* Pháp không nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, tăng cường khiêu khích chống phá ta như chiếm đóng Hải Phòng ngày 27-11-1946. Ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Ý đồ xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp đã bộc lộ rõ ràng.

Khi sự khiêu khích của Pháp đến mức tột cùng, nhân dân ta phải lựa chọn con đường : Đứng lên cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 19-12-1946, Hồ Chủ Tịch - thay mặt Đảng và Chính phủ - kêu gọi đồng bào cả nước kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

* Đường lối:

Để chống lại chiến lược quân sự, học thuyết quân sự của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trong 30 năm chiến tranh , Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một đường lối duy nhất đúng, đó là đường lối chiến tranh nhân dân. Nội dung cơ bản của đường lối đó là : kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính.

* Kháng chiến toàn dân :

- Cuộc kháng chiến của ta được Đảng nêu ra ngay từ đầu là một cuộc kháng chiến toàn dân. Với phương châm “đánh lâu dài”, ta có thời gian để tổ chức, động viên nhân dân tham gia kháng chiến. Ta càng đánh thì lực lượng nhân dân ta càng mạnh, đồng thời nếu không động viên để toàn dân tham gia thì không thể có lực lượng đánh lâu dài.

- Muốn phát huy sức mạnh toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động toàn dân tham gia kháng chiến.
* Kháng chiến toàn diện :

- Muốn làm cho khẩu hiệu “ toàn dân kháng chiến” có nội dung thực sự thì cuộc kháng chiến phải tiến hành trên cáclĩnh vực : quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá ... Thông qua những hình thức của cuộc kháng chiến toàn diện như thế thì toàn dân ta mới phát huy được hết năng lực của mình trong cuộc kháng chiến.

- Pháp không những đánh ta về quân sự mà còn phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hoá ..., cho nên ta không những phải kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải đánh bại mọi âm mưu phá hoại về kinh tế và chính trị của chúng phải kháng chiến toàn diện.

* Kháng chiến lâu dài :

- Đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảng ta, dựa trên sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp một cách khoa học, không hề khiếp nhược trước vũ khí của kẻ thù. Đồng thời cũng kế thừa và phát triển truyền thống “ lấy yếu chống mạnh”, “ lấy chính nghĩa thắng hung tàn”.

- Lúc đầu địch mạnh hơn ta về vật chất, vũ khí, nhưng ta có ưu thế tuyệt đối về tinh thần chính trị. Chỗ mạnh của ta là rất cơ bản, có thể lấy tinh thần chính trị khắc phục khó khăn về vật chất, nên ta càng đánh mạnh, càng đánh càng thắng.

* Kháng chiến dựa vào sức mình là chính :

- Ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ từ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm.

- Ta có nỗ lực chủ quan mới sử dụng và phát huy được hết sức mạnh của mình. Nếu không dựa vào sức mạnh là chính thì không thể đánh lâu dài được.

- Đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện một cách sinh động và phong phú trong thực tiễn kháng chiến của quân và dân ta trên tất cả mọi hoạt động, đã đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

=> không phải là hiếu chiến mà là bảo vệ dân tộc
 
“Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."
Trong bối cảnh lúc đó chúng ta buộc phải kháng chiến nếu k sẽ mất nước, nhân dân sẽ tiếp tục phải kiếp sống nô lệ
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top