Việt nam cần phát huy những lợi thế căn bản nào để tham gia tích cực vào phân công lao động khu vực

việt nam cần phát huy những lợi thế căn bản nào để tham gia tích cực vào phân công lao động khu vực và quốc tế

việt nam cần phát huy những lợi thế căn bản nào để tham gia tích cực vào phân công lao động khu vực và quốc tế ?. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?
 
VIỆT NAM CẦN PHÁT HUY NHỮNG LỢI THẾ CĂN BẢN NÀO ĐỂ THAM GIA TÍCH CỰC VÀO PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ? LẤY VÍ DỤ THỰC TIỄN ĐỂ MINH HOẠ?



Trả lời:

Việt Nam có những lợi thế cơ bản:

a- Vị trí địa lý không chỉ giới hạn trong toạ độ địa lý đơn thuần. Bản chất kinh tế của vị trí địa lý là địa tô chênh lệch. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép thu được địa tô chênh lệch cao và ngược lại, vị trí địa lý không thuận lợi chỉ đem lại địa tô chênh lệch thấp, thậm chí không có địa tô chênh lệch. Vị trí địa lý thuận lợi chính là "lợi thế so sánh".
Vị trí địa lý thuận lợi của nước ta được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh nên tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng, đặc điểm này có tác động sâu sắc đến cơ cấu, quy mô và hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Việt nam ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á, nước ta trở thành một đầu mối giao thông quan trọng đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và Châu Úc Đại Dương hoặc ngược lại, có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giầu tiềm năng. Vị trí đó cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới trước ngưỡng cửa của thée kỷ XXI. Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành "4 con Rồng" Châu Á cũng đang có những chuyển động mới đáng kể trong phát triển kinh tế. Nhìn chung các nước ASEAN đang ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới.

Việt Nam là một trong những nơi xuất hiện loài người, sớm xuất hiện nền văn minh và vốn có quan hệ lâu đời với các quốc gia có nền văn minh sớm như Trung Hoa, Ấn Độ. Mặt khác, nằm ở ngã ba đường bộ, đường hàng không, đường hàng hải quốc tế, Việt Nam sớm có quan hệ với các nước phương Tây.

b- Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế lớn nhưng chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ thấp, việc sử dụng cũng chưa thật hợp lý. Đó là những nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, đồng thời là đối tượng đầu tư của Tư bản nước ngoài.

c- Tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm bản thân con người và hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử cuả dân tộc. Đây cũng là đối tượng đầu tư phát triển rất quan trọng của Tư bản nước ngoài. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý giá này chưa được động viên và khai thác đầy đủ để phát triển kinh tế xã hội.

d- Là một nước đang phát triển đông dân, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ rộng lớn. Đây là tiền đề và yếu tố kích thích thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Đường lối đổi mới toàn dân do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo đã mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi cho Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào phân công lao động quốc tế, nhanh chóng hội nhập vào khu vực quốc tế.
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) là một bước ngoặt lớn trong đời sống kinh tế và chính trị của nước ta. đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện các mặt hoạt động của xã hội.

Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) phát triển và cụ thể hoá đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Công cuộc đổi mới trong hơn 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy còn một số mặt chưa vững chắc, nhưng nước ta đã rút ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ phát triển mới. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

Trong bối cảnh vừa có những thuận lợi và thời cơ lớn, vừa đứng trước những khó khăn và thách thức, qua hai năm thực hiện kế hoạch năm 1996-2000, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá (GNP tăng 9%). Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổn định và tương đối toàn diện. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng (điện, dầu khí, than, vật liệu xây dựng...) tăng nhiều so với trước. Nhập siêu giảm, giá cả ổn định. Giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo có tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, y tế và việc thực hiện các chính sách xã hội có bước phát triển mới. Đời sống số đông nhân dân được cải thiện, ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng an ninh được bảo đảm.Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao. Chúng ta có thêm thế và lực, khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong vài ba chục năm tới.


 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top