Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận về bài cao dao : "Ngó lên luộc lạt mái nhà - Bao nhiêu luộc lạt n

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận về bài cao dao : "Ngó lên luộc lạt mái nhà - Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"

[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/ngo_len.pdf[/f]
 
Tình cảm truyền thống trong gia đình Việt Nam

Từ xưa đến nay, tình cảm trong mỗi gia đình người Việt Nam luôn được giữ gìn và phát triển tốt đẹp, vừa thiêng liêng, trang trọng vừa ấm áp và thân mật. Truyền thống văn hóa Việt Nam ấy đã đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình.

28202_41.jpg
Bà cháu. - Ảnh: Hương Giang.​

Tuổi thơ của mỗi người Việt Nam, ai cũng được tắm mình trong dòng sữa ngọt ngào, vỗ về an ủi qua lời ru của bà, của mẹ và của chị từ những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông giá lạnh. Trong chiều dài năm tháng hay trong giấc ngủ say nồng, chúng ta dần dần lớn lên nhờ dòng suối nguồn trong lành đó. Những lời hát ru bao giờ cũng dịu dàng, chân thành, đằm thắm như nuôi dưỡng ta trong mảnh vườn tươi tốt phù sa của tình cảm ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt. Cũng chính từ những lời ru đã đưa cái nghĩa, cái tình mặn mà nồng thắm như một nguồn nước mát thấm dần thấm dần vào lòng ta, gắn bó ta với người thân trong gia đình, với tình làng, nghĩa xóm, với cảnh vật nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cây đa giếng nước, sân đình, nơi thường vang lên những lời căn dặn sâu sắc:


Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Quả đúng như vậy, chim có tổ, người có tông, tình cảm con người thể hiện tình yêu thương đằm thắm nhất, thể hiện đạo hiếu nhất trước hết phải kể đến lòng kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. Công lao đó thật to lớn tưởng như không gì sánh nổi:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu.

Đây là cách so sánh thể hiện tình cảm nhớ thương của con cháu với ông bà, khi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn ở nông thôn với những ngôi nhà tranh, tre, nứa, lá phải dùng lạt buộc đó là thứ sợi mỏng được chẻ từ tre, giang, mây… để buộc. Số lạt buộc nhiều lắm có mấy ai đếm được, cũng như nỗi nhớ ông bà khó có thể cân đo đong đếm. "Nuộc lạt" còn thể hiện sự kết nối bền vững của sự vật, sự gắn bó đoàn kết của người cùng huyết thống, cùng ông bà sinh ra, đồng thời thể hiện lòng biết ơn vô hạn của con cháu với ông bà. Đó cũng là tình cảm rất đẹp của con người Việt Nam và trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Ông bà là người sinh ra cha mẹ ta, mẹ hiền mang nặng đẻ đau sinh ra ta, chăm chút cho ta từng phút, từng giờ, ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Cha nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người. Biết bao "cơm cha, áo mẹ" dành cho ta, biết bao suy nghĩ lo lắng nhọc nhằn đến bạc cả mái đầu. Tình cảm đó thật không gì so sánh được:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chính chữ ghi lòng con ơi!

Trong lời ru đã thể hiện tình cảm của mẹ, từ khi con cất tiếng khóc chào đời mẹ đã dành cho con tất cả dòng sữa thơm ngọt ngào, hằng đêm vẫn cất lên tiếng ru êm dịu như dòng mật ngọt vun đắp tâm hồn con, được ví như ngọn núi Thái Sơn cao ngất trời, như nước ở trong nguồn hay ngoài biển Đông thật là mênh mông và vô tận làm lay động trái tim biết bao người con Việt Nam qua nhiều thế hệ. Trong mỗi gia đình, hạt nhân phải kể đến cha mẹ, cha mẹ hoà thuận là niềm hạnh phúc cho con cái và giúp cho mỗi gia đình trở thành tế bào tốt của xã hội. Mỗi người con sẽ hạnh phúc biết bao khi được sống trong một gia đình mà cha mẹ tâm đầu ý hợp, bởi tình yêu thương của cha mẹ là gốc rễ của cả nhà: "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn". Cha mẹ càng hạnh phúc, càng yêu thương giúp nhau nhìn về một hướng thì mới có phương pháp giáo dục con cái một cách đầy đủ và trọn vẹn được. Khi đã yêu thương nhau thì trong bất cứ hoàn cảnh nào dù đói no, đạm bạc, cơ hàn họ vẫn giữ vững thuỷ chung son sắt, coi trọng tình nghĩa vợ chồng lên trên sự giàu sang để sống với nhau thật chân thành, tế nhị.

Bên cạnh tình cảm của ông bà, cha mẹ là tình nghĩa anh em trong một gia đình, những người cùng cha mẹ sinh ra, cùng trong một bọc, cùng bú chung dòng sữa, cùng sống và lớn lên dưới một mái nhà, cùng được cha mẹ thương yêu, che chở, dạy dỗ nên người, như tay với chân trong một cơ thể, như cành trên với cành dưới của một cây xanh. Còn gì gắn bó và thân thiết hơn những giọt máu đào, trên kính dưới nhường, anh bảo em nghe, chị ngã em nâng. Bởi vậy anh em hoà thuận không những đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho cha mẹ mà từ lâu đã trở thành lẽ sống, lối sống cho mỗi chúng ta và cho mỗi gia đình Việt Nam truyền thống.

Trải qua bao năm tháng, tình cảm trong mỗi gia đình luôn là tình cảm rất đẹp của con người Việt Nam để chúng ta tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy, khi mà các tệ nạn xã hội đang từng ngày từng giờ luồn lách nhằm phá vỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình làm không ít các bậc ông bà phải sống cô đơn, các ông bố bà mẹ phải đau lòng, những người con lang thang cơ nhỡ, những mảnh đời, những số phận éo le và nhiều gia đình tan nát hạnh phúc… Do vậy chăm lo giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình để gia đình ngày càng phát triển chính là để biến mỗi gia đình trở thành một pháo đài, một thành trì vững chắc chống lại các tệ nạn xã hội, để mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Nguyễn Thị Thu Hà
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top