ĐỀ BÀI: Viết bài văn (khoảng 1000) từ bàn về lời bài hát sau: “Đừng sống giống như hòn đá,…sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng”.
BÀI LÀM
Một triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard đã từng nói : “Cuộc sống chỉ thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng.” Ý nghĩa của ông muốn gửi gắm qua câu nói chính là thông điệp sâu xa về lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống này. Với cùng tâm niệm chân thành này, nhạc sĩ Trần Lập – tác giả đã sáng tác rất nhiều tuyệt phẩm đã ra đời trước đây, trong đó có bài hát “Tâm hồn của đá”. Nó chứa đựng nhiều những ca từ và giai điệu lắng đọng về tình yêu, tâm hồn của con người : “Đừng sống giống như hòn đá,…sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng.”
Trước tiên, ta phải tìm hiểu ý nghĩa của lời hát trong bài mà tác giả muốn truyền tải đó là gì. “Hòn đá” có ý nghĩa như thế nào trong câu hát “Đừng sống giống như hòn đá”? Hòn đá vốn là một thứ nhỏ bé, là vật vô tri vô giác nằm chỏng chơ bên vệ đường. Đá sống một cuộc đời vô danh, cách xa mọi người, không một ai để ý đến mỗi lần đi ngang qua đá. Ở đây, hòn đá chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia. Trơ trọi một mình, cô đơn giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá không bao giờ có thể trở lại như lúc đầu được. Như vậy, cả lời ca mang ý nghĩa như một lời khuyên chân thành : hãy biết sống đồng cảm với mọi người, biết mở rộng tấm lòng để hòa vào biển lớn yêu thương của nhân loại, đừng bao giờ chỉ sống cho riêng mình mà quên đi những người khác.
Vậy tại sao ta lại phải “Đừng sống như hòn đá”? Sống như đá là lối sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, luôn đặt lợi ích tư lên đầu mà không để tâm đến những người xung quanh. Cuộc sống đó không tồn tại tình yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. Hoàn cảnh như vậy lại càng làm họ lún sâu hơn vào cái hố đen của sự tuyệt vọng nếu như chính họ không tự mình vực dậy, đem lòng mình ra mà yêu thương, sẻ chia. Bởi vì : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương.” (M.Go-rơ-ki)
Ta cần phải làm thế nào để không sống như một hòn đá? Ngay từ đầu, tác giả Trần Lập đã thêm vào động từ “Đừng” để tăng tính khuyên nhủ mạnh mẽ cho câu hát, nhắc nhở ta về thái độ sống với cuộc đời này. Cần phải tăng cường hành động hành động yêu thương nều như chính ta muốn được yêu thương, bởi chăng : “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn). Trong cuộc đời này, ta nên hòa mình vào với cộng đồng, biết mở tâm hồn ra để đón nhận tình thương cũng như biết cho đi, vì khi cho đi chính là còn mãi.
Tâm hồn ta giống như một mảnh đất, và ta là người quyết định nó sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ phù sa hoặc trở thành vùng đất cằn cỗi nứt nẻ. Nếu như sống với một tâm hồn rộng mở, biết yêu thương sẻ chia thì mảnh đất ấy chắc chắn sẽ được bồi đắp dinh dưỡng khiến trở nên xanh tốt, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc đua nhau đến mà sinh sôi nảy nở, còn hoa trái thì ngọt lành nở rộ. Thế nhưng ngược lại, khi ta khép cánh cửa tâm hồn mình vào, mảnh đất ấy cũng bị cô lập và thu hẹp nhỏ hơn. Qua thời gian, mảnh đất sẽ mất đi dần sức sống của nó, hóa khô cằn và thô ráp, không có bất cứ thứ gì có thể tồn tại được nữa. Lúc đó, trên mảnh đất chỉ trơ trọi lại sỏi và đá, ta chỉ còn có thể sống “như một hòn đá.” Đã có người từng nói : “Cuộc đời bạn như một viên đá, chính bạn là người quyết định viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng.”
Đừng chỉ sống cho mình mà hãy biết thả mình vào đại dương tình yêu của nhân loại. Cá nhân không bao giờ có thể tách rời tập thể được. Chính tác giả chứ không ai khác, Trần Lập đã sống đúng nghĩa như một cuộc sống không phải là một hòn đá. Tiền anh kiếm được từ các buổi biểu diễn anh chỉ nhận một phần rất nhỏ trong đó, còn lại đều đem đi từ thiện cho người khác. Giọng hát của anh là nguồn sống của biết bao con người vẫn đang còn khốn khổ trong cuộc đời này. Để giờ đây, khi anh ra đi, tấm chân tình ấy vẫn mãi là viên ngọc sáng mãi cho người đời sau noi theo.
Từ việc phân tích trên, ta rút ra bài học cho bản thân mình. Về nhận thức, ca từ bài hát đã bàn đến vấn đề về lối sống vô cảm của con người con người và khuyên ta sống phải biết đến yêu thương, biết cho đi tình thương của mình. Về mặt hành động, ta phải học cách yêu thương bằng việc tăng cường thêm những hành động ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, yêu thương để được yêu thương.
Tình yêu thương luôn luôn không bao giờ là đủ, hãy biết mở tấm lòng mình ra để đón nhận và cho đi như một thứ quà tặng của cuộc sống. Xin mượn mấy vần thơ thay cho lời kết :
“Xin gửi lại bạn đường yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường tro bõn đất
Sống là cho, chết cũng là cho.”
BÀI LÀM
Một triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard đã từng nói : “Cuộc sống chỉ thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng.” Ý nghĩa của ông muốn gửi gắm qua câu nói chính là thông điệp sâu xa về lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống này. Với cùng tâm niệm chân thành này, nhạc sĩ Trần Lập – tác giả đã sáng tác rất nhiều tuyệt phẩm đã ra đời trước đây, trong đó có bài hát “Tâm hồn của đá”. Nó chứa đựng nhiều những ca từ và giai điệu lắng đọng về tình yêu, tâm hồn của con người : “Đừng sống giống như hòn đá,…sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng.”
Trước tiên, ta phải tìm hiểu ý nghĩa của lời hát trong bài mà tác giả muốn truyền tải đó là gì. “Hòn đá” có ý nghĩa như thế nào trong câu hát “Đừng sống giống như hòn đá”? Hòn đá vốn là một thứ nhỏ bé, là vật vô tri vô giác nằm chỏng chơ bên vệ đường. Đá sống một cuộc đời vô danh, cách xa mọi người, không một ai để ý đến mỗi lần đi ngang qua đá. Ở đây, hòn đá chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia. Trơ trọi một mình, cô đơn giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá không bao giờ có thể trở lại như lúc đầu được. Như vậy, cả lời ca mang ý nghĩa như một lời khuyên chân thành : hãy biết sống đồng cảm với mọi người, biết mở rộng tấm lòng để hòa vào biển lớn yêu thương của nhân loại, đừng bao giờ chỉ sống cho riêng mình mà quên đi những người khác.
Vậy tại sao ta lại phải “Đừng sống như hòn đá”? Sống như đá là lối sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, luôn đặt lợi ích tư lên đầu mà không để tâm đến những người xung quanh. Cuộc sống đó không tồn tại tình yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. Hoàn cảnh như vậy lại càng làm họ lún sâu hơn vào cái hố đen của sự tuyệt vọng nếu như chính họ không tự mình vực dậy, đem lòng mình ra mà yêu thương, sẻ chia. Bởi vì : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương.” (M.Go-rơ-ki)
Ta cần phải làm thế nào để không sống như một hòn đá? Ngay từ đầu, tác giả Trần Lập đã thêm vào động từ “Đừng” để tăng tính khuyên nhủ mạnh mẽ cho câu hát, nhắc nhở ta về thái độ sống với cuộc đời này. Cần phải tăng cường hành động hành động yêu thương nều như chính ta muốn được yêu thương, bởi chăng : “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn). Trong cuộc đời này, ta nên hòa mình vào với cộng đồng, biết mở tâm hồn ra để đón nhận tình thương cũng như biết cho đi, vì khi cho đi chính là còn mãi.
Tâm hồn ta giống như một mảnh đất, và ta là người quyết định nó sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ phù sa hoặc trở thành vùng đất cằn cỗi nứt nẻ. Nếu như sống với một tâm hồn rộng mở, biết yêu thương sẻ chia thì mảnh đất ấy chắc chắn sẽ được bồi đắp dinh dưỡng khiến trở nên xanh tốt, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc đua nhau đến mà sinh sôi nảy nở, còn hoa trái thì ngọt lành nở rộ. Thế nhưng ngược lại, khi ta khép cánh cửa tâm hồn mình vào, mảnh đất ấy cũng bị cô lập và thu hẹp nhỏ hơn. Qua thời gian, mảnh đất sẽ mất đi dần sức sống của nó, hóa khô cằn và thô ráp, không có bất cứ thứ gì có thể tồn tại được nữa. Lúc đó, trên mảnh đất chỉ trơ trọi lại sỏi và đá, ta chỉ còn có thể sống “như một hòn đá.” Đã có người từng nói : “Cuộc đời bạn như một viên đá, chính bạn là người quyết định viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng.”
Đừng chỉ sống cho mình mà hãy biết thả mình vào đại dương tình yêu của nhân loại. Cá nhân không bao giờ có thể tách rời tập thể được. Chính tác giả chứ không ai khác, Trần Lập đã sống đúng nghĩa như một cuộc sống không phải là một hòn đá. Tiền anh kiếm được từ các buổi biểu diễn anh chỉ nhận một phần rất nhỏ trong đó, còn lại đều đem đi từ thiện cho người khác. Giọng hát của anh là nguồn sống của biết bao con người vẫn đang còn khốn khổ trong cuộc đời này. Để giờ đây, khi anh ra đi, tấm chân tình ấy vẫn mãi là viên ngọc sáng mãi cho người đời sau noi theo.
Từ việc phân tích trên, ta rút ra bài học cho bản thân mình. Về nhận thức, ca từ bài hát đã bàn đến vấn đề về lối sống vô cảm của con người con người và khuyên ta sống phải biết đến yêu thương, biết cho đi tình thương của mình. Về mặt hành động, ta phải học cách yêu thương bằng việc tăng cường thêm những hành động ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, yêu thương để được yêu thương.
Tình yêu thương luôn luôn không bao giờ là đủ, hãy biết mở tấm lòng mình ra để đón nhận và cho đi như một thứ quà tặng của cuộc sống. Xin mượn mấy vần thơ thay cho lời kết :
“Xin gửi lại bạn đường yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường tro bõn đất
Sống là cho, chết cũng là cho.”