Viêm kết mạc cấp do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae):
Bệnh tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Có 3 hình thái lâm sàng: Sơ sinh, trẻ em và người lớn.
View attachment 4607
1. Viêm kết mạc cấp ở trẻ sơ sinh
Bệnh thường xuất hiện vào ngày 2-3 sau khi sinh khi qua đường sinh dục của người mẹ bị nhiễm lậu hoặc thậm chí từ khi còn trong bụng mẹ do vỡ ối sớm. Bệnh phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (ủ bệnh) kéo dài 3-4 ngày – da mi đỏ, phù mạnh, mi cứng như gỗ làm mắt rất khó mở,kết mạc cương tụ và phù, tiết tố máu; Giai đoạn 2 (chảy mủ) kéo dài 5-7 ngày – hai mi mềm hơn, tiết tố mủ nhiều (đặc điểm càng lau càng chảy),vành mi để khám rất khó (nếu khám được thấy kết mạc mi nhiều nhú gai); Giai đoạn 3 (tăng sản nhú gai) kéo dài 6-8 ngày – tăng sản nhú gai phát triển mạnh, kết mạc cương tụ nhìn như có tổ chức hạt, sau đó kết mạc chuyển dần về bình thường, không để lại dấu vết (khác với người lớn: sau khi bệnh khỏi có thể để lại sẹo). Bệnh có thể tiến triển rất nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ loét giác mạc, có thể hoại tử và thủng giác mạc, điều trị khó và để lại sẹo. Bệnh được chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm (soi trực tiếp chất tiết kết mạc, nhuộm Gram sẽ thấy rõ song cầu hình hạt cà phê).
2. Viêm kết mạc cấp do lậu cầu ở trẻ em
Bệnh thường phát triển ở 1 mắt, ở cháu gái do tự lây. Tiến triển nặng hơn hình thái sơ sinh, hay gây tổn thương giác mạc.
3. Viêm kết mạc cấp do lậu cầu ở người lớn
Thường ở 1 mắt. Tiến triển nặng, kèm sốt cao, tổn thương khớp, cơ, tim. Sau thời gian ủ bệnh, hai mi sưng nề, nhiều tiết tố vàng bẩn, có bọt loãng trào ra khi vành mi. Kết mạc cương tụ với nhiều nhú gai nhỏ li ti. Giác mạc tổn thương trong những trường hợp nặng, lúc đầu loét cạnh rìa, sau loét vào trung tâm và có thể gây viêm nội nhãn.
4. Điều trị và phòng bệnh
Phòng bệnh: Đối với trẻ sơ sinh: tra dung dịch Argyron 3% sau khi sinh (phương pháp này lần đầu tiên do bác sĩ người Nga Matveevưi phát hiện, xong trong y văn hay goi là phương pháp Créde – 1881).Hiện nay có thể tra một loại kháng sinh, cần phải theo dõi
kiểm tra người mẹ trước sinh để có biện pháp xử lý sớm. Đối với hình thái trẻ em và người lớn: cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh và phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có nhiễm lậu cầu toàn thân. Điều trị: Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý. Tra kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu.
Penicilin đã không dùng trong điều trị do tỉ lệ gia tăng của lậu cầu kháng penicillin. Thuốc được dùng là kháng sinh nhóm quinolon, cephalosporin, bacitracin, gentamycin... tra 10-15 lần/ngày hoặc dưới hình thức giỏ giọt trong những ngày đầu. Sau đó 30 phút- 1giờ/1 lần. Khi bệnh gần ổn định giảm liều 3-4 lần/ ngày. Toàn thân: với trẻ sơ sinh cần rất thận trọng khi chỉ định dùng khánh sinh; đối với người lớn: Cefoxitin 1gr tiêm bắp hoặc Cefotaxim 0,5gr tiêm t/m x 4 lần/ ngày, hoặc Ceftriaxon 1gr tiêm t/m hoặc Spectinomycin 2gr tiêm bắp.
Tài liệu tham khảo: Bài giảng nhãn khoa
Bệnh tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Có 3 hình thái lâm sàng: Sơ sinh, trẻ em và người lớn.
View attachment 4607
1. Viêm kết mạc cấp ở trẻ sơ sinh
Bệnh thường xuất hiện vào ngày 2-3 sau khi sinh khi qua đường sinh dục của người mẹ bị nhiễm lậu hoặc thậm chí từ khi còn trong bụng mẹ do vỡ ối sớm. Bệnh phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (ủ bệnh) kéo dài 3-4 ngày – da mi đỏ, phù mạnh, mi cứng như gỗ làm mắt rất khó mở,kết mạc cương tụ và phù, tiết tố máu; Giai đoạn 2 (chảy mủ) kéo dài 5-7 ngày – hai mi mềm hơn, tiết tố mủ nhiều (đặc điểm càng lau càng chảy),vành mi để khám rất khó (nếu khám được thấy kết mạc mi nhiều nhú gai); Giai đoạn 3 (tăng sản nhú gai) kéo dài 6-8 ngày – tăng sản nhú gai phát triển mạnh, kết mạc cương tụ nhìn như có tổ chức hạt, sau đó kết mạc chuyển dần về bình thường, không để lại dấu vết (khác với người lớn: sau khi bệnh khỏi có thể để lại sẹo). Bệnh có thể tiến triển rất nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ loét giác mạc, có thể hoại tử và thủng giác mạc, điều trị khó và để lại sẹo. Bệnh được chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm (soi trực tiếp chất tiết kết mạc, nhuộm Gram sẽ thấy rõ song cầu hình hạt cà phê).
2. Viêm kết mạc cấp do lậu cầu ở trẻ em
Bệnh thường phát triển ở 1 mắt, ở cháu gái do tự lây. Tiến triển nặng hơn hình thái sơ sinh, hay gây tổn thương giác mạc.
3. Viêm kết mạc cấp do lậu cầu ở người lớn
Thường ở 1 mắt. Tiến triển nặng, kèm sốt cao, tổn thương khớp, cơ, tim. Sau thời gian ủ bệnh, hai mi sưng nề, nhiều tiết tố vàng bẩn, có bọt loãng trào ra khi vành mi. Kết mạc cương tụ với nhiều nhú gai nhỏ li ti. Giác mạc tổn thương trong những trường hợp nặng, lúc đầu loét cạnh rìa, sau loét vào trung tâm và có thể gây viêm nội nhãn.
4. Điều trị và phòng bệnh
Phòng bệnh: Đối với trẻ sơ sinh: tra dung dịch Argyron 3% sau khi sinh (phương pháp này lần đầu tiên do bác sĩ người Nga Matveevưi phát hiện, xong trong y văn hay goi là phương pháp Créde – 1881).Hiện nay có thể tra một loại kháng sinh, cần phải theo dõi
kiểm tra người mẹ trước sinh để có biện pháp xử lý sớm. Đối với hình thái trẻ em và người lớn: cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh và phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có nhiễm lậu cầu toàn thân. Điều trị: Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý. Tra kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu.
Penicilin đã không dùng trong điều trị do tỉ lệ gia tăng của lậu cầu kháng penicillin. Thuốc được dùng là kháng sinh nhóm quinolon, cephalosporin, bacitracin, gentamycin... tra 10-15 lần/ngày hoặc dưới hình thức giỏ giọt trong những ngày đầu. Sau đó 30 phút- 1giờ/1 lần. Khi bệnh gần ổn định giảm liều 3-4 lần/ ngày. Toàn thân: với trẻ sơ sinh cần rất thận trọng khi chỉ định dùng khánh sinh; đối với người lớn: Cefoxitin 1gr tiêm bắp hoặc Cefotaxim 0,5gr tiêm t/m x 4 lần/ ngày, hoặc Ceftriaxon 1gr tiêm t/m hoặc Spectinomycin 2gr tiêm bắp.
Tài liệu tham khảo: Bài giảng nhãn khoa