[FONT="]VIỆC XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG SAO BẮC CỰC[/FONT]
Khi ở giữa biển khơi hay giữa núi rừng, phải biết hướng để chọn đường đi. Ở giữa biển Đông phải đi về hướng Tây mới lên bờ được, ở giữa rừng Trường Sơn phải đi về hướng Đông mới đến Việt Nam. Ban ngày người ta có thể dựa vào vị trí Mặt trời, mùa Đông giữa trưa Mặt trời ở phía Nam thiên đỉnh, nhưng về mùa Hè lúc giữa trưa có những ngày Mặt trời ở phía Bắc thiên đỉnh. Vị trí Mặt trời mọc mọc và lặn cũng thay đổi. Các ngày Xuân phân, Thu phân Mặt trời mọc đúng điểm Đông, lặn đúng điểm Tây, ngày Hạ chí Mặt trời mọc và lặn lệch về phía Bắc điểm Đông và điểm Tây vài chục độ. Cho nên, dùng sao Bắc Cực để xác định phương hướng rất tiện lợi và chính xác. Sao Bắc Cực ở gần thiên cực Bắc, mỗi ngày nó quay quanh thiên cực một vòng được gọi là vòng nhật động, có bán kinh góc khoảng 50’, nên bằng mắt thường ta thấy sao Bắc Cực đứng yên ở đường chân trời, cách điểm Bắc một khoảng cách góc bằng vĩ độ địa lý ở nơi quan sát, như vậy nhìn thấy sao Bắc Cực là biết phương Bắc. Sao Bắc Cực là sao ⱷ chòm Tiểu Hùng ( Bắc Đẩu nhỏ) là sao cấp II, có độ sáng yếu hơn sao Chức Nữ 6 lần. Để tìm sao Bắc Cực về mùa Xuân và mùa Hè, ta dùng chòm sao Đại Hùng ( Con Gấu lớn) có 7 sao rất sáng, có khi còn gọi là chòm Bắc Đẩu lớn. Về mùa Thu và mùa Đông, chòm sao Đại Hùng lặn trước khi Mặt trời lặn, nên buổi tối không thể nhìn thấy chòm sao Đại Hùng, chúng ta dùng chòm sao Thiên Hậu, có 5 ngôi sao ghép thành hình chữ M.
Nối sao y với sao s vẽ một đường thẳng góc với đoạn thẳng này và kéo dài một đoạn khoảng trên 7 lần đoạn ys là đến sao Bắc Cực.
Trong công tác trắc địa và bản đồ, người ta cần xác định độ phương ( hay còn gọi là độ phương vĩ), một cách chính xác, người ta cũng dùng sao Bắc Cực.
Độ phương của sao Bắc Cực lệch với độ phương của thiên cực Bắc một góc rất bé. Độc lệch này phụ thuộc vào thời gian lúc quan sát, tức là phụ thuộc vào góc giờ t ( góc tạo bởi vòng giờ vẽ từ thiên cực Bắc qua ngôi sao đến thiên cực Nam và vòng kinh tuyến trời). Sau khi đo độ phương của của sao Bắc Cực, người ta hiệu chỉnh độ lêch theo góc giờ t sẽ thu được độ phương cần đo. Ở miền nam Việt Nam, sao Bắc Cực rất gần chân trời, nên có hiện tượng khúc xạ ngang do không khí dao động, nên phương pháp dùng sao Bắc Cực không được chính xác. Trong ngành thiên văn trắc địa, người ta đã đề xuất các phương pháp các định độ phương tùy theo độ chính xác của máy đo và các điều kiện địa lý ở nơi cần tiến hành quan trắc.
Các nước ở Nam bán cầu không thể nhìn thấy sao Bắc Cực, mà phải dùng một ngôi sao gần thiên cực Nam để làm sao Nam Cực.
[FONT="]Nguồn NXBGD.
[/FONT]