• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Việc sử dụng dấu chấm câu trong báo chí

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
VIỆC SỬ DỤNG DẤU CHẤM CÂU TRONG BÁO CHÍ​

Bài viết của Trần Dĩ Hạ​

Sách báo trong thời gian gần đây rất ít dùng dấu chấm phẩy (;). Dấu này dùng sau một câu đã hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp nhưng ý còn liên quan đến phần sau hoặc dùng trong câu phức hợp mà đã có dấu phẩy để ngắt các thành phần trong câu. Cũng có trường hợp dấu này dùng thay dấu phẩy để ngắt hai chữ số trong trường hợp hai số độc lập, ví dụ: giá khoảng 2;3 đồng, ý nói giá hai hoặc ba đồng. Còn viết "giá 2,3" là nói giá hai đồng ba hào (theo cách trước đây, ngày nay có sự thay đổi nhưng không minh bạch bằng dùng theo lối cũ).

Sau đây chúng tôi xin dẫn chứng ra một số trường hợp dùng dấu sai trên các sách báo:

- Trong cột 3, trang 2 báo Lao động thủ đô cuối tuần, số 41 ra ngày 13-12-2002, có viết: "Nhiều sự việc xảy ra trên địa bàn Hà Nội báo chí Hà Nội được sự chỉ đạo tạm thời không đưa tin..."

Đúng ra thì sau "... địa bàn Hà Nội" phải để dấu phẩy: "Trên địa bàn Hà Nội, báo chí Hà Nội được sự...".

- Trên trang 19 báo An ninh thế giới/ số ra ngày 17-10-2002 có đoạn viết: "Ai đã từng tiếp xúc hoặc làm việc với Pugô đều có nhận định rằng, ông là con người trí tuệ sắc sảo, nghiêm túc, chấp hành nguyên tắc, kỷ luật cao".

Sau nhóm từ "nhận định rằng" thì phải dùng dấu hai chấm (:) chứ dùng dấu phẩy (,) là sai, vì rằng những ý sau đó giải thích cho ý đầu.

Cũng trong số báo trên, còn thấy hiện tượng dùng dấu phẩy thay cho dấu hai chấm ở một số chỗ khác, như: "Ông tuyên bố rằng, ông ủng hộ lời kêu gọi của...".

Cột 2 trang 24 báo An ninh thế giới số 69 (303) ra ngày 31-10-2002 có đoạn: "Vào nǎm 1990, điều lệ về thụ tinh nhân tạo và ngành phôi thai học về con người, chỉ rõ rằng, người mẹ đã sinh ra đứa trẻ sẽ luôn luôn được coi là mẹ của nó, ngay cả khi cô ta đang mang thai từ trứng của người phụ nữ khác...".

Chỉ một đoạn ngắn như trên mà tác giả Ngọc Bích đã dùng dấu câu sai ở hai chỗ liền nhau: "... về con người, chỉ rõ rằng, người mẹ...".

Phải bỏ dấu phẩy giữa "về con người" và "chỉ rõ rằng", để viết liền thành mạch "về con người chỉ rõ rằng". Mặt khác sau "chỉ rõ rằng" thì phải dùng dấu hai chấm như sau: "chỉ rõ rằng: người mẹ đã sinh...".

Rõ ràng là trong câu trên tác giả chỉ biết dùng hai loại dấu là dấu chấm và dấu phẩy mà không biết dùng các loại dấu khác. Khi đọc thì dù sau dấu gì, người đọc cũng nghỉ, nhưng khi viết thì phải khác. Sau hai từ "ông nói" thì phải dùng dấu hai chấm (:) mới đúng.

Những kiến thức về dấu câu nằm trong chương trình cấp một và cấp hai. Thế nhưng chúng tôi đã khảo sát trên 100 GV cấp hai và ba (trong đó có 6 GV dạy môn Vǎn) thì thấy các thầy, các cô còn sử dụng dấu câu một cách rất tuỳ tiện; cứ thấy câu dài thì dùng dấu chấm hoặc dấu phẩy; hầu như ít biết dùng các dấu câu khác, kể cả dấu chấm hỏi (sau câu nghi vấn).

Riêng đối với các nhà báo thì cũng không thể đổ tất các lỗi cho nhà trường, mà phải tự mình rèn luyện, tự mình bồi dưỡng cho mình, tránh tình trạng người làm nghề cầm bút trong thời hiện đại mà lại "mù chữ".

Nguồn: e-cadao.com
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top