[FONT="]VIỆC PHÁT HIỆN VÀ BẢO VỆ TẦNG ÔZÔN[/FONT]
Trong khí quyển của Trái Đất, từ độ cao 80 km trở xuống có hàng chục phân tử khác nhau phản ứng với nhau. Đặc biệt là các phân tử ôzôn phát ra các bức xạ có tần số 110 000 mêgahec, tức là sóng điện từ có bước sóng 2,727 mm. Tùy theo cường độ loại sóng này mà biết được mật độ tầng ôzôn trên tầng bình lưu của khí quyển.
Ôzôn là một đơn chất, mỗi phân tử có 3 nguyên từ ôxy, thường ở thể khí vì nhiệt độ nóng chảy là – 192,7ºC, nhiệt độ sôi là – 111,9ºC, tan trong nước lạnh và trong kiềm. Trong tự nhiên, ôzôn được tạo thành từ ôxy hóa mạnh, nên được dùng làm chất sát trùng. Tầng ôzôn trong khí quyển hấp thụ tia tử ngoại, là loại tia nguy hiểm trong các tia bức xạ của Mặt trời. Năm 1982, người ta phát hiện một lỗ thủng của tầng ôzôn ở châu Nam Cực nói chung , trên toàn cầu tầng ôzôn bị lỗ thủng của tầng ôzôn bị suy giảm mạnh, tia tử ngoại của Mặt trời sẽ dễ dàng đi vào Trái đất, làm cho con người bị ung thư da, bị mù vì đục thủy tinh thể, các tế bào sống sẽ bị hủy hoại, sự sống trên Trái đất bị đe dọa.
Nguyên nhân tầng ôzôn bị suy giảm là do con người phát triển các ngành công nghiệp, đã cho thải vào khí quyển nhiều loại khí có hại như freeôn, ôxit nitơ…Đặc biệt là chất chloroflourcarbone (CFC) thường được dùng trong các sản phẩm có bọt, trong các máy điều hòa nhiệt độ, trong tủ lạnh và các dung môi công nghiệp trong các ngành mỹ phẩm.
Ở tầng cao khí quyển, CFC bị ánh sáng mặt trời phân hủy, giải phóng các gốc nguyên tử chlorin. Trong điều kiện nhất định, chlorin hoạt động như một chất xúc tác, mỗi nguyên tử chlorin có thể phá hủy 100 000 phân tử ôzôn.
Việc bảo vệ tầng ôzôn là một trong những hoạt động mang tính quốc tế, đa dạng và phức tạp, liên quan trực tiếp đến con người và môi trường. Công ước Quốc tế ở Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Mon – rê – an năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn là hai văn bản pháp luật quốc tế đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn năm 1994. Dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý quan trọng này. “ Chương trình Quốc gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn”, đã được soạn thảo và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6 năm 1995.
Hiện nay, trên thị trường nước ta đã có các tủ lạnh, các máy điều hòa nhiệt độ… có ghi tên nhãn mác NON CFC, nghĩa là các sản phẩm này không dùng chất CFC.
Các sản phẩm sau đây đã được nhà nước kiểm soát để bảo vệ tầng ôzôn.
1. Bộ phận điều hòa không khí của ô tô và xe tải
2. Máy lạnh gia đình và thương mại, các thiết bị điều hòa không khí, bơm nhiệt, máy làm nước đá, máy hút ẩm, máy làm mát nước., máy làm kem..
3. Các sản phẩm xon khí, trừ các xon khí y tế.
4. Các bình dập lửa cầm tay.
5. Các tấm cách nhiệt và vật liệu bao bọc ống dẫn.
6. Các chất tiền polymer ( để sản xuất polymer)
Việc bảo vệ tầng ôzôn là nhiệm vụ của mọi người và mọi quốc gia, đang đặt ra cho các ngành khoa học và công nghệ các đề tài để tìm ra các chất thay thế các chất phá hoại tầng ôzôn hoặc tiêu hủy các chất như CFC và biến chúng thành những chất không có hại.
[FONT="]Nguồn NXBGD.
[/FONT]