Vị trạng nguyên tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam
Vị trạng nguyên tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam là Lê Văn Thịnh nguyên là thủ khoa người đỗ đầu kỳ thi tiến sĩ. Hai người tiếp theo là Bảng Nhãn Thám Hoa. Ông Lê Văn Thịnh sinh năm 1050 ở làng Đông Cứu thuộc huyện Gia Lương tỉnh Bắc Giang của Kinh Bắc văn hiến. Tuy sinh trưởng trong một gia đình bình thường cha làm nghề dạy học bốc thuốc ở làng mẹ nội trợ và làm ruộng nhưng thời trẻ Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng thần đồng. Tương truyền do có uy tín cả trong hàng võ tướng và văn quan Lý Thường Kiệt đã tâu vua cho mở khoa thi "Minh kinh bác học" là khoa thi tiến sĩ đầu tiên do trường đại học Quốc tử giám tổ chức vào năm 1075 sau 5 năm thành lập trường (1070). Ông Lê Văn Thịnh đỗ trạng nguyên của khoa này nên còn được dân gian truyền tụng tôn vinh là vị "trạng khai khoa".
Từ khoa thi đầu tiên năm 1075 ấy đến khoa thi cuối cùng năm 1919 triều đình đã mở ở Thăng Long (Hà Nội) cho đến tân đồ Huế được 185 khoa thi lấy đỗ 2875 người đỗ tiến sĩ trong đó có 56 trạng nguyên. Trạng nguyên Lê Văn Thịnh không chỉ là niềm tự hào của đất Kinh Bắc quê hương ông (gồm các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) mà còn là gương sáng văn hoá trong toàn quốc. Sau khi đỗ trạng ông Lê Văn Thịnh được cử làm quan trong triều dạy thái tử học sau thái tử nối ngôi là vua Lý Nhân Tông. Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được thăng tới chức Thị Lang Bộ binh. Năm 1084 Trạng nguyên Lê Văn Thịnh tỏ rõ tài ngoại giao với sứ thần phương Bắc giữ được hoà bình hữu nghị giữa hai quốc gia và lợi ích của dân tộc. Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được thăng tới chức Thái sứ ngang hàng với chức Tể tướng và giữ chức vụ này được 12 năm tính đến khi qua đời.
Năm 1096 một buổi kia Trạng theo đoàn tuỳ tùng đưa vua Lý Nhân Tông dạo thuyền trên Hồ Tây (Hà Nội) xem cảnh đẹp và ngư dân đánh cá. Bỗng trời tối sầm vì mây mù dày đặc. Một số gian thần nhân đó tung tin là thái sư Lê Văn Thịnh tạo ra cảnh đó và đã hoá con hổ dữ để đến thuyền ngự nhằm hại vua. Họ sai người đánh cá có tên Mục Thận quẳng lưới vào thuyền trạng để bắt trói Trạng. Khi mây mù tan tất nhiên người ở trong lưới có dạng nguyên hình là trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Kẻ gian thần tâu xin vua cho di tam tộc Trạng nhưng vua không nghe theo lời tấu chỉ bắt trạng phải lưu đầy đến một nơi xa kinh thành Thăng Long cho đến khi già ốm gần qua đời mới được về chết tại quê nhà.
Chuyện Trạng hoá hổ trở thành một "nghi án" trong lịch sử. Nhưng khi về quê Trạng luôn được dân làng chăm sóc mọi việc chu đáo. Tương truyền những năm tháng cuối đời Trạng rất thích ăn món cháo nấu bằng bột gạo và ăn cá nướng nên dân làng rất khéo tay chế biến hai món ăn này. Khi trạng qua đời hàng năm trong lễ hội tưởng niệm công đức trạng nguyên Lê Văn Thịnh dân làng vẫn tổ chức nấu món cháo bằng bột gạo và món cá nướng để dâng cúng dù ở đền nghè đình và các gia đình trong làng có "mâm cao cỗ đầy" như thế nào. Gia đình dòng họ nào được làng cử nấu cháo nướng cá rồi dùng kiệu rước ra dâng Trạng hai món ăn bình dị nhưng Trạng thích là điều vinh dự. Đây là tục lệ riêng ở làng quê Trạng. Mộ Trạng ở cạnh bờ một đầm sen đẹp nhất làng làm biểu tượng cuộc đời cao đẹp của Trạng.
Đền thờ Trạng luôn được dân làng bảo vệ tôn tạo xóm Trạng ở gọi là xóm Nghè đình thờ Trạng làm thành hoàng làng được gọi là "Đình Tổ" nghĩa là ngôi đình thờ vị "Tổ Khai khoa". Những nơi thờ Trạng nay được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Có điều đặc biệt là nếu các làng tổ chức lễ hội tưởng niệm thành hoàng làng thường chọn ngày giỗ hay ngày sinh thì ở quê Trạng lại chọn ngày Trạng "Vinh quy bái tổ" (12 tháng tám âm lịch) làm ngày lễ hội của cả làng. Đây cũng là cách dân làng tôn vinh Trạng và xây dựng tục lệ "khuyến học" góp phần làm rạng rỡ truyền thống văn hoá Kinh Bắc.
Trạng nguyên Lê Văn Thịnh xứng đáng là một trong những danh nhân tiêu biểu trong lịch sử văn hoá ngoại giao của dân tộc. Tục lệ "Nấu cháo nướng cá" riêng của quê Trạng là nét tôn vinh đạo hiếu rất đáng trân trọng của nơi có đình đền thờ Trạng và cũng là nơi thăm quan vãng cảnh vùng Kinh Bắc giàu ý nghĩa lịch sử và chất thơ.
Từ khoa thi đầu tiên năm 1075 ấy đến khoa thi cuối cùng năm 1919 triều đình đã mở ở Thăng Long (Hà Nội) cho đến tân đồ Huế được 185 khoa thi lấy đỗ 2875 người đỗ tiến sĩ trong đó có 56 trạng nguyên. Trạng nguyên Lê Văn Thịnh không chỉ là niềm tự hào của đất Kinh Bắc quê hương ông (gồm các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) mà còn là gương sáng văn hoá trong toàn quốc. Sau khi đỗ trạng ông Lê Văn Thịnh được cử làm quan trong triều dạy thái tử học sau thái tử nối ngôi là vua Lý Nhân Tông. Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được thăng tới chức Thị Lang Bộ binh. Năm 1084 Trạng nguyên Lê Văn Thịnh tỏ rõ tài ngoại giao với sứ thần phương Bắc giữ được hoà bình hữu nghị giữa hai quốc gia và lợi ích của dân tộc. Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được thăng tới chức Thái sứ ngang hàng với chức Tể tướng và giữ chức vụ này được 12 năm tính đến khi qua đời.
Năm 1096 một buổi kia Trạng theo đoàn tuỳ tùng đưa vua Lý Nhân Tông dạo thuyền trên Hồ Tây (Hà Nội) xem cảnh đẹp và ngư dân đánh cá. Bỗng trời tối sầm vì mây mù dày đặc. Một số gian thần nhân đó tung tin là thái sư Lê Văn Thịnh tạo ra cảnh đó và đã hoá con hổ dữ để đến thuyền ngự nhằm hại vua. Họ sai người đánh cá có tên Mục Thận quẳng lưới vào thuyền trạng để bắt trói Trạng. Khi mây mù tan tất nhiên người ở trong lưới có dạng nguyên hình là trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Kẻ gian thần tâu xin vua cho di tam tộc Trạng nhưng vua không nghe theo lời tấu chỉ bắt trạng phải lưu đầy đến một nơi xa kinh thành Thăng Long cho đến khi già ốm gần qua đời mới được về chết tại quê nhà.
Chuyện Trạng hoá hổ trở thành một "nghi án" trong lịch sử. Nhưng khi về quê Trạng luôn được dân làng chăm sóc mọi việc chu đáo. Tương truyền những năm tháng cuối đời Trạng rất thích ăn món cháo nấu bằng bột gạo và ăn cá nướng nên dân làng rất khéo tay chế biến hai món ăn này. Khi trạng qua đời hàng năm trong lễ hội tưởng niệm công đức trạng nguyên Lê Văn Thịnh dân làng vẫn tổ chức nấu món cháo bằng bột gạo và món cá nướng để dâng cúng dù ở đền nghè đình và các gia đình trong làng có "mâm cao cỗ đầy" như thế nào. Gia đình dòng họ nào được làng cử nấu cháo nướng cá rồi dùng kiệu rước ra dâng Trạng hai món ăn bình dị nhưng Trạng thích là điều vinh dự. Đây là tục lệ riêng ở làng quê Trạng. Mộ Trạng ở cạnh bờ một đầm sen đẹp nhất làng làm biểu tượng cuộc đời cao đẹp của Trạng.
Đền thờ Trạng luôn được dân làng bảo vệ tôn tạo xóm Trạng ở gọi là xóm Nghè đình thờ Trạng làm thành hoàng làng được gọi là "Đình Tổ" nghĩa là ngôi đình thờ vị "Tổ Khai khoa". Những nơi thờ Trạng nay được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Có điều đặc biệt là nếu các làng tổ chức lễ hội tưởng niệm thành hoàng làng thường chọn ngày giỗ hay ngày sinh thì ở quê Trạng lại chọn ngày Trạng "Vinh quy bái tổ" (12 tháng tám âm lịch) làm ngày lễ hội của cả làng. Đây cũng là cách dân làng tôn vinh Trạng và xây dựng tục lệ "khuyến học" góp phần làm rạng rỡ truyền thống văn hoá Kinh Bắc.
Trạng nguyên Lê Văn Thịnh xứng đáng là một trong những danh nhân tiêu biểu trong lịch sử văn hoá ngoại giao của dân tộc. Tục lệ "Nấu cháo nướng cá" riêng của quê Trạng là nét tôn vinh đạo hiếu rất đáng trân trọng của nơi có đình đền thờ Trạng và cũng là nơi thăm quan vãng cảnh vùng Kinh Bắc giàu ý nghĩa lịch sử và chất thơ.
ST