Ngay cả một quả đồi nhỏ cũng là một thử thách lớn đối với một con voi, vì thế chúng sẽ tránh các sườn dốc, một nghiên cứu mới cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để theo dõi đường đi của những con voi ở bắc Kenya, trong khu vực có khoảng 5.400 động vật da dày (như voi, tê giác...) sinh sống. Họ phát hiện thấy mật độ voi giảm xuống đáng kể ở những nơi có nhiều sườn dốc.
Phải chăng những con thú khổng lồ này không tìm thấy nước ở đây hoặc muốn tránh bị tổn thương. Song các nhà nghiên cứu tính toán rằng năng lượng cần để leo dốc mới là yếu tố quyết định. Cứ leo lên 91 mét, chúng sẽ phải mất một nửa giờ ăn cỏ mới bù lại năng lượng đã mất.
"Rõ ràng, leo đồi là việc không dễ dàng, mà phải cân nhắc kỹ", các nhà khoa học kết luận.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Fritz Vollrath từ Đại học Oxford cùng với Jake Wall và Iain Douglas-Hamilton của tổ chức Save the Elephants. Các nhà khoa học cho rằng những con vật to lớn này có thể quan sát môi trường xung quanh theo cách rất khác biệt với những sinh vật nhỏ hơn.
T. An (theo LiveScience)
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để theo dõi đường đi của những con voi ở bắc Kenya, trong khu vực có khoảng 5.400 động vật da dày (như voi, tê giác...) sinh sống. Họ phát hiện thấy mật độ voi giảm xuống đáng kể ở những nơi có nhiều sườn dốc.
Phải chăng những con thú khổng lồ này không tìm thấy nước ở đây hoặc muốn tránh bị tổn thương. Song các nhà nghiên cứu tính toán rằng năng lượng cần để leo dốc mới là yếu tố quyết định. Cứ leo lên 91 mét, chúng sẽ phải mất một nửa giờ ăn cỏ mới bù lại năng lượng đã mất.
"Rõ ràng, leo đồi là việc không dễ dàng, mà phải cân nhắc kỹ", các nhà khoa học kết luận.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Fritz Vollrath từ Đại học Oxford cùng với Jake Wall và Iain Douglas-Hamilton của tổ chức Save the Elephants. Các nhà khoa học cho rằng những con vật to lớn này có thể quan sát môi trường xung quanh theo cách rất khác biệt với những sinh vật nhỏ hơn.
T. An (theo LiveScience)