VÌ SAO TƯ DUY MANG BẢN CHẤT XÃ HỘI
- Tư duy là gì?
- Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Bản chất xã hội của tư duy.
- Hành động tư duy đều dựa trên cơ sở kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được từ trước tới nay.
- Tư duy dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ trước sáng tạo ra với tư cách là một phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn kết quả hoạt động nhận thức của loài người.
- Bản chất quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội, ý nghĩa là ý nghĩ của con người được hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đương đại.
- Tư duy mang tính tập thể: tức tư duy phải sử dụng các tài liều thu được trong các lĩnh vực tri thức liện quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra.
- Tư duy mang tính tích cực: Tư duy của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân họ, giải quyết nhiệm vụ cấp thiết, nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đương đại.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự ra đời của máy vi tính một sản phẩm của tư duy mà ta không thể không biết tới. Qua ví dụ này ta sẽ thấy rõ hơn về bản chất xã hội của tư duy, những cái mới mà trước đó con người chưa biết tới.
Đây là một trong những chiếc siêu máy tinh đầu tiên trên thế giới và chiếc máy tính xách tay đầu tiên.
Để tạo ra những chiếc máy tinh như bây giời mà ta đang sử dụng, không phải là chuyện ngày một ngày hai, không phải chỉ được tạo ra sau vài giờ, không phải chỉ cần một người là đủ.
Mà là cả một giai đoạn lịch sử, rất nhiều tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm của bao nhiêu người đi trước…
Từ chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới (thập niên 50 của thế kỉ XX) kích thước tới 250m vuông, nhưng tốc độ chỉ đạt vài ngàn phép tính trên một giây; tới chiếc máy tính để bàn nhỏ gọn như hình bên rồi chiếc máy tính xách tay rất tiện gọn.
Máy tình điện tử ra đời vào năm 1946 tại hoa kì từ đó đã phát triển rất mạnh và đến nay đã trải qua 5 thế hệ máy tính.
Thế hệ 1 (thập niên 50) dùng bòng điện tử chân không, tiêu thụ năng lượng rất lớn. Kích thước máy rất lớn (khoảng 250 m vuông ) nhưng tốc độ sử lý lại rất chậm chỉ đạt khoảng vài ngàn phép tính trên giây.giá cả thì cắt cổ .
Thế hệ 2 (thập niên 60 ) : các bóng điện tử đã được thay bằng các bóng làm bằng chất bán dẫn nên năng lượng tiêu thụ giảm, kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn rất lớn ( 50 m vuông ), tốc độ xử lý đạt khoảng vài chục ngàn phép tính trên giây( có thể đọc hay không cũng được, nói qua một chút thôi)
+ Thế hệ 5 : là thế hệ máy tính hiện nay,được tập trung phát triển về nhiều mặt nhằm nâng cao tốc độ xử lý va tạo thêm nhiều tính năng cho máy. Các máy tính hiện nay có thể xử lý hàng chục tỷ phép tính trên giây .
-Tư duy sử dụng kinh nghiệm của những người đi trước:
Tư duy tạo ra những chiếc máy tính này là dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ đị trước, cái cũ sẽ để lại kinh nghiệm cho cái mới. Kinh nghiệm mà trước đó những người đã từng nghiên cứu và chế tạo máy vi tinh để lại. Đó là tư duy phải dựa vào kinh nghiệm.
-Tư duy là do nhu cầu xã hội thúc đẩy:
Khi mà số lượng công việc ngày càng nhiều, con người quá bận rộn, máy tính ra đời giúp con người tính toán nhanh hơn.
Sau này còn là nhu cầu giúp con người giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi_nhu cầu giải trí. Nhu cầu giao tiếp,tình cảm do khoảng cách địa lí, máy tính đã đưa con người lại gần nhau (internet).
Máy tính ra đời là để giải quyết nhu cầu của con người hay tư duy tạo ra máy tính là do nhu cầu xã hội.
-Tư duy sử dụng ngôn ngữ của các thế hệ trước để lại:
Và tất nhiên tư duy phải sử dụng ngôn ngữ mà các thế hệ trước tạo ra. Những người tạo ra những chiếc máy vi tính này nếu muốn người sau biết cách sản xuất nó họ phải lưu lại bằng ngôn ngữ: chữ viết hoặc âm thanh cái mà họ đã tư duy ra. Cũng như các thế hệ trước đó đã để lại cho họ. Nếu không một nhà nghiên cứu nào để lại những gì mình tìm tư duy được thì chắc rằng máy vi tính sẽ không bao giờ ra đời.
-Tư duy mang tính tập thể:
Việc tạo ra chiếc máy tính bảng tuyệt vời như hình dưới không chỉ quy định bởi các công việc liên quan đến lĩnh vực sản xuất máy tính mà còn là sự kết hợp của rất nhiều các ngành nghề lĩnh vực liên quan, đó là thành quả tư duy của những người làm trong các lĩnh vực khác về thiết kế thời trang, phần mềm, vật lý học, tin học, điện tử, kĩ thuật đồ họa, lập trình…
Tức là dựa trên kết quả tư duy của tập thể.
-Tư duy mang tính tích cực:
Thử hỏi các bạn: sự ra đời của máy vi tính có mang tính tích cực không? Rất tích cực, việc tạo ra máy tính công nghệ cao đã giúp con người giải quyết các công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.Không những thế, đó còn là phương tiện giải trí hữu hiệu và bổ ích cho con người sau những giờ làm việc mệt mỏi.Và đã mang lại một thời kì mới trong văn minh nhân loại, thời kì của công nghệ.
Tính tích cực của những tư duy sáng tạo như thế này chắc chắn không phải bàn cãi. Chính vì tư duy là để giải quyết các nhiệm vụ của con người
Trên đây chỉ là một trong vô số những ví dụ như thế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay qua những việc nhỏ nhặt xung quanh ta: thử hỏi, tại sao chúng ta, những người trẻ tuổi thường hay nói hay trách móc những cụ già, ông bà ta ở nhà, hay là thậm chí cả bố mẹ ta lạc hậu. vì sao thế?
Vì chúng ta và họ sống trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau.Vì sao họ không biết sử dụng điện thoại di động?vì sao họ không biết tới internet? Vì xã hội mà họ sống trước đó không có những thứ mà chúng ta đang dùng. Đơn giản, Việt Nam chỉ mới đổi mới được hơn 20 năm nay và tan dư của xã hội cũ vẫn còn đâu đó trong xã hội này.
- Kết luận
- Tư duy phản ánh được các quy luật, vì tư duy lấy ngôn ngữ làm phương tiện và có bản chất xã hội.
- Tư duy nảy sinh do yêu cầu của thực tiễn cuộc sống cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình của con người.
- Tư duy phản ánh những cái mới, những cái trước đó ta chưa biết, nó khác xa về chất so với nhận thức cảm tính và trí nhớ.
- Tư duy trừu tượng, tư duy bằng ngôn ngữ chỉ có ở con người, những người phát triển bình thường và trong trạng thái tỉnh táo.
- Nhờ có tư duy mà kho tàng nhận thức của loài người ngày càng đồ sộ, xã hội loài người luôn luôn phát triển, thế hệ sau bao giờ cũng văn minh tiến bộ hơn thế hệ trước.
Bài học kinh nghiệm rút ra:
- Cần tìm hiểu về môi trường về xã hội mà người đó sinh sống
- Tìm hiểu về truyền thống, hoàn cảnh gia đình vì gia đình là một xã hôi thu nhỏ ảnh hương tới con người nhiều nhất.
- Khi cần tư duy về một vấn đề gì đó cần thu thập những tài liệu, dựa vào những kinh nghiệm của những người đi trước về vấn ta tư duy và phải biết gắn tư duy đó với tình hình xã hội đương thời.
Sưu tầm*