Hỏi Vì sao trong Tây Du Ký, Kinh không chữ mới thật là Kinh?

Tin chắc rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng không thể nào có thể quên được hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng trong tác phẩm nổi tiếng Tây Du Ký

Đây có thể nói là một trong những bộ phim kinh điển có sức ảnh hướng vô cùng to lớn đến toàn thế giới. Tuy nhiên điều khiến cho tác phẩm này trở nên nổi tiếng như vậy không phải nằm ở nội dung hấp dẫn li kỳ hay kỹ xảo điện ảnh mà là những ẩn ý vô cùng thâm áo bên trong nó. Và một trong những thâm ý đó là : Kinh không chữ mới thật là kinh!

ducphat2.jpg

Tại sao lại nói Vô tự kinh mới là kinh?

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta còn nhớ lần đầu tiên khi thầy trò Đường Tăng đến được Lôi Âm Tự và được Phật Tổ trao truyền cho các kinh. Lúc đi về, thì phát hiện toàn bộ chữ trong các cuốn kinh đều là trống trơn cả. Sau đó thì tức tốc quay lại oán tránh Phật Tổ, và thỉnh lại lần thứ 2, lần này thì kinh có chữ. Nhưng giữa đường về lại bị một con chim to từ đâu bay tới cắp mất hành lý thả trôi xuống biển. Lúc nhặt lại đem phơi lên thì không khéo bị mất đi vài trang.

Thoạt xem nhiều người sẽ khó có thể nhận ra được ẩn ý trong các chi tiết này. Nhưng đối với những Phật tử hay những người nhiều năm nghiên cứu Phật học thì đây chính là chi tiết vô cùng đắt giá trong tác phẩm này.Nó thể hiện một nghĩa lý vô cùng thâm áo trong lời dạy của ĐỨC PHẬT.

Đức Phật từng nói rằng: Trong suốt 49 năm hoàng pháp, ta chưa hề nói một câu nào.Câu này được hiểu như thế nào? Nếu người không nói thì tại sao chúng ta lại có thể ghi chép lại những lời dạy này? Thực chất thì cả chữ viết và âm thanh, cũng như các khái niệm mà chúng ta tự đặt ra đều là những cái không có thật. Nương vào việc duyên hội tụ mà hình thành, duyên tan thì biến mất.Chữ viết vốn dĩ cũng là sự sáng tạo của con người, nương vào hoàn cảnh mà được sáng tạo ra. Mặc dù hiện nay chữ viết đã được con người phát triển lên rất nhiều nhưng kỳ thực nó vẫn có nhiều điểm thiếu sót, mà cái thiếu sót quan trọng nhất đó là giữa nó với trải nghiệm thực có một khoảng cách rất xa.

Ví dụ như chúng ta viết một từ nóng, người nào từng trải qua cảm giác này mới hiểu được nóng là như thế nào, chứ chưa từng trải qua sẽ không thể hiểu được. Đó là chưa kể cùng nói rằng bản thân đau khổ, nhưng cảm nhân đau khổ nặng nhẹ ở mỗi người mỗi khác không thể nào có thể mô tả chính xác cho người khác hiểu được. Nhưng người ta vẫn dùng từ ngữ như để biểu thị một phần nhỏ sự thật nào đó, chứ không thể nào nó có thể là toàn bộ những trải nghiệm. Tương tư như thế, Phật tính là khái niệm rất trừu tượng, với những cái siêu hình khó nhìn thấy khó hiểu nếu muốn giảng cho thế nhân được hiểu, Đức Phật phải sử dụng đến phương tiện là âm thanh, từ đó âm thanh được người đời ghi chép lại thành lời dạy để giúp người đời khai ngộ. Mỗi lời dạy đều được xuất hiện bởi nhiều nhân duyên hội tụ mà thành, bản thân nó chỉ là cái để truyền đạt chân lý tối hậu về đời người, chỉ cho thế gian cái không sinh không diệt thực sự chứ không phải là chân lý, là phật tính.

Đức Phật từng dạy rằng: Đừng để bản thân bị kẹt vào ngữ nghĩa của câu chữ. Nó cũng giống như Người dùng ngón tay chỉ cho chúng ta thấy Mặt trăng là vậy, chứ không phải Mặt trăng. Ngộ nhân ngón tay là Mặt Trăng thì vừa không biết được Mặt Trăng là gì mà cả ngón tay cũng không.

Chưa hiểu được Phật tính, chân lý tối hậu chúng ta phải nương vào các lời dạy của người như một chiếc bè để qua bờ bên kia. Nhưng khi đã qua bờ thì chiếc bè đã không còn cần thiết nữa. Chớ để bản thân kẹt vào ngữ ngôn, tranh cãi vô ích làm gì

Khi đã tu học, và nhân ra được thì sẽ thấy rằng Phật tính, chân lý vốn siêu việt ngôn ngữ, vượt trên mọi diễn đạt.Chỉ là sự im lặng nhất như mà thôi. Vì còn dùng ngôn ngữ để diễn đạt thì nó vẫn không phải là sự thật trọn vẹn.

Cũng chính vì thế vô tự Kinh mới thật là Kinh. Bởi nó đại diện cho chân lý tối hậu, sự thật về Phật tính, vốn là một cái vượt trên mọi ngữ ngôn khái niệm của loài người.

Tuy nhiên nếu như không dùng một cái gì đó diễn tả thì chúng sinh làm sao mà hình dung được nói chi là học hỏi. Vì thế mà sau đó có một chi tiết đó là thầy trò Đường Tăng đã quay lại thỉnh kinh một lần nữa đó là kinh có chữ. Nhưng rồi lại bị thiếu sót đi vài trang ý ám chỉ cho việc dùng ngôn ngữ chữ viết lời nói để biểu thị chân lý thì không bao giờ là trọn vẹn, còn thiếu sót là vậy.

Lời bình: Không ít người ngày nay thường hay chấp vào chữ nghĩa của kinh để rồi sinh ra những cãi vã vô ích mà hoàn toàn quên rằng ý nghĩa ẩn bên trong kinh mới là thứ quan trọng. Hãy sử dụng phật pháp ứng dụng một cách khéo léo vào cuộc sống để ngộ ra được những chân lý nhiệm màu trong nó


Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top