Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sở dĩ trẻ con ở độ tuổi chừng lên 3 thường xuyên không làm theo lời người lớn vì não của bé không thể hoạch định cho tương lai, chứ không phải là vì trẻ bướng bỉnh như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ.
Để nghiên cứu về vấn đề này, giáo sư tâm lý Yuko Manakata ở Trường tại học Colorado (Mỹ) đã tìm hiểu khả năng nhận thức của 2 nhóm trẻ 3 tuổi rưỡi và 8 tuổi.
Báo Live Science đưa tin các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn 2 nhóm trẻ kể trên một trò chơi vi tính đơn giản về nhân vật hoạt hình Blue và SpongeBob SquarePants.
Sở thích của 2 nhân vật này cũng được giới thiệu cùng với một số trái cây, vật dụng. Các em được cho biết Blue thích ăn dưa hấu nên chỉ khi nào thấy Blue xuất hiện trên màn hình theo sau bằng một quả dưa hấu, các em mới nhấp chuột vào gương mặt cười. Còn khi nào SpongeBob SquarePants xuất hiện, các em cần bấm vào gương mặt buồn.
Nhóm nghiên cứu đã dùng kỹ thuật đo đường kính của đồng tử trong mắt các em để xác định mức độ nỗ lực về mặt trí tuệ của các em, từ đó nhận biết về khả năng nhận thức của 2 nhóm trẻ kể trên.
Kết quả: nhóm trẻ 8 tuổi chơi rất thành thạo vì các em đã đoán trước được câu trả lời ngay cả trước khi các loại trái cây, vật thể xuất hiện.
Còn nhóm nhỏ tuổi hơn thì không thể đoán trước như thế được. Khi nhìn thấy quả dưa hấu, hoạt động của các em chậm lại hẳn, phải cố gắng suy nghĩ, như thể là đang cố gắng nhớ lại xem có vừa nhìn thấy Blue không.
Kết quả đo đồng tử cho thấy nhóm này không thể hoạch định về tương lai, cũng không hoàn toàn sống trong hiện tại mà phải nhớ lại quá khứ.
"Những gì chúng ta nói với trẻ con không phải đi vào tai này rồi chạy ra tai kia như nhiều người vẫn nghĩ. Nó cũng không đi vào tai rồi chuyển thành hành động như người lớn. Nó đi vào, rồi được lưu trữ lại để sau này xài", giáo sư Manakata giải thích.
Theo Đoan Nhật - TNO
Để nghiên cứu về vấn đề này, giáo sư tâm lý Yuko Manakata ở Trường tại học Colorado (Mỹ) đã tìm hiểu khả năng nhận thức của 2 nhóm trẻ 3 tuổi rưỡi và 8 tuổi.
Báo Live Science đưa tin các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn 2 nhóm trẻ kể trên một trò chơi vi tính đơn giản về nhân vật hoạt hình Blue và SpongeBob SquarePants.
Sở thích của 2 nhân vật này cũng được giới thiệu cùng với một số trái cây, vật dụng. Các em được cho biết Blue thích ăn dưa hấu nên chỉ khi nào thấy Blue xuất hiện trên màn hình theo sau bằng một quả dưa hấu, các em mới nhấp chuột vào gương mặt cười. Còn khi nào SpongeBob SquarePants xuất hiện, các em cần bấm vào gương mặt buồn.
Nhóm nghiên cứu đã dùng kỹ thuật đo đường kính của đồng tử trong mắt các em để xác định mức độ nỗ lực về mặt trí tuệ của các em, từ đó nhận biết về khả năng nhận thức của 2 nhóm trẻ kể trên.
Kết quả: nhóm trẻ 8 tuổi chơi rất thành thạo vì các em đã đoán trước được câu trả lời ngay cả trước khi các loại trái cây, vật thể xuất hiện.
Còn nhóm nhỏ tuổi hơn thì không thể đoán trước như thế được. Khi nhìn thấy quả dưa hấu, hoạt động của các em chậm lại hẳn, phải cố gắng suy nghĩ, như thể là đang cố gắng nhớ lại xem có vừa nhìn thấy Blue không.
Kết quả đo đồng tử cho thấy nhóm này không thể hoạch định về tương lai, cũng không hoàn toàn sống trong hiện tại mà phải nhớ lại quá khứ.
"Những gì chúng ta nói với trẻ con không phải đi vào tai này rồi chạy ra tai kia như nhiều người vẫn nghĩ. Nó cũng không đi vào tai rồi chuyển thành hành động như người lớn. Nó đi vào, rồi được lưu trữ lại để sau này xài", giáo sư Manakata giải thích.
Theo Đoan Nhật - TNO