Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?
Nhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao. Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho nhân loại. Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ dáng được bởi các giá trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng. Có thể có nhiều cách nhìn, nhiều nhận thức khác nhau về vai trò và phẩm giá của nhà văn. Chúng tôi giới thiệu một cách nhìn về nhà văn theo cách riêng của tác giả.
Có một thực tế hiện nay là: nói đến nhà văn là người ta nghĩ ngay đến những con người nhếch nhác, mềm yếu, nửa mùa, là “ốm o” (Nguyễn Huy Thiệp), là “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh). Họ, trong mắt xã hội, là những kẻ đôi lúc dấm dớ. Họ bị người đời nói chung không coi trọng hoặc “coi trọng nhưng xa lánh” bởi vì họ “nguy hiểm”... Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng?
Theo tôi (đây nói chung cho cả lĩnh vực lí luận - phê bình), điều trước hết thuộc về bản chất của khoa học về văn học. Khác với các ngành khoa học khác (chẳng hạn ngành chế tạo máy, chế tạo các sản phẩm công nghệ, dược phẩm...), khoa học về văn học nghiên cứu những sản phẩm không thấy được. Kết quả mà nhà văn mang đến cho công chúng bạn đọc là những ưu tư, những trạng thái hoặc tâm tính của con người, qua đó ký thác những nỗi niềm riêng. Nhà văn đã làm nhiệm vụ tự thân ấy thì nhà lí luận - phê bình (cũng là một kiểu nhà văn) cũng không thể thoát ra ngoài sự quy định. Sản phẩm của nhà lí luận - phê bình cũng là những văn bản, chung quy, cũng để trở về câu chuyện “hồn cốt con người”. Dĩ nhiên đối với nhà lí luận - phê bình thì điều cốt yếu là phương pháp khoa học để tiếp cận đối tượng, nghĩa là phải tư duy lôgíc. Sản phẩm của văn chương do bản chất như vậy nên không đem đến cơm ăn nước uống cho nhân quần, thậm chí bản thân anh ta cũng chỉ đủ một cuộc sống vui vẻ “quân tử thực bất cầu bão”. (Một giải thưởng văn học tầm cỡ, qua nhiều sự thẩm định ghê gớm của các bậc cao tay, cũng chỉ 10 - 15 triệu đồng, tương đương với một cú kích chuột hạng trung bình khá).
Thứ hai, nhà văn làm nhiệm vụ của mình không phải xuất phát từ việc đem lại mưu sinh cho người dân mà cốt tử là xuất phát từ lương tri, từ một thứ trách nhiệm được nhiều người gọi là trách nhiệm tự gắn. Họ thường đi lo cho cái mất mát vô hình. Do vậy, trớ trêu cho nhà văn thay (đặt trong bối cảnh thời hiện đại, con người ý thức được rằng cá nhân mình là trên hơn tất cả), họ phải đi làm cái nhiệm vụ… “lo hộ”. Họ “lo hộ” cho người ta nhưng họ là những người “không có sức đẩy với cộng đồng”. Họ không quyết định được cho ai điều gì nên làm, phải làm, không ai bắt buộc người ta phải buộc lòng theo họ cả. Con người thời hiện đại, nơi chứng kiến khá rõ ràng sự tự do, tự chủ, sự năng động, thì bất cứ lý luận nào đi ngược lại điều đó cũng đều là những lực cản, những trở ngại đáng ghét. Trong khi, nhà văn không phải như nh?ng d?i tu?ng khỏc, họ chỉ bảo người ta nên tránh hay nên đi mà không bảo đảm cho người ta ngay cả những quyền, những thứ tối thiểu. Do đó nhà văn cứ phát ngôn, còn người ta thì cứ tảng lờ “tôi không nghe, tôi không thấy” bởi không ai dại gì đeo vào mình những vướng bận.
Thứ ba, nhà văn, do chỗ, mang trách nhiệm tự gắn nêu trên nên trên khuôn mặt họ luôn lộ rõ mình là người ưu tư. Họ luôn cho người ta thấy một mẫu số chung: người gầy gò, có khi ốm yếu, có người lại mang điệu bộ như kẻ chán đời. Điều này trong cuộc sống hiện đại quả là đáng ... “quan ngại”, là điểm yếu bất khả khắc phục của nhà văn (tất nhiên phải loại trừ một số). Thời hiện đại, con người với những yêu cầu của công việc, của khách quan những mối liên hệ, cùng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động là một khuôn mặt và ngoại hình luôn luôn thể hiện được sự khoẻ mạnh, phấn chấn. Chú ý đến ngoại hình, cách ăn mặc, ngôn ngữ, các cách thức giao tiếp khác đã không còn là chuyện buồn cười, nếu không muốn nói là thiết yếu quan trọng. Từ đây nói rộng ra về quan niệm có phần cực đoan một thời: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - coi trọng nội dung, xem nhẹ hình thức, trong khi thực tình hình thức cũng là một kiểu nội dung. Thực ra điều đang nói là câu chuyện của thời hiện đại: cuộc sống có vô vàn chân lí vẫy gọi con người, không có chân lí nào là chân lí duy nhất, độc tôn. Điều này bạn đọc có thể dễ dàng tự tìm ra dẫn dụ. Tuy nhiên, tôi cũng muốn khuyên bạn đọc rằng, bạn hãy suy nghĩ bằng trí tuệ mẫn tiệp để tìm ra những con đường/ chân lí khác nhau, chứ bạn đừng sa vào thứ lí luận có tính chất phản động (được hiểu là phản lại tất cả những gì tiến bộ, vì con người chân chính).
Thứ tư, khái niệm nhà văn bị thâu gộp một cách quá đáng. Nhà văn được hiểu một cách chung chung là những người làm ra sản phẩm là tác phẩm văn học. Hễ là người sáng tạo thì đều được gọi là nhà văn. Đây chính là nguyên nhân để tất cả những người kể cả người có năng lực lẫn người thiếu năng lực đều được “ngồi chung một chiếu hội văn đàn” (Hồzdếnh). Điều này cho thấy: thứ nhất, bản chất của sáng tạo văn chương, văn chương là sản phẩm của tinh thần, tuân theo quy luật của cảm xúc và tình cảm, nên đặc điểm của nó là dễ dãi, bao dung; thứ hai, từ đấy nảy sinh mặt trái là không phân biệt được tài năng, tư chất của các nhà văn, không phân biệt được đâu là nhà văn với đâu là dưới nhà văn (lều văn, quán văn...). Ta hãy thử ghép một số tên tuổi như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Ngô Tất Tố, Nam Cao… bên cạnh những người làm thơ, làm văn chỉ quen với những lằn ranh đã có xem! Việc không phân biệt được tư chất, tài năng của những người cầm bút đã làm cho xã hội nảy sinh tâm lí xem thường nhà văn. Vì thế, dấn đến thực trạng, nhiều người cầm bút đã bị “oan”, không thể sắp ngôi đổi chiếu, nhất là đối với những nhà văn đang sống. Điều này có căn nguyên sâu xa đó là nhà văn không ai chịu ai cả. Nói cách khác là là nhà văn không “trọng nhau” (chữ “trọng nhau” Thụy Khuê dùng để ca ngợi những thành viên trong nhóm Sáng Tạo ở Miền Nam trước năm 1975). Vậy, điều gì cần đề cao ở nhà văn? Cái tài năng, tư chất thể hiện trong tác phẩm ấy là cái gì? Theo tôi điều quan trọng nhất đối với nhà văn đó là tư tưởng. Đã là người cầm bút thì phải có tư tưởng, đi kèm với tư tưởng là tài năng trong việc trình bày tư tưởng. Đọc Kafka, J.P. Sartre ta luôn thấy một nỗi buồn ứ đọng về thân phận con người với giọng văn buồn thảm, hay đọc một nhà văn ở ta như Nguyễn Khải - người đã từ giã cuộc đời, ta lại thấy ông lọc lõi, khôn ngoan, dù bị cái nhìn thời đại làm hạn chế nhưng tác phẩm vẫn toát lên được những tư tưởng cần thiết về con người CNXH, con người của khái niệm “người” (những tiểu thuyết cuối đời) là vì vậy.
Thứ năm, việc in ấn xuất bản tràn lan. Việc in ấn xuất bản tràn lan về cơ bản có hai nguyên nhân: do quy luật thương trường chi phối; do quan hệ và tâm tính cả nể. Tệ lậu - có thể dùng từ này một cách nghiêm túc - in ấn là nguyên nhân cho thấy sự dễ dãi của việc viết văn. Mà sự đời cái gì dễ dãi thì làm sao được được chấp nhận và có giá trị lâu bền. Đây là nguyên nhân để người ta dễ xem rằng mọi nhà văn đều như nhau: nhảm nhí, bất tài, vô dụng.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhà văn trong mắt xã hội không được coi trọng. Trong đó có những nguyên nhân thuộc về bản chất quy định, có những nguyên nhân thuộc về thời đại, nhưng cũng có những nguyên nhân thuộc về chủ quan người cầm bút. Thiết nghĩ ở thời đại nào cũng vậy, dù giữa các thời đại do tính lịch sử - cụ thể là không giống nhau, một sản phẩm tinh thần nếu được làm ra từ sự lao động nghiêm túc, xuất phát từ lương tâm, từ tính tự trọng, từ sự tự ý thức nhân cách thì sản phẩm đó sẽ được người ta trân trọng, từ đó cách nhìn về chủ thể làm ra sẽ tất yếu thay đổi./.
Nguồn: Văn hóa Nghệ An
Có một thực tế hiện nay là: nói đến nhà văn là người ta nghĩ ngay đến những con người nhếch nhác, mềm yếu, nửa mùa, là “ốm o” (Nguyễn Huy Thiệp), là “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh). Họ, trong mắt xã hội, là những kẻ đôi lúc dấm dớ. Họ bị người đời nói chung không coi trọng hoặc “coi trọng nhưng xa lánh” bởi vì họ “nguy hiểm”... Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng?
Theo tôi (đây nói chung cho cả lĩnh vực lí luận - phê bình), điều trước hết thuộc về bản chất của khoa học về văn học. Khác với các ngành khoa học khác (chẳng hạn ngành chế tạo máy, chế tạo các sản phẩm công nghệ, dược phẩm...), khoa học về văn học nghiên cứu những sản phẩm không thấy được. Kết quả mà nhà văn mang đến cho công chúng bạn đọc là những ưu tư, những trạng thái hoặc tâm tính của con người, qua đó ký thác những nỗi niềm riêng. Nhà văn đã làm nhiệm vụ tự thân ấy thì nhà lí luận - phê bình (cũng là một kiểu nhà văn) cũng không thể thoát ra ngoài sự quy định. Sản phẩm của nhà lí luận - phê bình cũng là những văn bản, chung quy, cũng để trở về câu chuyện “hồn cốt con người”. Dĩ nhiên đối với nhà lí luận - phê bình thì điều cốt yếu là phương pháp khoa học để tiếp cận đối tượng, nghĩa là phải tư duy lôgíc. Sản phẩm của văn chương do bản chất như vậy nên không đem đến cơm ăn nước uống cho nhân quần, thậm chí bản thân anh ta cũng chỉ đủ một cuộc sống vui vẻ “quân tử thực bất cầu bão”. (Một giải thưởng văn học tầm cỡ, qua nhiều sự thẩm định ghê gớm của các bậc cao tay, cũng chỉ 10 - 15 triệu đồng, tương đương với một cú kích chuột hạng trung bình khá).
Thứ hai, nhà văn làm nhiệm vụ của mình không phải xuất phát từ việc đem lại mưu sinh cho người dân mà cốt tử là xuất phát từ lương tri, từ một thứ trách nhiệm được nhiều người gọi là trách nhiệm tự gắn. Họ thường đi lo cho cái mất mát vô hình. Do vậy, trớ trêu cho nhà văn thay (đặt trong bối cảnh thời hiện đại, con người ý thức được rằng cá nhân mình là trên hơn tất cả), họ phải đi làm cái nhiệm vụ… “lo hộ”. Họ “lo hộ” cho người ta nhưng họ là những người “không có sức đẩy với cộng đồng”. Họ không quyết định được cho ai điều gì nên làm, phải làm, không ai bắt buộc người ta phải buộc lòng theo họ cả. Con người thời hiện đại, nơi chứng kiến khá rõ ràng sự tự do, tự chủ, sự năng động, thì bất cứ lý luận nào đi ngược lại điều đó cũng đều là những lực cản, những trở ngại đáng ghét. Trong khi, nhà văn không phải như nh?ng d?i tu?ng khỏc, họ chỉ bảo người ta nên tránh hay nên đi mà không bảo đảm cho người ta ngay cả những quyền, những thứ tối thiểu. Do đó nhà văn cứ phát ngôn, còn người ta thì cứ tảng lờ “tôi không nghe, tôi không thấy” bởi không ai dại gì đeo vào mình những vướng bận.
Thứ ba, nhà văn, do chỗ, mang trách nhiệm tự gắn nêu trên nên trên khuôn mặt họ luôn lộ rõ mình là người ưu tư. Họ luôn cho người ta thấy một mẫu số chung: người gầy gò, có khi ốm yếu, có người lại mang điệu bộ như kẻ chán đời. Điều này trong cuộc sống hiện đại quả là đáng ... “quan ngại”, là điểm yếu bất khả khắc phục của nhà văn (tất nhiên phải loại trừ một số). Thời hiện đại, con người với những yêu cầu của công việc, của khách quan những mối liên hệ, cùng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động là một khuôn mặt và ngoại hình luôn luôn thể hiện được sự khoẻ mạnh, phấn chấn. Chú ý đến ngoại hình, cách ăn mặc, ngôn ngữ, các cách thức giao tiếp khác đã không còn là chuyện buồn cười, nếu không muốn nói là thiết yếu quan trọng. Từ đây nói rộng ra về quan niệm có phần cực đoan một thời: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - coi trọng nội dung, xem nhẹ hình thức, trong khi thực tình hình thức cũng là một kiểu nội dung. Thực ra điều đang nói là câu chuyện của thời hiện đại: cuộc sống có vô vàn chân lí vẫy gọi con người, không có chân lí nào là chân lí duy nhất, độc tôn. Điều này bạn đọc có thể dễ dàng tự tìm ra dẫn dụ. Tuy nhiên, tôi cũng muốn khuyên bạn đọc rằng, bạn hãy suy nghĩ bằng trí tuệ mẫn tiệp để tìm ra những con đường/ chân lí khác nhau, chứ bạn đừng sa vào thứ lí luận có tính chất phản động (được hiểu là phản lại tất cả những gì tiến bộ, vì con người chân chính).
Thứ tư, khái niệm nhà văn bị thâu gộp một cách quá đáng. Nhà văn được hiểu một cách chung chung là những người làm ra sản phẩm là tác phẩm văn học. Hễ là người sáng tạo thì đều được gọi là nhà văn. Đây chính là nguyên nhân để tất cả những người kể cả người có năng lực lẫn người thiếu năng lực đều được “ngồi chung một chiếu hội văn đàn” (Hồzdếnh). Điều này cho thấy: thứ nhất, bản chất của sáng tạo văn chương, văn chương là sản phẩm của tinh thần, tuân theo quy luật của cảm xúc và tình cảm, nên đặc điểm của nó là dễ dãi, bao dung; thứ hai, từ đấy nảy sinh mặt trái là không phân biệt được tài năng, tư chất của các nhà văn, không phân biệt được đâu là nhà văn với đâu là dưới nhà văn (lều văn, quán văn...). Ta hãy thử ghép một số tên tuổi như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Ngô Tất Tố, Nam Cao… bên cạnh những người làm thơ, làm văn chỉ quen với những lằn ranh đã có xem! Việc không phân biệt được tư chất, tài năng của những người cầm bút đã làm cho xã hội nảy sinh tâm lí xem thường nhà văn. Vì thế, dấn đến thực trạng, nhiều người cầm bút đã bị “oan”, không thể sắp ngôi đổi chiếu, nhất là đối với những nhà văn đang sống. Điều này có căn nguyên sâu xa đó là nhà văn không ai chịu ai cả. Nói cách khác là là nhà văn không “trọng nhau” (chữ “trọng nhau” Thụy Khuê dùng để ca ngợi những thành viên trong nhóm Sáng Tạo ở Miền Nam trước năm 1975). Vậy, điều gì cần đề cao ở nhà văn? Cái tài năng, tư chất thể hiện trong tác phẩm ấy là cái gì? Theo tôi điều quan trọng nhất đối với nhà văn đó là tư tưởng. Đã là người cầm bút thì phải có tư tưởng, đi kèm với tư tưởng là tài năng trong việc trình bày tư tưởng. Đọc Kafka, J.P. Sartre ta luôn thấy một nỗi buồn ứ đọng về thân phận con người với giọng văn buồn thảm, hay đọc một nhà văn ở ta như Nguyễn Khải - người đã từ giã cuộc đời, ta lại thấy ông lọc lõi, khôn ngoan, dù bị cái nhìn thời đại làm hạn chế nhưng tác phẩm vẫn toát lên được những tư tưởng cần thiết về con người CNXH, con người của khái niệm “người” (những tiểu thuyết cuối đời) là vì vậy.
Thứ năm, việc in ấn xuất bản tràn lan. Việc in ấn xuất bản tràn lan về cơ bản có hai nguyên nhân: do quy luật thương trường chi phối; do quan hệ và tâm tính cả nể. Tệ lậu - có thể dùng từ này một cách nghiêm túc - in ấn là nguyên nhân cho thấy sự dễ dãi của việc viết văn. Mà sự đời cái gì dễ dãi thì làm sao được được chấp nhận và có giá trị lâu bền. Đây là nguyên nhân để người ta dễ xem rằng mọi nhà văn đều như nhau: nhảm nhí, bất tài, vô dụng.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhà văn trong mắt xã hội không được coi trọng. Trong đó có những nguyên nhân thuộc về bản chất quy định, có những nguyên nhân thuộc về thời đại, nhưng cũng có những nguyên nhân thuộc về chủ quan người cầm bút. Thiết nghĩ ở thời đại nào cũng vậy, dù giữa các thời đại do tính lịch sử - cụ thể là không giống nhau, một sản phẩm tinh thần nếu được làm ra từ sự lao động nghiêm túc, xuất phát từ lương tâm, từ tính tự trọng, từ sự tự ý thức nhân cách thì sản phẩm đó sẽ được người ta trân trọng, từ đó cách nhìn về chủ thể làm ra sẽ tất yếu thay đổi./.
Nguồn: Văn hóa Nghệ An