Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn con đường cách mạng vô sản

springlove

New member
Xu
0
Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn con đường cách mạng vô sản?

Những năm đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức mới, đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Con đường phong kiến, khuynh hướng tư sản từng bước dẫn dắt phong trào cách mạng nước ta đi lên nhưng cuối cùng đều thất bại. Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Vậy, vì sao Bác lại lựa chọn con đường đó?

Bằng những hoạt động thực tiễn của mình Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận thức về cách mạng thế giới và những con đường cứu nước, từ đó Bác lựa chọn con đường đúng đắn cho dân tộc ta.

Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người dã bôn ba khắp năm châu, và bước đầu có những nhận thức về bạn và thù(trích dẫn câu nói của bác). Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay”. Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những chính sách tiến bộ của nó thực sự đem lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân. Nó chứng tỏ được sự tiến bộ của hình thức cách mạng này.

Trong khi đó, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Loài người căm ghét chiến tranh. Trong khi đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thực sự đem lại hòa bình tự do cho con người.

Từ những nhận thực đó Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu tin theo Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Người đã có những nhận thức hết sức đúng đắn:

Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789)… nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thật sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.(trích dẫn câu nói). Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cách mạng tháng mười nga 1917. Người rút ra kết luận: “ trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

Việc Bác lựa chọn con đường cách mạng vô sản cũng xuất phát từ tình hình của cách mạng nước ta lúc đó, cũng như từ yêu cầu của cách mạng

Là nước thuộc địa nửa phong kiến, chịu ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, đồng thời cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Mặc dù nền kinh tế có những chuyển nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, què quặt, lệ thuộc vào Pháp. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân lao động hết sức khốn khổ. Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai lên đến đỉnh điểm.

Yêu cầu của cách mạng lúc này là phải giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng, đó là: Nhiệm vụ dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Và nhiệm vụ dân chủ nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. Trong hai nhiệm vụ trên, nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Con đường giải phóng dân tộc phải thực hiện được cả hai nhiệm vụ đó.

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam càng thôi thúc Người tìm ra con đường đấu tranh mới. Trước sự xâm lược của thực dân pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là phong trào cần vương theo con đường phong kiến, hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo khuynh hướng tư sản. Các hoạt động yêu nước diễn ra manh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại. Những con đường đó không đáp ứng được yêu cẩu của cuộc cách mạng, yêu cầu cần có con đường giải phóng dân tộc mới

Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báo nhân đạo. người tìm thấy trong luận cương của Lê Nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam;về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới… Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Tại Đại Hội Đảng Xã hội Pháp ( tháng 2 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Việc lựa chọn con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc cũng xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước vô bờ, với sự quyết tâm tìm ra con đường cứu nước cao cả, tất cả trở thành động lực, hun đún thành ngọn lửa cứu nước, và bằng tài năng mẫn cảm chính trị của mình cũng như những hoạt động miệt mài, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho cả dân tộc.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Và thực tế lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn đó. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, đánh dấu sự thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi cuộc kháng chiến chống pháp (1954) và kháng chiến chống Mỹ (1975) cũng như thắng lợi của công cuộc Đổi mới hiện nay càng chứng tỏ hướng đi đúng đắn của dân tộc và người có vai trò quan trọng nhất trong việc tìm ra và đặt nền tảng cho cách mạng Việt Nam không ai khác, đó là Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại.

Sưu tầm
 
HỪM GÀ quá mà, cm tư sản ko đáp ứng đc, bị thất bại liên tục từ phan bội châu, phan chu trinh cho tới nguyễn thái học, hoàng minh chính cứ rập khuôn theo "tam dân" của tôn trung sơn bên tàu khựa về áp dụng cho vn thì thất bại là đúng. Trong khi lúc đó cm thag 10 nga quá chấn động thế giới, nó tát nước đá vào niềm kiêu hãnh, sự tư cao của bọn tư bản thực dân đế quốc...cái uy của cm vô sản nga bao trùm cả tg, lan sang hàng loạt đôg âu, trung quốc làm cho hệ thống tư bản sụp đổ 1 nửa...hình thành thế 2 cực..tư sản - cộng sản....từ đó naq ra đi tìm con đường cm vô sản là cũng đúng thôi...trong cái tg mà mọi thứ đều đang thất bại tuy chỉ có vô sản đang thành công thì naq PHẢI theo vô sản...
 
Đầu thế kỷ XX, trước họa ngoại xâm, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức, nhưng cuối cùng


đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Trước bối cảnh đó, với tình cảm yêu nước

, thương yêu dân vô hạn Người đã ra đi tìm đường cứu nước.
Ngay từ đầu Người đã xác định mục tiêu nhất quán, xuyên suốt trong cuộc ra đi của

Người là phải tìm con đường để vừa giành được độc lập cho Tổ quốc, vừa mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân
dân. Trên lập trường yêu nước,

thương dân Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu sâu sắc các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đề cao những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác

ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản Mỹ và Pháp; nhưng mặt khác, Người cũng phê phán bản chất không triệt để của các cuộc

cách mạng tư sản này. Về Cách mạng Mỹ (1776), Nguyễn Ái Quốc nhận xét “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công

nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách

mệnh đến nơi. Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều,

chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc".
Về Cách mạng Pháp (1789), Nguyễn Ái

Quốc cho rằng “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ,

kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Đó là lí do dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc không lựa chọn con đường cách

mạng tư sản, vì cách mạng tư sản là “cách mệnh không đến nơi” - không đưa lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân

Việt Nam nói riêng. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm, tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười - cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo; tổ

chức ra Chính phủ công, nông, binh; phát ruộng đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc

chủ nghĩa nữa. Liên hệ giữa cách mạng Nga năm 1917 với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “Trong thế

giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi”. Vào tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất

những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité, Người nhận ra: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta,

đây là con đường giải phóng chúng ta”[1]. Như vậy là, với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và

quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường đưa lại độc lập cho Tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân - đó chính là con

đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ lúc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam cho đến thập niên đầu của thế kỷ XX,

trước sự thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp đã có những người Việt Nam ra nước ngoài mong tìm sự giúp đỡ của chính phủ các nước

cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Nguyễn Tất Thành mặc dù rất khâm phục các vị cách mạng tiền bối, nhưng Người không

cách làm của họ “Ngay ở tuổi thanh niên, trong lúc những thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi say sưa với phong trào Đông Du sang Nhật Bản thì Hồ

Chủ tịch đã khước từ sự lựa chọn của Phan Bội Châu đối với mình và rời Tổ quốc ra đi về phía Tây”. Nguyễn Tất Thành xuất dương để tìm con

đường, cách thức (chứ không phải là cầu viện) đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Người nói: “Tôi muốn đi ra nước

ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”[2]. Thực tế cho thấy, từ năm

1911 đến năm 1920 là thời gian Nguyễn Ái Quốc tập trung nghiên cứu, khảo sát, tim kiếm, lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc. Năm 1920

là năm diễn ra các sự kiện đặc biệt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Một là, vào tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo

lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Hai là, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp (tháng 12-1920), Nguyễn Ái

Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong

trong cuộc đời hoạt động của Người - từ lập trường của người yêu nước đến lập trường của người cộng sản; đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc đến

với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳng định:“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô

sản”[3]. Từ năm 1921 đến năm 1930 là thời gian Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam.
Một là, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam thông qua những bài đăng trên các

báo, xuất bản các tác phẩm và trực tiếp huấn luyện cán bộ. Trong đó đặc biệt là tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của

một cương lĩnh chính trị: chỉ ra phương hướng phát triển đi tới thắng lợi của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô

sản; trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,

một tổ chức cách mạng “đóng vai trò tích cực về chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng Cộng sản chân chính ở Việt Nam”
Quá

trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu bằng việc phê phán tội ác của

thực dân Pháp, làm rõ kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam cần phải đánh đuổi; thức tỉnh tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống

xâm lược của nhân dân ta. Đây là bước đi mở đường, có ý nghĩa quyết định sự thành công của các bước tiếp theo. Bởi, muốn làm cách mạng,

theo Nguyễn Ái Quốc trước hết phải biết “Ai là bạn ta? Ai là thù ta” và phải khơi dậy, đề cao những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc “Dân ta

phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta… Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như

một th. nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết th. bị nước ngoài xâm lấn”[4]. Cũng chính vì vậy, mục đích đầu tiên của tác

phẩm Đường cách mệnh là “Nói cho đồng bào ta biết rõ vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh”. Và muốn cách mạng thành công thì phải

đoàn kết, đồng tâm hiệp lực; muốn đoàn kết, muốn đồng tâm hiệp lực “thì ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không

được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh vác một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng,

mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì mới chóng”[5]
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về

đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã gặp tại đây “vài ba nhà cách mạng quốc gia An Nam, trong số này có một người đã xa rời xứ sở từ ba

mươi năm nay... Ông không hiểu chính trị, và lại càng không hiểu việc tổ chức quần chúng”[6] .Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc cho rằng để

xây dựng Đảng Cộng sản, trước hết phải giải quyết tốt vấn đề nhận thức tư tưởng chính trị và phương pháp tổ chức cho những người yêu nước;

phải giác ngộ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam theo lập trường cách mạng vô sản. Trong quá trình huấn luyện cán bộ

cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc không chỉ truyền bá lý luận Mác-Lênin vào công nhân mà cơ bản hơn là truyền bá vào các tầng lớp trí

thức yêu nước. Sau khi tầng lớp này được huấn luyện, giác ngộ thì đưa họ vào nhà máy, hầm mỏ để thực hiện “vô sản hoá”. Cách làm này của

Nguyễn Ái Quốc đã khắc phục được những hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam lúc bấy giờ trình độ thấp. Với cách làm sáng tạo đó, Người

đã tạo cơ sở giai cấp và dân tộc vững chắc cho sự ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn

bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo, mà

còn bổ sung, phát triển học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản. Và, vai trò to lớn của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong việc chuẩn bị về chính

trị, tư tưởng, tổ chức và trực tiếp sáng lập ra Đảng, mà những quan điểm, tư tưởng của Người về cáchn mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản đã trực

tiếp cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết

hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn

nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”
Sự kiện

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng - giải

phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, đây chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam sớm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào

cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở

ra con đường và phương hướng phát triển đúng đắn cho đất nước Việt Nam.


[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, t. 10, tr 127
[2] Trần Dân Tiên (1986), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb Sự thật, HN, tr 14
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, t.9, tr 34
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, t.4, tr 216
[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, t.2, tr 261
[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, t.2, tr 8

sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top