Vào một đêm tháng Giêng giá lạnh, những ngôi sao nhọn hoắt toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời, trong khi đó lúc bình minh lên, một hành tinh tương tự khác - mặt trời - lại đỏ rực như một quả cầu lửa tròn xoe.
stars.jpg (bluemountain)
Tuy vậy, nếu đẩy quả bóng tròn khổng lồ đó ra xa hàng tỷ tỷ km trong không trung, mặt trời của chúng ta sẽ lại trông như một ngôi sao nhọn hoắt khác trên bầu trời đêm.
Nếu các ngôi sao đó thực chất có hình tròn, sao chúng lại trông như có 5 cánh? Và vì sao chúng lại sáng lấp lánh?
Thủ phạm chính là bầu khí quyển của trái đất, làm bẻ cong tia sáng của những ngôi sao ở rất xa trước khi chúng đến được mắt chúng ta. Để hình dung vì sao các ngôi sao lại trở nên nhọn hoắt, tưởng tượng về một con đường rải nhựa vào một trưa hè nóng nực. Bạn có thể thấy hơi nóng bốc lên và không khí trên lớp nhựa đường phảng phất mờ ảo, khiến cho cây cối, con đường và các xe ở phía trước cũng mờ mờ ảo ảo.
Còn bây giờ nghĩ về trái đất và bầu không khí nóng lượn lờ vây quanh. Chính bầu khí quyển xáo trộn này đã làm cho ánh sáng từ các ngôi sao xa xôi trở nên lung linh và lấp lánh.
Thực tế, suốt cả ngày, bề mặt của trái đất bị hâm nóng bởi mặt trời. Đến đêm, mặt đất phản chiếu hơi nóng bị tích trữ vào không trung. Không khí ở ngay trên mặt đất sẽ bị hun nóng và bay lên, trộn lẫn với lớp không khí lạnh ở trên.
Ánh sáng vì sao, trên đường đi xuống mặt đất, vượt qua lớp không khí dày hơn, lạnh hơn, để đi vào lớp không khí nóng hơn mỏng hơn ở phía dưới. Khi ánh sáng đi qua bầu không khí xáo trộn đó, nó bị bẻ cong khi tương tác với phân tử khí. Kết quả chúng ta nhìn vào một ngôi sao, ánh sáng của nó như nhảy nhót và ngôi sao trở nên sáng hơn rồi lại mờ đi. Sự thay đổi liên tục độ cường độ như vậy tạo nên sự nhấp nháy.
Khi các ngôi sao mờ ảo và lấp lánh, chúng trở nên có nhiều cánh nhọn. Vì vậy chúng ta không thấy ngôi sao như đúng hình dáng của nó - một quả cầu toả sáng giống mặt trời.
Nhưng nếu đặt chân lên mặt trăng, bạn sẽ thấy một bầu trời đầy những đốm sáng tĩnh, bởi vệ tinh của chúng ta không có bầu khí quyển để chơi trò ánh sáng với các vì sao.
M.T. (theo Newsday)
stars.jpg (bluemountain)
Tuy vậy, nếu đẩy quả bóng tròn khổng lồ đó ra xa hàng tỷ tỷ km trong không trung, mặt trời của chúng ta sẽ lại trông như một ngôi sao nhọn hoắt khác trên bầu trời đêm.
Nếu các ngôi sao đó thực chất có hình tròn, sao chúng lại trông như có 5 cánh? Và vì sao chúng lại sáng lấp lánh?
Thủ phạm chính là bầu khí quyển của trái đất, làm bẻ cong tia sáng của những ngôi sao ở rất xa trước khi chúng đến được mắt chúng ta. Để hình dung vì sao các ngôi sao lại trở nên nhọn hoắt, tưởng tượng về một con đường rải nhựa vào một trưa hè nóng nực. Bạn có thể thấy hơi nóng bốc lên và không khí trên lớp nhựa đường phảng phất mờ ảo, khiến cho cây cối, con đường và các xe ở phía trước cũng mờ mờ ảo ảo.
Còn bây giờ nghĩ về trái đất và bầu không khí nóng lượn lờ vây quanh. Chính bầu khí quyển xáo trộn này đã làm cho ánh sáng từ các ngôi sao xa xôi trở nên lung linh và lấp lánh.
Thực tế, suốt cả ngày, bề mặt của trái đất bị hâm nóng bởi mặt trời. Đến đêm, mặt đất phản chiếu hơi nóng bị tích trữ vào không trung. Không khí ở ngay trên mặt đất sẽ bị hun nóng và bay lên, trộn lẫn với lớp không khí lạnh ở trên.
Ánh sáng vì sao, trên đường đi xuống mặt đất, vượt qua lớp không khí dày hơn, lạnh hơn, để đi vào lớp không khí nóng hơn mỏng hơn ở phía dưới. Khi ánh sáng đi qua bầu không khí xáo trộn đó, nó bị bẻ cong khi tương tác với phân tử khí. Kết quả chúng ta nhìn vào một ngôi sao, ánh sáng của nó như nhảy nhót và ngôi sao trở nên sáng hơn rồi lại mờ đi. Sự thay đổi liên tục độ cường độ như vậy tạo nên sự nhấp nháy.
Khi các ngôi sao mờ ảo và lấp lánh, chúng trở nên có nhiều cánh nhọn. Vì vậy chúng ta không thấy ngôi sao như đúng hình dáng của nó - một quả cầu toả sáng giống mặt trời.
Nhưng nếu đặt chân lên mặt trăng, bạn sẽ thấy một bầu trời đầy những đốm sáng tĩnh, bởi vệ tinh của chúng ta không có bầu khí quyển để chơi trò ánh sáng với các vì sao.
M.T. (theo Newsday)