Thích Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?
20-11.jpg

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương.

Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày " QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO"được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
20161115093228-20-11.jpg


Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
15037173_1094690127313246_4308817640083990714_n.jpg
 
maxresdefault.jpg

Từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân quý trọng và yêu mến. Với truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục và đào tạo nước ta đã từng bước được khẳng định, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, phát triển đất nước. Những thành tựu mà ngành giáo dục và đào tạo đạt được chính là nhờ lớp lớp thầy giáo, cô giáo của bao thế hệ đã tận tình, tâm huyết với nghề, tạo nên những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam để chúng ta học tập và phát huy như: Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; những nhà giáo chân chính Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha, tận tụy với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước; những nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng, mẫu mực; những nhà giáo chân chính Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học…

Lịch sử nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã ghi nhận lớp lớp nhà giáo ngày đêm tận tụy với nghề, lao động sáng tạo, quên mình và nhiều thầy giáo đã hy sinh tuổi thanh xuân đem ánh sáng văn hóa cho đồng bào vùng cao, vùng xa. Họ là những anh hùng vô danh.
 
Theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28-9-1982 Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau:

Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam

Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.


Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là một hoạt động quốc tế của công đoàn giáo dục Việt Nam. Nó hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày của toàn dân do nhà nước ban hành vǎn bản quy phạm pháp luật quy định chủ trì tổ chức kỷ niệm là chính quyền và hội đồng giáo dục các cấp. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng ý nghĩa ngànhà giáo Việt Nam và tổ chức thực hiện tốt.

15107435_1094690143979911_4518403434706979627_n (1).jpg
 
20111117075800_hcm1.jpg


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề xướng và lãnh đạo nhân dân thực hiện những chủ trương lớn và đúng đắn và sáng suốt như phổ cập giáo dục sơ học, từng bước nâng cao trình độ học vấn phổ thông cho người lao động, đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài, bồi dưỡng cho đất nước một đội ngũ công nhân, nông dân và trí thức giàu lòng yêu nước, quý trọng độc lập tự do, ý chí tự lập tự cường, biết tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, trung với nước, hiếu với dân.

Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục củă Người vấn đề cơ bản nhất là vấn đề con người, xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Người dạy:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Về mục đích giáo dục, theo Hồ Chí Minh là “chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành những người công dân tốt, người cán bộ tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt của nước nhà” (Thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc năm 1955).

Về nội dung giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giáo dục toàn diện: giáo dục trí tuệ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục lao động, kỹ thuật, sản xuất và giáo dục thẩm mĩ.

Về phương châm giáo dục, Người xác định: “Học đi đôi với lao động; lý luận đi với thực hành; cần cù đi với tiết kiệm”. Đây là những luận điểm hết sức cơ bản về sau trở thành nguyên lý giáo dục được đưa vào Luật Giáo dục nước ta.

Người luôn luôn luôn đánh giá cao vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp “trồng người”, coi họ là những người vẻ vang nhất của đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và xã hội.
20140829163243bhlb.jpg

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết giáo dục Mác - Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước nhà. Những tư tưởng về giáo dục của Người là kim chỉ nam cho mọi quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng ta và Nhà nước ta trong suốt mấy chục năm qua và trong tương lai.
 
NGHĨ VỀ MỘT NGƯỜI THẦY...
IMG20161120101627.jpg

1. Một người thầy chân chính là người thầy mong cho học trò giỏi hơn mình. Vì có như thế thì trò mới mang được đạo của thầy đi xa hơn được.
2. Một người thầy chân chính là người lôi kiến thức trong bụng học trò ra, chứ không nhồi kiến thức của mình vào đầu học trò. Vì lôi ra thì đậu, mà nhồi vào thì tán.
3. Một người thầy chân chính là người biết dạy cho học trò cách để chiến thắng bản thân. Vì chỉ khi học trò chiến thắng bản thân thì mới có thể chiến thắng những trở nghịch của cuộc đời mà giúp mình, giúp đời được.
4. Một người thầy chân chính là người vì học trò mà luôn tự sửa mình. Vì phải luôn sửa mình thì mới đủ minh, đủ thông, đủ tuệ để làm gương cho trò soi vào mà tiếp bước.
5. Một người thầy chân chính là người thầy không đợi trò tìm đến bái sư, mà đi tìm học trò đủ duyên để truyền thừa đạo của mình. Vì chỉ khi bỏ qua những lề thói câu nệ cổ hủ đó, thì mới mong tìm được học trò chân truyền mà gửi đạo của mình.
6. Một người thầy chân chính là người thấu hiều những tâm tư tình cảm của trò, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống của trò, để hướng cho trò vượt qua một cách nhanh nhất.
7. Một người thầy chân chính là người biết khen, chê đúng lúc. Giáo thì nghiêm, mà dạy thì hòa. Vì như thế thì học trò sẽ học được được điều hay lẽ quý, mà khi gặp lỗi lầm mới đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi.
8. Một người thầy chân chính là người đóng vai trò như cha, như bạn của học trò. Như cha để yêu thương, như bạn để sẻ chia tâm sự.
9. Một người thầy chân chính là người không cần người đời phải biết mình dạy gì cho trò, chỉ cần biết trò làm được gì cho đời.
10. Một người thầy chân chính là người lấy lẽ khiêm hạ đễ đãi thế nhân, nhưng lại đem lẽ cương nhu để lập nghiêm nơi giáo thất. Vì với đời thì khiêm hạ để học thêm, nơi giáo thất lấy cương nhu để tài bồi cho đức hạnh của học trò.
Chu Giang Phong
P.s 20/11/2016. Con đường phía trước còn nhiều khó khăn tôi xin ghi nhớ lời dạy của thầy. Chúc thầy sức khỏe bình anh và hạnh phúc. Thầy Trịnh Tuấn!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top