[FONT="]VÌ SAO NĂM NHUẬN DƯƠNG LỊCH CHỈ THÊM MỘT NGÀY MÀ NĂM NHUẬN ÂM LỊCH LẠI THÊM MỘT THÁNG[/FONT]
Dương lịch được hoàng đế Xê – da ( La Mã) ban hành từ năm 46 trước công nguyên. Cơ sở của Dương lịch là năm Xuân phân, đó là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trời đi qua điểm Xuân phân, một trong hai điểm giao của hoàng đạo và xích đạo trời. Mặt trời đi qua điểm này vào ngày tiết Xuân phân ( 21 tháng 3 hàng năm theo dương lịch). Năm Xuân phân dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, như vậy gần bằng 365 ngày và một phần tư ngày, nên một năm dương lịch có 365 ngày, sau 4 năm thêm một ngày nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Những năm dương lịch có số chỉ năm chia hết cho 4 là năm nhuận, ví dụ các năm 2004, 2008, 2012, 2016…là những năm nhuận có 366 ngày, nên tháng 2 có 29 ngày. Đến thế kỷ XVI người ta thấy rằng, tính năm nhuận dương lịch như trên, mỗi năm tính nhiều quá 11 phút 14 giây = 0,0078 ngày, 400 năm nhiều quá hơn 3 ngày nên cứ 400 năm phải bớt 4 ngày nhuận, những năn vừa tròn thế kỷ mà số thế kỷ không chia hết cho 4 thìa bỏ ngày nhuận. Các năm 1600, 2000, 2400, 2800 là những năm nhuận có 366 ngày: còn các năm 1700, 1800, 1900, 2100, 2200…có số chỉ năm chia hết cho 4 nhưng không phải là năm nhuận, chỉ có 365 ngày.
Âm lịch ra đời rất sớm, cơ sở âm lịch là tháng Giao hội, là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trăng và Mặt trời giao hội( Mặt trăng và Mặt trời ở cùng một phía đối với Trái Đất, khi cả ba thiên thể thẳng hàng). Tháng Giao hội bằng 29, 53 ngày, nên tháng âm lịch có 29 hoặc 30 ngày. Năm âm lịch có 12 tháng chỉ có 354 ngày. Chu kỳ thời tiết là năm Xuân phân, khi con người biết sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, mà theo âm lịch thì mỗi năm sai lệch trên 10 ngày, 3 năm sai hơn 1 tháng, 9 năm sai hơn một mùa. Vì vậy, loại âm lịch này chỉ được dùng ở các bộ lạc sống bằng cách săn bắt chim, thú và hái lượm rau quả. Khoảng 600 năm trước Công nguyên, người ta đã cải tiến âm lịch thành âm – dương lịch, nghĩa là kết hợp cả chu kỳ tuần trăng và chu kỳ dịch chuyển của Mặt Trời trên hoàng đạo giữa các chòm sao, tức là năm Xuân phân. Loại âm – dương lịch này được dùng cho tới ngày nay mà nhân dân ta quen gọi là âm lịch.
Âm – dương lịch được tính theo quy tắc: “ mười 19 năm có 7 năm nhuận, năm nhuận có 13 tháng”.
Trong 19 năm dương lịch có 365,242 2 ngày. 19 = 6939,60 ngày.
Trong 19 năm âm lịch – dương lịch có ( 12.19) + 7= 235 tháng và có 29, 53 ngày. 235 = 6 939, 55 ngày.
Như vậy sau 19 năm, sự tương ứng giữa ngày, tháng dương lịch với âm lịch – dương lịch sẽ được lặp lại.
Tên năm âm lịch được đặt bằng cách ghép một thiên can với một địa chia. Có 10 can là, Giáp, Ất, Bính, Đinh,Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và có 12 chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu. Tuất, Hợi.
Bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60, nên năm cướp chính quyền, Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập là năm Ất Dậu( 1945). Đến năm 2005, tên năm âm lịch lại là năm Ất Dậu, nghĩa là tên năm âm lịch có chu kỳ 60 năm. Vậy năm đầu tiên là Giáp Tý của chu kỳ đầu tiên cách đây đã bao nhiêu năm? Theo các tài liệu về lịch sử thiên văn Trung Hoa thì năm Giáp tý – 1984 là năm Giáp Tý 77. Vậy tên năm âm lịch đặt theo can chi đã tồn tại hơn 76 chu kỳ. Đến năm 2005 đã có 4 5581 lịch sử. Tất nhiên, trong hơn bốn ngàn rưỡi năm ấy đã có một số lần cải cách lịch cho phù hợp với các hiện tượng thiên văn để có loại âm lịch đang dùng hiện nay.
[FONT="]Nguồn XNBDG.
[/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: