• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vì sao mỗi tuần lễ có 7 ngày

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46


[FONT=&quot]VÌ SAO MỖI TUẦN LỄ CÓ 7 NGÀY[/FONT]

Dựa vào chu kỳ mọc và lặn của Mặt trời mà đặt ra đơn vị ngày, dựa vào chu kỳ tuần trăng tròn và khuyết để đặt ra đơn vị tháng. Còn tuần lễ có 7 ngày là dựa vào hiện tượng gì? Hàng ngàn năm trước công nguyên, các nền văn minh trên thế giới như Cổ Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Trung Hoa, Ba – bi – lon…và Mai – a ở châu Mỹ đã tiến hành quan sát các sao, Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và nhận thấy rằng: Mỗi năm Mặt Trời chuyển dịch giữa các chòm sao theo một đường tròn trên thiên cầu gọi là hoàng đạo. Mặt Trăng mỗi tháng dịch chuyển giữa các chòm sao được một vòng theo một đường tròn gọi là bạch đạo, nghiêng với hoàng đạo một góc rất bé. Còn các sao gần như không dịch chuyển đối với nhau mà chỉ mọc ở phía Đông, dịch chuyển trên thiên cầu rồi lặn ở phía tây, nên được gọi là địch tinh. Bằng mắt thường, thấy có năm thiên thể, giống như các ngôi sao sáng dịch chuyển giữa các chòm sao, dọc theo hoàng đạo, các thiên thể này dịch chuyển cùng chiều như Mặt trăng, Mặt trời nhưng có khi dừng lại chuyển theo chiều ngược lại, sau đó dừng lại rồi dịch chuyển theo chiều như cũ, nên quỹ đạo của chúng trên thiên cầu có dạng hình nút.

Năm thiên thể đi lang thang dọc theo hoàng đạo được gọi là ngũ hành, gồm có Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh. Người đời xưa coi các thiên thể này là những vị thần: Thủy tinh là thần thương mại, Kim tinh là thần sắc đẹp ( tiếng La tinh, Kim tinh là Venus, được dịch ra tiếng Việt là Thần vệ nữ), Hoả tinh là thần chiến tranh…Như vậy, trên bầu trời có 7 thiên thể dịch chuyển giữa các chòm sao và do đó người ta đặt ra tuần lễ có 7 ngày. Trong một số ngôn ngữ, tên của 7 ngày trong tuần lễ là tên của 7 thiên thể ấy, như tiếng Anh, tiếng Pháp…Chủ nhật là ngày Mặt trời, thứ hai là ngày Mặt trăng…thứ bảy là ngày Thổ tinh. Khi tuần lễ được dùng ở Á Đông, người ta gọi tên các ngày trong tuần lễ theo số thứ tự, ở Trung Quốc gọi ngày đầu tuần là “ Đệ nhất tinh kì”, ngày tiếp theo là “Đệ nhị tinh kì”…Trong lúc Việt Nam lại gọi ngày thứ hai, rồi thứ ba để thể hiện tổ tiên ta có tính độc lập rất cao. Thời xưa, bằng mắt thường chỉ thấy được 5 hành tinh, do vậy thuyết Ngũ hành được vận dụng trong nghề chiêm tinh, tướng số. Đến năm 1543, thuyết Nhật tâm của Co – pec – nich ra đời, cho thấy Trái Đất là một hành tinh cùng với 5 hành tinh chạy quanh Mặt trời. Như vậy, thời Co – pec –nich mới chỉ biết được 6 hành tinh. Đến năm 1781, nhà thiên văn Uy – li – am Hơ – chel phát hiện được hành tinh thứ bảy là Thiên tinh, có thể nhìn thấy như một ngôi sao rất mờ. Thiên tỉnh ở cách xa Mặt trời 19 đơn vị thiên văn, nghĩa là ở xa Mặt trời hơn Trái Đất 19 lần. Khi nghiên cứu sự chuyển động của thiên tinh, người lại thấy rằng, ngoài các lực hấp của các thiên thể đã biết trong hệ mặt trời, còn có một lực hấp dẫn của một thiên thể chưa biết, tác dụng của Thiên tinh và tạm gọi thiên thể chưa biết này là siêu Thiên tinh. Nhà thiên văn người Pháp là Lơ – ve-ri- ê và nhà thiên văn người Anh là A – đam đã tính toán để tìm vị trí của thiên thể chưa biết trên bầu trời. Lơ –ve –ri –ê đã gửi các số tài liệu dự báo bằng tính toán cho nhà thiên văn người Đức là Ga –le. Tối ngày 23 tháng 9 năm 1846, Ga –le đã hướng ống kính thiên văn vào vị trí mà Lơ – ve –ri –ê dự báo thì thấy hành tinh thứ 8 của hệ mặt trời, có độ sáng rất bé, bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Hành tinh mới được phát hiện này được đặt tên là Hải tinh, có thể nói Hải tinh là hành tinh được phát hiện bằng “ ngòi bút”, nói lên khả năng trí tuệ của con người.

Đến năm 1930, nhà thiên văn trẻ người Mỹ là Tom – bo đã chụp ảnh bầu trời trong nhiều ngày trên kính thiên văn có độ phóng đại lớn và đã phát hiện hành tinh thứ 9 của hệ mặt trời là Diêm tinh, chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo có bán kính 40 đơn vị thiên văn ( Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, bằng 149,6 triệu kilomet).

Như vậy hệ mặt trời có 9 hành tinh lớn, trong đó Trái đất đứng thứ 3 tính từ trong ra ngoài chứ không phải chỉ có ngũ hành.




[FONT=&quot]Nguồn NXBDG.
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top