Vì sao mỗi tổ ong chỉ có một ong chúa?
Khi mùa đông lạnh lẽo đã qua, mùa xuân đã đến, ong chúa của các loài ong vò vẽ, ong vằn… tự mình xây một tổ con rồi ở trong đó đẻ trứng, nuôi một số ong con. Tại giai đoạn này, không kể là việc làm tổ hoặc nuôi dưỡng thế hệ sau, mọi việc đều do một mình ong chúa hoàn thành.
Cho dù các con ong mà ong chúa sinh ra và nuôi dưỡng có cả ong cái, nhưng ong chúa đã tiết ra một chất đặc biệt để nhằm chế ngự sự phát dục, về giống cái của các con ong này, để biến chúng thành ong thợ. Sau khi đời ong non thứ nhất đã trưởng thành, chúng có thể tiếp nhận được công việc mở rộng tổ, chăm sóc ong non, ong chúa lại chuyển sang giai đoạn đẻ trứng. Lâu dần tổ ong ngày càng lớn, ong thợ ngày càng nhiều.
Nên nói rằng tổ ong chỉ có một ong chúa vì cả bầy ong là đời sau của ong chúa. Nhưng cũng có một số loài ong, trong tổ đồng thời tồn tại vài ong chúa. Các ong chúa là một nhóm “nữ vương”, tạo thành một đại “gia đình” trong một tổ ong. Nhưng gia tộc loài ong không cho phép có sự nhầm lẫn, nên ong chúa có tiết ra một chất đặc biệt để phân biệt với dòng họ khác, còn chất đặc biệt đó là gì thì cho đến nay người ta vẫn chưa khám phá phát hiện được.
ST