lophocvuive
New member
- Xu
- 0
Xưa nhất phải kể đến Triệu Cao, một hoạn quan được giữ chức thừa tướng dưới thời nhà Tần và đã làm sụp đổ cả triều đại này. Triệu Cao đã giả di chiếu của Tần Thuỷ Hoàng, buộc con trưởng là Phù Tô phải tự sát để nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hợi lên làm vua, tức hoàng đế Tần Nhị Thế, rồi Triệu Cao cướp ngôi nhà Tần dẫn đến việc nhà Tần rơi vào tay nhà Hán. Hay như dưới thời vua Hán Linh Đế có loạn “Thập thường thị”, mười hoạn quan thao túng triều đình, làm tan rã nhà Hán và quyền hành rơi vào tay Đổng Trác, mở đường cho Tam Quốc phân tranh.
Trong lịch sử nước ta, không biết hoạn quan có từ bao giờ nhưng một trong những hoạn quan được sử sách ghi lại dưới thời nhà Lý là Lý Thường Kiệt, vị tướng tài giỏi bậc nhất và là anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta. Mặc dù có nhiều người phục cái tài của Lý Thường Kiệt, ngưỡng mộ những công trạng mà ông đã lập được cho đất nước, nhưng cũng có không ít nho gia đã khinh khi ông chỉ vì ông là một hoạn quan. Để biết được Lý Thường Kiệt có đáng phải nhận thái độ khinh khi của các nho gia dành cho ông hay không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem nguyên nhân nào ông trở thành hoạn quan.
Xét về thân thế Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Khi còn trẻ ông rất đẹp trai và được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ. Ông có tên tự là Thường Kiệt, sau được vua ban quốc tính đổi sang họ Lý nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ là tướng của Khai Quốc vương Lý Long Bồ, người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ.
Ngô An Ngữ có công với triều Lý và tuẫn quốc, chẳng bao lâu sau thì vợ ông, bà Hàn Diệu Chi cũng qua đời. Do cha mẹ mất sớm nên hai đứa con còn nhỏ của họ là Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. Đến đời vua Lý Thánh Tông, ông được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là cháu gọi bà Ngô Thuần Trúc, bằng cô. Ngô Thuần Trúc là phu nhân của tướng Tạ Đức Sơn, người giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh ngự lâm quân của triều đình. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn có quan hệ họ hàng với bà Ngô Cẩm Thi, vợ của tướng Tôn Đản.
Trong đời, ông đã từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng. Trước tiên là chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Lý Nhật Tôn ở Đông cung, tức vua Lý Thánh Tông sau này. Sau khi bị hoạn, ông được cho giữ chức Hoàng môn chi hậu , rồi được thăng đến chức Nội thị sảnh đô tri, sau được cho giữ chức Đình Uý sứ, trông coi các việc về hình án trong triều. Năm 1042, vua Lý Thái Tông giao cho ông cùng với một số đại thần soạn thảo bộ Luật “Hình thư”, bộ luật này được xem là bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta.
Đến đời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được thăng đến chức Thái bảo, sau đó do lập được nhiều chiến công trong trận đánh với Chiêm Thành nên ông được phong chức phụ quốc Thái phó, tước Khai Quốc công. Đến tháng 8 năm 1075 ông được phong chức Đôn quốc Thái uý. Đến khi mất, ông được vua Lý Nhân Tông truy phong chức Kiểm hiệu Thái uý Bình chương sự và ban tước Việt Quốc công.
Lập nhiều đại công hiển hách
Các đại công Lý Thường Kiệt đã lập phải kể đến trận đánh Tống kinh thiên động địa cuối năm 1075. Trận đánh này do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân Đại Việt vượt biên giới phía bắc đánh các châu phía nam của nhà Tống như: Khâm, Liêm và Ung châu nhằm phá huỷ đường xá, cầu cống, các kho lương thực và vũ khí mà Tống tích trữ để chuẩn bị đánh Đại Việt.
Đây là kế hoạch của Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan khi nhận được tin từ Khu Mật Viện Đại Việt rằng Tống đang luyện binh và tích trữ lương thực chuẩn bị đưa quân tấn công nước ta theo kế hoạch nam tiến của Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch. Kế hoạch đánh Tống của bà Ỷ Lan đã được Lý Thường Kiệt và các tướng lúc bấy giờ ủng hộ. Theo kế hoạch này, Đại Việt phòng thủ bằng cách chủ động tấn công trước, đánh phủ đầu quân Tống, phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản cuộc xâm lăng của nhà Tống. Sau khi hoàn thành kế hoạch, hạ thành cuối cùng là thành Ung Châu, quân Đại Việt rút về nước.
Dân gian có câu ca dao ca tụng việc Lý Thường Kiệt đưa quân qua biên giới phía bắc đánh Tống trong trận này như sau:
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng
Hoặc là:
Đem chuông đi đánh xứ ngườiChẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danhChiến thắng này đã làm cho nhà Tống mất mặt đến mức vua Tống Thần Tông đã phải nhượng bộ nước Hạ ở phía tây và chấp nhận cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía bắc để rảnh tay đối phó với Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống đã huy động toàn bộ lực lượng binh lính ở phía bắc và phía tây tham gia vào cuộc chiến đánh trả thù, quyết tâm chiếm Đại Việt. Trong trận này, hai tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cùng 12 tướng đã từng đánh trận ở Tây Hạ đem khoảng 30 vạn quân tấn công Đại Việt. Nhưng với sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã bị đại bại ở trận chiến trên sông Như Nguyệt và buộc phải rút quân. Trận thắng Tống lần này đã làm đảo lộn cả giang san nhà Tống và đã phá vỡ kế hoạch của Vương An Thạch.
Các lần cầm quân đánh quân Chiêm phải kể đến trận chiến năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt được vua Chiêm là Chế Củ và các tôn thất, sau đó Chế Củ xin dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc mạng. Tháng 10 năm 1103, mặc dù tuổi cao nhưng Lý Thường Kiệt đã xin vua cho đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu nổi lên làm phản. Năm 1104, ở tuổi 85 nhưng Lý Thường Kiệt vẫn còn cầm quân trực tiếp đi đánh Chiêm Thành khi vua Chiêm là Chế Ma Na đem quân đánh lấy lại ba châu do Chế Củ đã dâng cho Đại Việt để chuộc tội trước đây. Lý Thường Kiệt đã đánh thắng trận này, buộc Chế Ma Na phải nộp lại vùng đất đó cho Đại Việt.
Vì sao Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan?
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng tại sao vị anh hùng của dân tộc ta là một hoạn quan? Hoạn quan thường không được trọng dụng trong những việc quốc sự và đánh giặc nhưng Lý Thường Kiệt được cầm quân đánh giặc và lập được nhiều đại công làm cho quân Tống phía Bắc, quân Chiêm phía Nam phải khiếp sợ. Điều này chứng tỏ Lý Thường Kiệt không giống như những hoạn quan khác. Vậy việc tịnh thân của Lý Thường Kiệt có một lý do đặc biệt nào khác chăng? Hay ông là một hoạn quan bẩm sinh? Hoặc việc tịnh thân của ông là một tai nạn hay chính ông là một nạn nhân?
1. Lý Thường Kiệt là một hoạn quan bẩm sinh?
Lý Thường Kiệt chắn chắn không phải là một hoạn quan bẩm sinh vì trước khi trở thành hoạn quan ông đã có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Dương Hồng Hạc là cháu của hoàng hậu Thiên Cảm, vợ vua Lý Thái Tông. nên hoàng hậu Thiên Cảm đã sắp xếp cho cháu bà là Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Lý Nhật Tôn, tức vua Lý Thánh Tông sau này.
Việc Dương Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Nhật Tôn có thể gây nguy hiểm cho Lý Thường Kiệt nếu triều đình khám phá ra mối tình của ông với Hồng Hạc trước đây. Vì vậy, cha nuôi của ông là Lý Long Bồ đã sắp xếp cho Lý Thường Kiệt đính hôn với Tạ Thuần Khanh, là con gái của quan Điện suý Tạ Đức Sơn và bà Ngô Thuần Trúc. Trong khi chờ đợi chính thức nên vợ nên chồng với Tạ Thuần Khanh thì Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan, cho nên ông đã từ hôn với người vợ chưa cưới.
2. Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền?
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích việc Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan. Có người tin rằng vì vua Lý Thái Tông thấy Lý Thường Kiệt “mặt mũi đẹp đẽ” nên cho 3 vạn quan tiền bảo tự hoạn để vào cung hầu hạ. Lập luận này không mấy có lý bởi vì, thứ nhất số tiền 3 vạn quan là một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Sử sách còn ghi lại rằng năm 1254 vua Trần Thái Tông cho Phạm Ứng Mộng 400 quan bảo “tự hoạn” để vào cung hầu hạ vua. Không thể nào trước đó 213 năm, số tiền vua cho Lý Thường Kiệt lại lớn gấp 75 lần.
Thứ hai, Lý Thường Kiệt không thể vì túng tiền mà phải tự nguyện tĩnh thân để có 3 vạn quan. Mặc dù cha mẹ mất sớm nhưng cha ông, Ngô An Ngữ là một công thần của nhà Lý nên anh em Lý Thường Kiệt thừa hưởng gia sản của người cha để lại đủ để anh em ông sống một cuộc sống không thua gì con cái của các quan lại trong triều, cho nên Lý Thường Kiệt không thể nào “túng thiếu” đến mức phải tịnh thân vì lý do tiền bạc.
3. Tự nguyện tịnh thân để được vào cung?
Với cương vị là con của một công thần đã vì nước hy sinh và gia đình nối đời làm quan, Lý Thường Kiệt đã có sẵn cánh cửa mở rộng để “tập ấm làm quan” mà không cần phải qua thi cử dành cho những dân thường khác. Hơn nữa, ông còn là người tài trí thông minh, văn võ song toàn thì việc vào cung không phải là chuyện khó; chỉ cần tham dự một kỳ thi ứng thí võ công do triều đình mở ra, ông có thể đậu và trở thành một võ quan một cách dễ dàng.
4. Lý Thường Kiệt bị vua trách phạt?
Có một thuyết nữa cho rằng: “vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành bắt được Nùng Trí Cao lại tha về, Lý Thường Kiệt can ngăn, vua cho là thất lễ bắt phải tĩnh thân, sau đó triệu cho vào hầu cận”. Thứ nhất, Nùng Trí Cao cai quản các khê động ở phía bắc giáp với Tống, trong khi Chiêm Thành ở phía nam, nên vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành không thể bắt được Nùng Trí Cao. Thứ hai, nếu cho rằng vua Lý Thái Tông vì lòng nhân từ mà tha cho một người “nổi lên làm giặc” như Nùng Trí Cao thì không lý nào vua lại trở nên “hung ác” đến độ “đem thiến” một người thân cận chỉ vì người đó can ngăn chuyện này.
5. Lý Thường Kiệt bị bức hại?
Có thuyết cho rằng Lý Thường Kiệt bị hại bằng cách cho đánh thuốc mê rồi hoạn ông trong đợt tuyển hoạn quan dưới thời vua Lý Thái Tông và trong thời gian dài Lý Thường Kiệt không biết ai đứng đằng sau chuyện này. Lập luận này có lý hơn khi nhìn lại những chuyện “thâm cung bí sử” trong cung đình lúc bấy giờ.
Nếu không biết chuyện tình cảm trước đây của Lý Thường Kiệt với Dương Hồng Hạc cũng như chuyện lộng quyền của gia đình họ Dương đối với triều Lý dẫn đến việc họ Dương làm gian tế cho Tống như thế nào, có thể chúng ta nghĩ rằng Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan là do những nguyên nhân kể trên. Để hiểu thêm chuyện cung đình lúc bấy giờ, xin nhắc vài sự việc để chúng ta có thêm dữ kiện liên quan đến câu chuyện của Lý Thường Kiệt.
Dương Hồng Hạc là hoàng hậu, vợ vua Lý Thánh Tông, sau này trở thành thái hậu Thượng Dương. Thái hậu Thượng Dương là người mà chính sử ghi rằng đã bị hoàng thái hậu Linh Nhân, tức bà Ỷ Lan chôn sống với 72 cung nữ sau khi vua Lý Thánh Tông băng hà. Mặc dù chính sử ghi nguyên nhân của câu chuyện này không rõ ràng lắm nhưng các nguồn tư liệu khác có nói việc chôn sống này là do thái hậu Thượng Dương cùng với 72 cung nữ là “tay chân” của bà và những người thân thuộc họ Dương đã làm gian tế cho Tống, được nhà Tống sắp xếp cướp ngôi khi vua Lý Thánh Tông mất.
Dương Hồng Hạc là con của Dương Đức Uy và là cháu gọi hoàng hậu Thiên Cảm, vợ vua Lý Thái Tông, bằng cô. Khi hoàng hậu Thiên Cảm được vua Lý Thái Tông sủng ái, cha của bà là Dương Đức Thành được phong làm Tể Tướng. Từ đó thế lực họ Dương được hình thành như: Dương Đạo Gia, Dương Đức Uy, Dương Đức Thao, Dương Đức Huy… ba thế hệ lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều.
Để tạo thêm thế lực cho họ Dương, hoàng hậu Thiên Cảm đã đem đứa cháu gọi bằng cô ruột là Dương Hồng Hạc gả cho con chồng là thái tử Lý Nhật Tôn để khi Nhật Tôn lên làm vua thì Hồng Hạc trở thành hoàng hậu. Trước khi lấy Hồng Hạc, thái tử Nhật Tôn đã được cảnh giác về việc họ Dương lộng quyền có thể dẫn đến cướp ngôi vua như Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc vì lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương.
Mặc dù làm vợ thái tử nhưng Dương Hồng Hạc chẳng hề được chồng đoái hoài tới nên Hồng Hạc nhớ tới người tình cũ – Lý Thường Kiệt, người đang giữ chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Nhật Tôn ở Đông cung. Mặc dù giữa Thường Kiệt với Nhật Tôn bên ngoài là quan hệ chúa – tôi nhưng bên trong hai người rất gần gũi và thân với nhau vì hai người đều là con nuôi của Lý Long Bồ, cùng chơi đùa với nhau từ thời thơ ấu. Vì vậy, Dương Hồng Hạc đã nhờ Thường Kiệt giúp mình nói với Nhật Tôn để được “ban hồng ân”.
Có lẽ vì lo cho hậu vận nhà Lý nên Thường Kiệt đã không nhận lời giúp đỡ Hồng Hạc. Phải chăng vì lý do đó mà ông đã bị Hồng Hạc và hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung? Hậu quả của việc này cũng giải thích phần nào lý do tại sao Lý Thường Kiệt đã đứng về phe của bà Ỷ Lan chứ không phải là phe của hoàng hậu Thượng Dương trong việc tranh giành quyền “nhiếp chính” sau khi vua Lý Thánh Tông mất.
Riêng về cuộc đời của Dương Hồng Hạc, sau khi thái tử Nhật Tôn lên ngôi tức vua Lý Thánh Tông, hoàng hậu Thiên Cảm lúc đó trở thành thái hậu và đã ép vua Lý Thánh Tông phong Hồng Hạc làm hoàng hậu, tức hoàng hậu Thượng Dương. Nhưng từ khi được tiến cung đến khi trở thành hoàng hậu cho tới khi vua Lý Thánh Tông mất, Dương Hồng Hạc hay hoàng hậu Thượng Dương sau này chưa một lần được vua “ban ân sủng”. Bà đã sống âm thầm lặng lẽ trong cung với mối hận nhà Lý không nguôi nên đã cùng với bác là Tể tướng Dương Đạo Gia và tay chân họ Dương âm mưu cướp ngôi nhà Lý khi vua Lý Thánh Tông mất. Vì vậy mới có câu chuyện thái hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ bị giam và bị chôn sống theo vua Lý Thánh Tông mà chúng ta đã biết qua sử sách.
Bài viết này chỉ muốn phân giải phần nào nguyên nhân trở thành hoạn quan của Lý Thường Kiệt, người mà cho dù đã lập được nhiều đại công nhưng vẫn bị các nho gia khinh khi. Đứng trên phương diện nhìn về lịch sử đã qua, cho dù Lý Thường Kiệt là hoạn quan với bất kỳ lý do nào khác, lòng tôn kính của hậu thế chúng ta đối với ông phải dựa trên những công trạng ông đã đóng góp cho đất nước, trong đó chiến công hiển hách nhất là đánh giặc Tống để giữ vững nền độc lập cho nước Đại Việt. Công trạng đối với đất nước mới là điểm chính yếu xác định ai là anh hùng dân tộc, là người mà muôn dân phải luôn tôn kính và ghi nhớ.
Nguồn: lophocvuive.com
Trong lịch sử nước ta, không biết hoạn quan có từ bao giờ nhưng một trong những hoạn quan được sử sách ghi lại dưới thời nhà Lý là Lý Thường Kiệt, vị tướng tài giỏi bậc nhất và là anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta. Mặc dù có nhiều người phục cái tài của Lý Thường Kiệt, ngưỡng mộ những công trạng mà ông đã lập được cho đất nước, nhưng cũng có không ít nho gia đã khinh khi ông chỉ vì ông là một hoạn quan. Để biết được Lý Thường Kiệt có đáng phải nhận thái độ khinh khi của các nho gia dành cho ông hay không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem nguyên nhân nào ông trở thành hoạn quan.
Xét về thân thế Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Khi còn trẻ ông rất đẹp trai và được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ. Ông có tên tự là Thường Kiệt, sau được vua ban quốc tính đổi sang họ Lý nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ là tướng của Khai Quốc vương Lý Long Bồ, người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ.
Ngô An Ngữ có công với triều Lý và tuẫn quốc, chẳng bao lâu sau thì vợ ông, bà Hàn Diệu Chi cũng qua đời. Do cha mẹ mất sớm nên hai đứa con còn nhỏ của họ là Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. Đến đời vua Lý Thánh Tông, ông được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là cháu gọi bà Ngô Thuần Trúc, bằng cô. Ngô Thuần Trúc là phu nhân của tướng Tạ Đức Sơn, người giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh ngự lâm quân của triều đình. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn có quan hệ họ hàng với bà Ngô Cẩm Thi, vợ của tướng Tôn Đản.
Trong đời, ông đã từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng. Trước tiên là chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Lý Nhật Tôn ở Đông cung, tức vua Lý Thánh Tông sau này. Sau khi bị hoạn, ông được cho giữ chức Hoàng môn chi hậu , rồi được thăng đến chức Nội thị sảnh đô tri, sau được cho giữ chức Đình Uý sứ, trông coi các việc về hình án trong triều. Năm 1042, vua Lý Thái Tông giao cho ông cùng với một số đại thần soạn thảo bộ Luật “Hình thư”, bộ luật này được xem là bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta.
Đến đời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được thăng đến chức Thái bảo, sau đó do lập được nhiều chiến công trong trận đánh với Chiêm Thành nên ông được phong chức phụ quốc Thái phó, tước Khai Quốc công. Đến tháng 8 năm 1075 ông được phong chức Đôn quốc Thái uý. Đến khi mất, ông được vua Lý Nhân Tông truy phong chức Kiểm hiệu Thái uý Bình chương sự và ban tước Việt Quốc công.
Lập nhiều đại công hiển hách
Các đại công Lý Thường Kiệt đã lập phải kể đến trận đánh Tống kinh thiên động địa cuối năm 1075. Trận đánh này do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân Đại Việt vượt biên giới phía bắc đánh các châu phía nam của nhà Tống như: Khâm, Liêm và Ung châu nhằm phá huỷ đường xá, cầu cống, các kho lương thực và vũ khí mà Tống tích trữ để chuẩn bị đánh Đại Việt.
Đây là kế hoạch của Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan khi nhận được tin từ Khu Mật Viện Đại Việt rằng Tống đang luyện binh và tích trữ lương thực chuẩn bị đưa quân tấn công nước ta theo kế hoạch nam tiến của Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch. Kế hoạch đánh Tống của bà Ỷ Lan đã được Lý Thường Kiệt và các tướng lúc bấy giờ ủng hộ. Theo kế hoạch này, Đại Việt phòng thủ bằng cách chủ động tấn công trước, đánh phủ đầu quân Tống, phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản cuộc xâm lăng của nhà Tống. Sau khi hoàn thành kế hoạch, hạ thành cuối cùng là thành Ung Châu, quân Đại Việt rút về nước.
Dân gian có câu ca dao ca tụng việc Lý Thường Kiệt đưa quân qua biên giới phía bắc đánh Tống trong trận này như sau:
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng
Hoặc là:
Đem chuông đi đánh xứ ngườiChẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danhChiến thắng này đã làm cho nhà Tống mất mặt đến mức vua Tống Thần Tông đã phải nhượng bộ nước Hạ ở phía tây và chấp nhận cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía bắc để rảnh tay đối phó với Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống đã huy động toàn bộ lực lượng binh lính ở phía bắc và phía tây tham gia vào cuộc chiến đánh trả thù, quyết tâm chiếm Đại Việt. Trong trận này, hai tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cùng 12 tướng đã từng đánh trận ở Tây Hạ đem khoảng 30 vạn quân tấn công Đại Việt. Nhưng với sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã bị đại bại ở trận chiến trên sông Như Nguyệt và buộc phải rút quân. Trận thắng Tống lần này đã làm đảo lộn cả giang san nhà Tống và đã phá vỡ kế hoạch của Vương An Thạch.
Các lần cầm quân đánh quân Chiêm phải kể đến trận chiến năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt được vua Chiêm là Chế Củ và các tôn thất, sau đó Chế Củ xin dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc mạng. Tháng 10 năm 1103, mặc dù tuổi cao nhưng Lý Thường Kiệt đã xin vua cho đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu nổi lên làm phản. Năm 1104, ở tuổi 85 nhưng Lý Thường Kiệt vẫn còn cầm quân trực tiếp đi đánh Chiêm Thành khi vua Chiêm là Chế Ma Na đem quân đánh lấy lại ba châu do Chế Củ đã dâng cho Đại Việt để chuộc tội trước đây. Lý Thường Kiệt đã đánh thắng trận này, buộc Chế Ma Na phải nộp lại vùng đất đó cho Đại Việt.
Vì sao Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan?
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng tại sao vị anh hùng của dân tộc ta là một hoạn quan? Hoạn quan thường không được trọng dụng trong những việc quốc sự và đánh giặc nhưng Lý Thường Kiệt được cầm quân đánh giặc và lập được nhiều đại công làm cho quân Tống phía Bắc, quân Chiêm phía Nam phải khiếp sợ. Điều này chứng tỏ Lý Thường Kiệt không giống như những hoạn quan khác. Vậy việc tịnh thân của Lý Thường Kiệt có một lý do đặc biệt nào khác chăng? Hay ông là một hoạn quan bẩm sinh? Hoặc việc tịnh thân của ông là một tai nạn hay chính ông là một nạn nhân?
1. Lý Thường Kiệt là một hoạn quan bẩm sinh?
Lý Thường Kiệt chắn chắn không phải là một hoạn quan bẩm sinh vì trước khi trở thành hoạn quan ông đã có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Dương Hồng Hạc là cháu của hoàng hậu Thiên Cảm, vợ vua Lý Thái Tông. nên hoàng hậu Thiên Cảm đã sắp xếp cho cháu bà là Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Lý Nhật Tôn, tức vua Lý Thánh Tông sau này.
Việc Dương Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Nhật Tôn có thể gây nguy hiểm cho Lý Thường Kiệt nếu triều đình khám phá ra mối tình của ông với Hồng Hạc trước đây. Vì vậy, cha nuôi của ông là Lý Long Bồ đã sắp xếp cho Lý Thường Kiệt đính hôn với Tạ Thuần Khanh, là con gái của quan Điện suý Tạ Đức Sơn và bà Ngô Thuần Trúc. Trong khi chờ đợi chính thức nên vợ nên chồng với Tạ Thuần Khanh thì Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan, cho nên ông đã từ hôn với người vợ chưa cưới.
2. Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền?
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích việc Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan. Có người tin rằng vì vua Lý Thái Tông thấy Lý Thường Kiệt “mặt mũi đẹp đẽ” nên cho 3 vạn quan tiền bảo tự hoạn để vào cung hầu hạ. Lập luận này không mấy có lý bởi vì, thứ nhất số tiền 3 vạn quan là một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Sử sách còn ghi lại rằng năm 1254 vua Trần Thái Tông cho Phạm Ứng Mộng 400 quan bảo “tự hoạn” để vào cung hầu hạ vua. Không thể nào trước đó 213 năm, số tiền vua cho Lý Thường Kiệt lại lớn gấp 75 lần.
Thứ hai, Lý Thường Kiệt không thể vì túng tiền mà phải tự nguyện tĩnh thân để có 3 vạn quan. Mặc dù cha mẹ mất sớm nhưng cha ông, Ngô An Ngữ là một công thần của nhà Lý nên anh em Lý Thường Kiệt thừa hưởng gia sản của người cha để lại đủ để anh em ông sống một cuộc sống không thua gì con cái của các quan lại trong triều, cho nên Lý Thường Kiệt không thể nào “túng thiếu” đến mức phải tịnh thân vì lý do tiền bạc.
3. Tự nguyện tịnh thân để được vào cung?
Với cương vị là con của một công thần đã vì nước hy sinh và gia đình nối đời làm quan, Lý Thường Kiệt đã có sẵn cánh cửa mở rộng để “tập ấm làm quan” mà không cần phải qua thi cử dành cho những dân thường khác. Hơn nữa, ông còn là người tài trí thông minh, văn võ song toàn thì việc vào cung không phải là chuyện khó; chỉ cần tham dự một kỳ thi ứng thí võ công do triều đình mở ra, ông có thể đậu và trở thành một võ quan một cách dễ dàng.
4. Lý Thường Kiệt bị vua trách phạt?
Có một thuyết nữa cho rằng: “vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành bắt được Nùng Trí Cao lại tha về, Lý Thường Kiệt can ngăn, vua cho là thất lễ bắt phải tĩnh thân, sau đó triệu cho vào hầu cận”. Thứ nhất, Nùng Trí Cao cai quản các khê động ở phía bắc giáp với Tống, trong khi Chiêm Thành ở phía nam, nên vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành không thể bắt được Nùng Trí Cao. Thứ hai, nếu cho rằng vua Lý Thái Tông vì lòng nhân từ mà tha cho một người “nổi lên làm giặc” như Nùng Trí Cao thì không lý nào vua lại trở nên “hung ác” đến độ “đem thiến” một người thân cận chỉ vì người đó can ngăn chuyện này.
5. Lý Thường Kiệt bị bức hại?
Có thuyết cho rằng Lý Thường Kiệt bị hại bằng cách cho đánh thuốc mê rồi hoạn ông trong đợt tuyển hoạn quan dưới thời vua Lý Thái Tông và trong thời gian dài Lý Thường Kiệt không biết ai đứng đằng sau chuyện này. Lập luận này có lý hơn khi nhìn lại những chuyện “thâm cung bí sử” trong cung đình lúc bấy giờ.
Nếu không biết chuyện tình cảm trước đây của Lý Thường Kiệt với Dương Hồng Hạc cũng như chuyện lộng quyền của gia đình họ Dương đối với triều Lý dẫn đến việc họ Dương làm gian tế cho Tống như thế nào, có thể chúng ta nghĩ rằng Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan là do những nguyên nhân kể trên. Để hiểu thêm chuyện cung đình lúc bấy giờ, xin nhắc vài sự việc để chúng ta có thêm dữ kiện liên quan đến câu chuyện của Lý Thường Kiệt.
Dương Hồng Hạc là hoàng hậu, vợ vua Lý Thánh Tông, sau này trở thành thái hậu Thượng Dương. Thái hậu Thượng Dương là người mà chính sử ghi rằng đã bị hoàng thái hậu Linh Nhân, tức bà Ỷ Lan chôn sống với 72 cung nữ sau khi vua Lý Thánh Tông băng hà. Mặc dù chính sử ghi nguyên nhân của câu chuyện này không rõ ràng lắm nhưng các nguồn tư liệu khác có nói việc chôn sống này là do thái hậu Thượng Dương cùng với 72 cung nữ là “tay chân” của bà và những người thân thuộc họ Dương đã làm gian tế cho Tống, được nhà Tống sắp xếp cướp ngôi khi vua Lý Thánh Tông mất.
Dương Hồng Hạc là con của Dương Đức Uy và là cháu gọi hoàng hậu Thiên Cảm, vợ vua Lý Thái Tông, bằng cô. Khi hoàng hậu Thiên Cảm được vua Lý Thái Tông sủng ái, cha của bà là Dương Đức Thành được phong làm Tể Tướng. Từ đó thế lực họ Dương được hình thành như: Dương Đạo Gia, Dương Đức Uy, Dương Đức Thao, Dương Đức Huy… ba thế hệ lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều.
Để tạo thêm thế lực cho họ Dương, hoàng hậu Thiên Cảm đã đem đứa cháu gọi bằng cô ruột là Dương Hồng Hạc gả cho con chồng là thái tử Lý Nhật Tôn để khi Nhật Tôn lên làm vua thì Hồng Hạc trở thành hoàng hậu. Trước khi lấy Hồng Hạc, thái tử Nhật Tôn đã được cảnh giác về việc họ Dương lộng quyền có thể dẫn đến cướp ngôi vua như Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc vì lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương.
Mặc dù làm vợ thái tử nhưng Dương Hồng Hạc chẳng hề được chồng đoái hoài tới nên Hồng Hạc nhớ tới người tình cũ – Lý Thường Kiệt, người đang giữ chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Nhật Tôn ở Đông cung. Mặc dù giữa Thường Kiệt với Nhật Tôn bên ngoài là quan hệ chúa – tôi nhưng bên trong hai người rất gần gũi và thân với nhau vì hai người đều là con nuôi của Lý Long Bồ, cùng chơi đùa với nhau từ thời thơ ấu. Vì vậy, Dương Hồng Hạc đã nhờ Thường Kiệt giúp mình nói với Nhật Tôn để được “ban hồng ân”.
Có lẽ vì lo cho hậu vận nhà Lý nên Thường Kiệt đã không nhận lời giúp đỡ Hồng Hạc. Phải chăng vì lý do đó mà ông đã bị Hồng Hạc và hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung? Hậu quả của việc này cũng giải thích phần nào lý do tại sao Lý Thường Kiệt đã đứng về phe của bà Ỷ Lan chứ không phải là phe của hoàng hậu Thượng Dương trong việc tranh giành quyền “nhiếp chính” sau khi vua Lý Thánh Tông mất.
Riêng về cuộc đời của Dương Hồng Hạc, sau khi thái tử Nhật Tôn lên ngôi tức vua Lý Thánh Tông, hoàng hậu Thiên Cảm lúc đó trở thành thái hậu và đã ép vua Lý Thánh Tông phong Hồng Hạc làm hoàng hậu, tức hoàng hậu Thượng Dương. Nhưng từ khi được tiến cung đến khi trở thành hoàng hậu cho tới khi vua Lý Thánh Tông mất, Dương Hồng Hạc hay hoàng hậu Thượng Dương sau này chưa một lần được vua “ban ân sủng”. Bà đã sống âm thầm lặng lẽ trong cung với mối hận nhà Lý không nguôi nên đã cùng với bác là Tể tướng Dương Đạo Gia và tay chân họ Dương âm mưu cướp ngôi nhà Lý khi vua Lý Thánh Tông mất. Vì vậy mới có câu chuyện thái hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ bị giam và bị chôn sống theo vua Lý Thánh Tông mà chúng ta đã biết qua sử sách.
Bài viết này chỉ muốn phân giải phần nào nguyên nhân trở thành hoạn quan của Lý Thường Kiệt, người mà cho dù đã lập được nhiều đại công nhưng vẫn bị các nho gia khinh khi. Đứng trên phương diện nhìn về lịch sử đã qua, cho dù Lý Thường Kiệt là hoạn quan với bất kỳ lý do nào khác, lòng tôn kính của hậu thế chúng ta đối với ông phải dựa trên những công trạng ông đã đóng góp cho đất nước, trong đó chiến công hiển hách nhất là đánh giặc Tống để giữ vững nền độc lập cho nước Đại Việt. Công trạng đối với đất nước mới là điểm chính yếu xác định ai là anh hùng dân tộc, là người mà muôn dân phải luôn tôn kính và ghi nhớ.
Nguồn: lophocvuive.com
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: