Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
QUỐC TẾ
Sự kiện & Bình luận
Khám phá
1001 câu hỏi vì sao
Vì sao không có giải Nobel toán học?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButBi" data-source="post: 4161" data-attributes="member: 48"><p><span style="font-size: 12px"><span style="color: Red">Giải thưởng Nobel và toán học</span></span></p><p></p><p>Cho dù vì sao đi nữa thì không có giải Nobel toán học vẫn là một thiệt thòi lớn cho toán học. Một giải thưởng như vậy không chỉ đem lại số tiền thưởng to tát có thể giúp đỡ nhiều cho các nhà toán học tài năng rảnh rang nghiên cứu mà còn đem lại cơ hội phổ biến toán học trong quần chúng nữa. Thực vậy, nhờ giải thưởng này mà báo chí, truyền thanh, truyền hình ít nhất cũng gây cho mọi người có dịp ít nhiều quan tâm đến khoa học, và nhất là toán học xưa nay vẫn không được ưa chuộng cho lắm nữa. Bạn nào có đọc qua quyển sách nhỏ của G.H. Hardy (A Mathematician's Apology - Lời xin lỗi của một nhà toán học, 1940) thì sẽ cảm thấy sự cay đắng của những người sống và làm việc với toán học. Những cái đẹp, những cái hay - đó là chưa nói đến những đóng góp cho các ngành khoa học hay kỹ thuật khác - người ngoài ít ai biết đến hay hiểu được, cho nên hầu như chẳng ai màng tới. Ngược lại, tự bảo mình là dốt toán lại có thể gây thiện cảm với người khác nữa!</p><p> </p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/john-pople.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> </p><p>John Pople </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/walter-kohn.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Walter Kohn </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/john_forbes_nash1.gif" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>John Nash </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/aumann_schelling.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Robert J. Aumann </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/aumann_schelling.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Thomas C. Schelling</p><p></p><p>Nhưng không có giải Nobel cho toán học hoàn toàn không có nghĩa là các nhà toán học không được giải Nobel! Năm 1998 giải Nobel hóa học trao cho John Pople (cùng với Walter Kohn) vốn là một nhà toán học nhưng nghiên cứu về hóa học lượng tử (bằng phương pháp toán học). Trước đó 1994 John Nash (mấy năm trước được Hollywood quay phim "A beautiful mind" với Russel Crowe đóng vai ông) cũng nhận giải Nobel kinh tế học do những thành tựu về lý thuyết trò chơi. Và mới tháng trước đây Robert J. Aumann, một nhà toán học gốc Do thái cũng nhận giải Nobel kinh tế học (cùng Thomas C. Schelling) về công trình nghiên cứu về sự xung đột và hợp tác (cũng nằm trong lý thuyết toán học về trò chơi). Đây là chỉ vài thí dụ minh họa thôi, chắc chưa đầy đủ lắm đâu.</p><p></p><p><span style="color: Red"><span style="font-size: 12px">Các giải thưởng khác về toán học</span></span></p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/nobel/otherprizes/images/fields_jc.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> Còn trong toán học thì chắc các bạn đã nghe qua huy chương Fields mà người ta thường coi như giải Nobel cho toán học, đề xướng bởi nhà toán học Canada John C. Fields, tiếc rằng ông mất trước khi hai huy chương Fields đầu tiên được trao. Sinh thời là bạn thân của Mittag-Leffler, ông cũng vận động và gây quỹ rất nhiều cho toán học, noi theo gương Mittag-Leffler (năm 1895 đã trao hết gia sản cho một hiệp hội thành lập viện toán Mittag-Leffler) ông cũng cố công xây dựng Royal Canadian Institute thành một trung tâm nghiên cứu khoa học. Quỹ Fields không nhiều (khi mất Fields chỉ để lại 47 ngàn đô la Canada để góp vô) nên ban đầu chỉ có 2 huy chương, trao 4 năm một lần vào dịp Đại hội toán học quốc tế cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Từ 1969 người ta thêm vào hai huy chương nữa, cho nên từ đó có thể có đến 4 người được trao huy chương này. Và cũng như có khi giải Nobel vẫn trao cho một nhà toán học, năm 1990 huy chương Fields đã được trao cho , một nhà vật lý mà công trình nghiên cứu về thuyết siêu sợi (superstring theory) đã có nhiều đóng góp lớn cho toán học.</p><p></p><p>Huy chương Fields khác với giải Nobel ở chỗ hạn chế tuổi, phần lớn do muốn khuyến khích các luồng nghiên cứu mới và các nhà toán học trẻ.</p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/witten.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> </p><p>Edward Witten (sinh năm 1951) </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/wolf1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Ricardo Wolf (1887-1981) </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/abel.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Niels Henrik Abel (1802-1829)</p><p></p><p>Huy chương Fields khác với giải Nobel ở chỗ hạn chế tuổi, phần lớn do muốn khuyến khích các luồng nghiên cứu mới và các nhà toán học trẻ. Từ năm 1978, Wolf Foundation (khởi xướng bởi Ricardo Wolf (1887-1981), một người Đức gốc Do thái đã tặng góp 10 triệu đô la Mỹ) lập ra giải thưởng Wolf về toán học (Wolf Foundation Prize in Mathematics) để tuyên dương thành quả cả cuộc đời nghiên cứu của các nhà toán học tên tuổi. Mới đây nhất còn có giải thưởng Abel, một giải thưởng lớn đặc biệt dành cho toán học mà chính phủ Na Uy lập ra để bù đắp sự thiếu sót của giải Nobel. Niels Henrik Abel (1802-1829) là một thiên tài toán học người Na Uy, không may mất rất sớm. Thật ra là từ 1902, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Abel, một nhà toán học lớn khác của Na Uy là Sophus Lie đã đề nghị lập ra giải thưởng này. Nhưng vì tình hình chính trị (thời đó Na Uy vẫn thuộc Thụy Điển) và tài chính, phải 100 năm sau nữa chuyện này mới thành hiện thực. Giải này với số tiền thưởng gần 1 triệu Mỹ kim, đến nay đã trao cho Jean-Pierre Serre năm 2003 (về các công trình nghiên cứu có tính cách định hướng cho hình học đại số, hình học topo và lý thuyết số), Sir Michael Atiyah và Isadore M. Singer năm 2004 (công trình tiêu biểu là định lý về chỉ số Atiyah-Singer, kết hợp hình học topo đại số, hình học vi phân và giải tích học, và dựng cơ sở cho nhiều lý thuyết vật lý hiện đại), và Peter D. Lax năm 2005 (lý thuyết và ứng dụng phương trình vi phân).</p><p> </p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/sophus-lie.gif" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> </p><p>Sophus Lie </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/serre-jp.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Jean-Pierre Serre </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/atiyah-michael.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Michael Atiyah </p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/lax-peter-d.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Peter D. Lax</p><p></p><p>Ngoài ra còn các giải thưởng toán học quan trọng nữa là giải Rolf Nevanlinna dành cho toán học ứng dụng (lập ra từ 1982, cũng như huy chương Fields, được trao 4 năm một lần vào dịp Hội nghị toán học quốc tế)</p><p></p><p><img src="https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/gerardlaumon-ngobaochau.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> Giải thưởng của học viện Clay (Clay Research Award, trao hàng năm cho các khám phá toán học có tính cách đột phá, năm 2004 về tay nhà toán học trẻ tuổi Việt Nam là Ngô Bảo Châu và thày của anh là Gérard Laumon) và giải Carl Friedrich Gauß dành cho các ứng dụng của toán học trong những khoa học khác (sẽ trao lần đầu tiên trong năm mới này).</p><p></p><p>Đó là những giải thưởng định kỳ, ngoài ra còn phải kể đến các giải thưởng cho các bài toán thiên niên kỷ (Millennium Prize Problems cũng do học viện Clay đề xướng) như giả thuyết Riemann về các nghiệm của hàm số zeta, phỏng định Hodge,... (tất cả 7 bài toán, lời giải cho mỗi bài được treo giá khá tương xứng là 1 triệu Mỹ kim). Cạnh đó còn phải kể bài toán về phỏng định Goldbach (mọi số tự nhiên chẵn lớn hơn 2 đều là tổng của 2 số nguyên tố, đưa ra từ 1742) cũng được treo giải thưởng là 1 triệu Mỹ kim (do nhà xuất bản Faber&Faber bên Anh đề xuất, tiếc rằng thời hạn tháng 4 năm 2002 đã qua mất mà vẫn chưa ai giải được! Không chừng lại có người sắp treo giải mới). </p><p></p><p style="text-align: right">Tú Ân</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButBi, post: 4161, member: 48"] [SIZE="3"][COLOR="Red"]Giải thưởng Nobel và toán học[/COLOR][/SIZE] Cho dù vì sao đi nữa thì không có giải Nobel toán học vẫn là một thiệt thòi lớn cho toán học. Một giải thưởng như vậy không chỉ đem lại số tiền thưởng to tát có thể giúp đỡ nhiều cho các nhà toán học tài năng rảnh rang nghiên cứu mà còn đem lại cơ hội phổ biến toán học trong quần chúng nữa. Thực vậy, nhờ giải thưởng này mà báo chí, truyền thanh, truyền hình ít nhất cũng gây cho mọi người có dịp ít nhiều quan tâm đến khoa học, và nhất là toán học xưa nay vẫn không được ưa chuộng cho lắm nữa. Bạn nào có đọc qua quyển sách nhỏ của G.H. Hardy (A Mathematician's Apology - Lời xin lỗi của một nhà toán học, 1940) thì sẽ cảm thấy sự cay đắng của những người sống và làm việc với toán học. Những cái đẹp, những cái hay - đó là chưa nói đến những đóng góp cho các ngành khoa học hay kỹ thuật khác - người ngoài ít ai biết đến hay hiểu được, cho nên hầu như chẳng ai màng tới. Ngược lại, tự bảo mình là dốt toán lại có thể gây thiện cảm với người khác nữa! [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/john-pople.jpg[/IMG] John Pople [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/walter-kohn.jpg[/IMG] Walter Kohn [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/john_forbes_nash1.gif[/IMG] John Nash [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/aumann_schelling.jpg[/IMG] Robert J. Aumann [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/aumann_schelling.jpg[/IMG] Thomas C. Schelling Nhưng không có giải Nobel cho toán học hoàn toàn không có nghĩa là các nhà toán học không được giải Nobel! Năm 1998 giải Nobel hóa học trao cho John Pople (cùng với Walter Kohn) vốn là một nhà toán học nhưng nghiên cứu về hóa học lượng tử (bằng phương pháp toán học). Trước đó 1994 John Nash (mấy năm trước được Hollywood quay phim "A beautiful mind" với Russel Crowe đóng vai ông) cũng nhận giải Nobel kinh tế học do những thành tựu về lý thuyết trò chơi. Và mới tháng trước đây Robert J. Aumann, một nhà toán học gốc Do thái cũng nhận giải Nobel kinh tế học (cùng Thomas C. Schelling) về công trình nghiên cứu về sự xung đột và hợp tác (cũng nằm trong lý thuyết toán học về trò chơi). Đây là chỉ vài thí dụ minh họa thôi, chắc chưa đầy đủ lắm đâu. [COLOR="Red"][SIZE="3"]Các giải thưởng khác về toán học[/SIZE][/COLOR] [IMG]https://vietsciences.free.fr/nobel/otherprizes/images/fields_jc.jpg[/IMG] Còn trong toán học thì chắc các bạn đã nghe qua huy chương Fields mà người ta thường coi như giải Nobel cho toán học, đề xướng bởi nhà toán học Canada John C. Fields, tiếc rằng ông mất trước khi hai huy chương Fields đầu tiên được trao. Sinh thời là bạn thân của Mittag-Leffler, ông cũng vận động và gây quỹ rất nhiều cho toán học, noi theo gương Mittag-Leffler (năm 1895 đã trao hết gia sản cho một hiệp hội thành lập viện toán Mittag-Leffler) ông cũng cố công xây dựng Royal Canadian Institute thành một trung tâm nghiên cứu khoa học. Quỹ Fields không nhiều (khi mất Fields chỉ để lại 47 ngàn đô la Canada để góp vô) nên ban đầu chỉ có 2 huy chương, trao 4 năm một lần vào dịp Đại hội toán học quốc tế cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Từ 1969 người ta thêm vào hai huy chương nữa, cho nên từ đó có thể có đến 4 người được trao huy chương này. Và cũng như có khi giải Nobel vẫn trao cho một nhà toán học, năm 1990 huy chương Fields đã được trao cho , một nhà vật lý mà công trình nghiên cứu về thuyết siêu sợi (superstring theory) đã có nhiều đóng góp lớn cho toán học. Huy chương Fields khác với giải Nobel ở chỗ hạn chế tuổi, phần lớn do muốn khuyến khích các luồng nghiên cứu mới và các nhà toán học trẻ. [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/witten.jpg[/IMG] Edward Witten (sinh năm 1951) [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/wolf1.jpg[/IMG] Ricardo Wolf (1887-1981) [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/abel.jpg[/IMG] Niels Henrik Abel (1802-1829) Huy chương Fields khác với giải Nobel ở chỗ hạn chế tuổi, phần lớn do muốn khuyến khích các luồng nghiên cứu mới và các nhà toán học trẻ. Từ năm 1978, Wolf Foundation (khởi xướng bởi Ricardo Wolf (1887-1981), một người Đức gốc Do thái đã tặng góp 10 triệu đô la Mỹ) lập ra giải thưởng Wolf về toán học (Wolf Foundation Prize in Mathematics) để tuyên dương thành quả cả cuộc đời nghiên cứu của các nhà toán học tên tuổi. Mới đây nhất còn có giải thưởng Abel, một giải thưởng lớn đặc biệt dành cho toán học mà chính phủ Na Uy lập ra để bù đắp sự thiếu sót của giải Nobel. Niels Henrik Abel (1802-1829) là một thiên tài toán học người Na Uy, không may mất rất sớm. Thật ra là từ 1902, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Abel, một nhà toán học lớn khác của Na Uy là Sophus Lie đã đề nghị lập ra giải thưởng này. Nhưng vì tình hình chính trị (thời đó Na Uy vẫn thuộc Thụy Điển) và tài chính, phải 100 năm sau nữa chuyện này mới thành hiện thực. Giải này với số tiền thưởng gần 1 triệu Mỹ kim, đến nay đã trao cho Jean-Pierre Serre năm 2003 (về các công trình nghiên cứu có tính cách định hướng cho hình học đại số, hình học topo và lý thuyết số), Sir Michael Atiyah và Isadore M. Singer năm 2004 (công trình tiêu biểu là định lý về chỉ số Atiyah-Singer, kết hợp hình học topo đại số, hình học vi phân và giải tích học, và dựng cơ sở cho nhiều lý thuyết vật lý hiện đại), và Peter D. Lax năm 2005 (lý thuyết và ứng dụng phương trình vi phân). [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/sophus-lie.gif[/IMG] Sophus Lie [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/serre-jp.jpg[/IMG] Jean-Pierre Serre [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/atiyah-michael.jpg[/IMG] Michael Atiyah [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/lax-peter-d.jpg[/IMG] Peter D. Lax Ngoài ra còn các giải thưởng toán học quan trọng nữa là giải Rolf Nevanlinna dành cho toán học ứng dụng (lập ra từ 1982, cũng như huy chương Fields, được trao 4 năm một lần vào dịp Hội nghị toán học quốc tế) [IMG]https://vietsciences.free.fr/biographie/mathematicians/images/gerardlaumon-ngobaochau.jpg[/IMG] Giải thưởng của học viện Clay (Clay Research Award, trao hàng năm cho các khám phá toán học có tính cách đột phá, năm 2004 về tay nhà toán học trẻ tuổi Việt Nam là Ngô Bảo Châu và thày của anh là Gérard Laumon) và giải Carl Friedrich Gauß dành cho các ứng dụng của toán học trong những khoa học khác (sẽ trao lần đầu tiên trong năm mới này). Đó là những giải thưởng định kỳ, ngoài ra còn phải kể đến các giải thưởng cho các bài toán thiên niên kỷ (Millennium Prize Problems cũng do học viện Clay đề xướng) như giả thuyết Riemann về các nghiệm của hàm số zeta, phỏng định Hodge,... (tất cả 7 bài toán, lời giải cho mỗi bài được treo giá khá tương xứng là 1 triệu Mỹ kim). Cạnh đó còn phải kể bài toán về phỏng định Goldbach (mọi số tự nhiên chẵn lớn hơn 2 đều là tổng của 2 số nguyên tố, đưa ra từ 1742) cũng được treo giải thưởng là 1 triệu Mỹ kim (do nhà xuất bản Faber&Faber bên Anh đề xuất, tiếc rằng thời hạn tháng 4 năm 2002 đã qua mất mà vẫn chưa ai giải được! Không chừng lại có người sắp treo giải mới). [RIGHT]Tú Ân[/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
QUỐC TẾ
Sự kiện & Bình luận
Khám phá
1001 câu hỏi vì sao
Vì sao không có giải Nobel toán học?
Top