Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học thuộc Học viện Điều khiển Sinh học ở Tubingen, Đức vừa giải thích vì sao khi bị lạc trong một khu rừng rậm hay sa mạc mà không có những phương tiện định vị như mặt trời, mặt trăng hay bản đồ, la bàn... con người luôn đi thành những vòng tròn mà không hề hay biết.
Bằng nhiều thí nghiệm trong sa mạc Sahara và rừng rậm Bienwald ở Đức khi thời tiết u ám và với những người bịt mắt, họ đã nhận thấy rằng con người luôn đi thành những vòng tròn xoắn ốc theo một chiều hoặc chiều ngược lại khi không có những mốc đánh dấu. Nguyên nhân chủ yếu không phải là do chúng ta luôn có một chân dài hơn hay mạnh hơn chân kia nên đường đi thường bị xiên theo một hướng nhất định mà bởi trong não bộ của con người việc nhận định đi theo đường thẳng là một hành động không hề đơn giản như ta nghĩ. Chính những sai lầm nhỏ ngẫu nhiên trong não đã dần chuyển cảm giác về đường thẳng thành đường tròn khiến con người luôn có xu hướng đi lòng vòng một cách tự nhiên.
Theo Người Lao Động
Bằng nhiều thí nghiệm trong sa mạc Sahara và rừng rậm Bienwald ở Đức khi thời tiết u ám và với những người bịt mắt, họ đã nhận thấy rằng con người luôn đi thành những vòng tròn xoắn ốc theo một chiều hoặc chiều ngược lại khi không có những mốc đánh dấu. Nguyên nhân chủ yếu không phải là do chúng ta luôn có một chân dài hơn hay mạnh hơn chân kia nên đường đi thường bị xiên theo một hướng nhất định mà bởi trong não bộ của con người việc nhận định đi theo đường thẳng là một hành động không hề đơn giản như ta nghĩ. Chính những sai lầm nhỏ ngẫu nhiên trong não đã dần chuyển cảm giác về đường thẳng thành đường tròn khiến con người luôn có xu hướng đi lòng vòng một cách tự nhiên.
Theo Người Lao Động