Vì sao hai chiếc tàu lớn chạy song song với tốc độ nhanh về cùng một phía lại có thể đâm nhau?
Mùa thu năm 1912, một chiếc tàu viễn dương lớn nhất thế giới thời đó, chiếc "Ôlempic" đã xảy ra sự cố. Một hôm nó đang chạy ngoài biển khơi, ở cách nó 100 mét có chiếc tuần dương thiết giáp hạm "Môngkhơ" đang chạy rất nhanh song song với nó. Thế là một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra: chiếc tàu nhỏ hình như bị chiếc tàu lớn hút vào không còn phục tùng tay lái nữa cuối cùng đâm mạnh vào chiếc "Ôlempic". Đầu chiếc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên chiếc "Ôlempic" thành một lỗ thủng lớn
Sự cố ngoài ý muốn này chủ yếu là do tính chất của chất lưu tạo nên. Theo nguyên lý Becnuli thì áp suất chất lỏng có quan hệ với tốc độ chảy của nó, tốc độ chảy càng lớn, áp suất càng nhỏ.
Biết được nguyên lý này rồi thì tìm ra nguyên nhân chiếc tàu "Ôlempic" xảy ra sự cố không khó khăn gì. Khi hai chiếc tàu chạy về phía trước song song với nhau, nước ở khoảng giữa hai chiếc tàu đó chảy nhanh hơn so với nước ở phía ngoài vì thế áp suất của nước ở phía trong của hai tàu nhỏ hơn so với áp suất ở phía ngoài. Thế là nước ở phía ngoài đã khiến cho hai chiếc tàu cùng sát lại gần nhau, cho đến lúc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên tàu "Ôlempic".
Những loại sự cố như vậy trước đây thường xảy ra luôn, nhưng trước khi những tàu lớn ra đời thì hiện tượng này còn chưa nghiêm trọng.
Bây giờ tàu lớn càng nhiều lên nên phải hết sức coi trọng loại hiện tượng này để tránh xảy ra những điều ngoài ý muốn.
Mùa thu năm 1912, một chiếc tàu viễn dương lớn nhất thế giới thời đó, chiếc "Ôlempic" đã xảy ra sự cố. Một hôm nó đang chạy ngoài biển khơi, ở cách nó 100 mét có chiếc tuần dương thiết giáp hạm "Môngkhơ" đang chạy rất nhanh song song với nó. Thế là một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra: chiếc tàu nhỏ hình như bị chiếc tàu lớn hút vào không còn phục tùng tay lái nữa cuối cùng đâm mạnh vào chiếc "Ôlempic". Đầu chiếc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên chiếc "Ôlempic" thành một lỗ thủng lớn
Sự cố ngoài ý muốn này chủ yếu là do tính chất của chất lưu tạo nên. Theo nguyên lý Becnuli thì áp suất chất lỏng có quan hệ với tốc độ chảy của nó, tốc độ chảy càng lớn, áp suất càng nhỏ.
Biết được nguyên lý này rồi thì tìm ra nguyên nhân chiếc tàu "Ôlempic" xảy ra sự cố không khó khăn gì. Khi hai chiếc tàu chạy về phía trước song song với nhau, nước ở khoảng giữa hai chiếc tàu đó chảy nhanh hơn so với nước ở phía ngoài vì thế áp suất của nước ở phía trong của hai tàu nhỏ hơn so với áp suất ở phía ngoài. Thế là nước ở phía ngoài đã khiến cho hai chiếc tàu cùng sát lại gần nhau, cho đến lúc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên tàu "Ôlempic".
Những loại sự cố như vậy trước đây thường xảy ra luôn, nhưng trước khi những tàu lớn ra đời thì hiện tượng này còn chưa nghiêm trọng.
Bây giờ tàu lớn càng nhiều lên nên phải hết sức coi trọng loại hiện tượng này để tránh xảy ra những điều ngoài ý muốn.