Tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa (1424 - 1425)
Vượt qua thời kỳ củng cố căn cứ địa, năm 1424 nghĩa quân chuyển sang giai đoạn phát triển. Đó là kế hoạch tiến xuống vùng đồng bằng Nghệ An của Nguyễn Chích. ông nói :"Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thuộc đường đất. Nay ta trước hãy đánh lấy Trà Long (huyện lỵ : Trà Lân), chiếm giữ cho được Nghệ An làm chỗ dừng chân, rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ".
Theo đúng kế hoạch, tháng 10 - 1424, nghĩa quân đã tiến công thành Trà Lân (Tương Dương, Con Cuông, Nghệ An), do nguỵ quan Cầm Bành với hơn 1000 quân đóng giữ. Sau 2 tháng bị bao vây, Cầm Bành phải đầu hàng. Chiếm thành Trà Lân, nghĩa quân đã khai thông và kiểm soát được con đường từ miền núi xuống vùng đồng bằng.
Sau khi diệt địch trong trận phục kích ở ải Khả Lưu- Bồ ái, nghĩa quân tiến xuống giải phóng toàn bộ các châu huyện thuộc Nghệ An, đồng thời vây hãm chặt thành Nghệ An trong nhiều tháng. Thành này do tướng giặc Trần Tư và sau là Phương Chính trấn giữ. Nghĩa quân đập tan nhiều cuộc phản kích của quân Minh. Nguyễn Trãi đã nhiều lần gởi thư khiêu chiến Phương Chính, nhưng giặc vãn đóng chặt cửa thành cố thủ. Đồng thời, Lê Lợi cũng cho xây dựng một hệ thống thành lũy trên núi Thiên Nhẫn làm căn cứ chính của nghĩa quân, đặt tên là Lục Niên thành (để kỷ niệm 6 năm khởi nghĩa).
Thừa lúc ghìm chặt quân địch ở đất Nghệ An, năm 1425, Lê Lợi cử Đinh Lễ tấn công ra phía bắc, vây hãm thành Diễn Châu, Tây Đô, tạo được vùng giải phóng rộng lớn, dồi dào sức người sức của, cắt đôi vùng chiếm đóng của địch thành hai nơi cách xa nhau, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt.
Tiếp theo, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân cũng được cử vào giải phóng miền đất Tân Bình - Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) là nơi lực lượng địch tương đối yếu và sơ hở. Trong chiến dịch này,