Vì sao con người có cảm xúc?

Điều gì đã làm cho động vật nói chung hay con người nói riêng có sự khác biệt với những đồ vật vô tri vô giác và những cỗ máy? Tất nhiên đó là hệ thống cấu tạo cơ thể, cách thức vận hành, tâm hồn và tất nhiên không thể thiếu đó chính là cảm xúc. Nếu bạn đã thử bất ngờ véo hoặc đấm thật mạnh vào mũi mình đủ đau để rơi nước mắt thì hãy nhớ lại một chút. Bạn sẽ thấy rằng cơ thế mình phát nóng lên, miệng khô đi một chút và huyết áp tăng cao.

Suy nghĩ của bạn sẽ chìm trong mong muốn mạnh mẽ đạt được một điều gì đó – như là hét lên chẳng hạn. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng những trạng thái này sẽ qua đi và tinh thần bạn đã vượt qua được sự kích thích vật lý đột ngột. Những điều trải nghiệm nói trên đều thuộc về một cảm xúc cơ bản nhất của con người – sự tức giận. Vậy những cảm xúc là gì, vì sao chúng ta lại có những cảm xúc đó? Hãy cùng đi vào tìm hiểu sâu hơn và lý giải những khía cạnh của cảm xúc của con người.



img_201406141845328239.jpg




Cảm xúc là gì?

Quay trở lại trường hợp phía trên, lý do tại sao tác động lực lên mũi như vậy lại dẫn đến một loại các phản ứng về sinh lý và tâm lý là một vấn đề đã được nghiên cứu rất nhiều. Hầu hết các nhà tâm lý học đồng ý với nhận định rằng những cảm xúc cơ bản như sự tức giận tồn tại như một cách để kích hoạt sự tiến hóa. Con người chúng ta, cũng như hầu hết các loài động vật khác đều có cảm xúc, có thể coi đó những phản ứng được trang bị một cách thiên bẩm để có thể phản hồi trong các tình huống.

Định nghĩa kỹ hơn thì cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...

Những cảm xúc cơ bản được mô tả bởi nhà nhân chủng học Paul Eckman năm 1970 là tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, ghê tởm, vui và buồn. Theo thời gian, danh sách các cảm xúc cơ bản càng ngày càng được bổ sung thêm nhiều, chúng được định hình trên ý tưởng rằng cảm xúc con người mang tính phổ quát. Khái niệm này cho thấy rằng ở bất cứ nền văn hóa nào, bất kỳ cá nhân nào khi gặp phải tình huống bị đấm vào mũi thì sẽ đều có trải nghiệm một cảm xúc gọi là sự giận dữ.

Có thể điều này không đúng hoàn toàn với tất cả các cá thể nhưng đây là kết quả của các nghiên cứu và đánh giá khoa học và được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên có một tư tưởng mới hiện nay cho rằng mọi con người có thể chủ động về cảm xúc của mình và thay vì 6 hay 11 cảm xúc cơ bản thì mọi trạng thái cảm xúc có được đều là quan trọng như nhau.



img_201406141845271676.jpg




Cảm xúc bắt nguồn từ đâu?

Theo hầu hết các lý giải về cảm xúc, tiền đề của những xúc cảm đều thuộc về phản ứng tự nhiên trong mọi tình huống. Trong lĩnh vực tâm lý học, quan điểm về bản chất của cảm xúc được chia làm hai phe. Phe thứ nhất cho rằng cảm xúc là một trong hai kết quả của một phán quyết bất kì trong tình huống hiện tại hoặc nhận thức về những thay đổi diễn ra trong cơ thể chúng ta. Nói cách khác, khi chúng ta có trải nghiệm cảm xúc (như sự tức giận), đây là kết quả của việc đầu óc, nhận thức trong chúng ta quyết định rằng điều mình cảm thấy là sự phẫn nộ. Theo một quan điểm khác, chúng ta có cảm giác (như tức giận) bởi cơ thể chúng ta trải qua những thay đổi về sinh lý thể hiện điều đó.

Qua quá trình, các nghiên cứu cũng tách ra được những cảm xúc khác biệt mà con người và một số loài động vật linh trưởng mới có. Những cảm xúc này được coi là cao cấp hơn những cảm xúc bình thường, Ví dụ như cảm xúc về đạo đức, nó được xét dựa trên sự tự nhận thức, tự ý thức và khả năng cảm thông với người khác. Những cảm xúc về đạo đức có thể kể đến như : niềm tự hào, cảm giác tội lỗi, hổ thẹn, xấu hổ… Và cũng như những cảm xúc cơ bản, cảm xúc đạo đức cũng đi kèm với những thay đổi sinh lý. Càng ngày càng có nhiều người ủng hộ giả thuyết rằng cảm xúc có do sự tự phản ánh của cá thể chứ không phản đơn thuần là một phản ứng tự nhiên có kích thích. Vấn đề nguồn gốc và bản chất của những cảm xúc đến nay vẫn tiếp tục được nghiên cứu, tuy nhiên cũng có một câu hỏi khác không kém phần quan trọng được đặt ra : Vì sao chúng ta lại trải nghiệm được cảm xúc.

Cảm xúc có thể báo hiệu một sự thay đổi trong môi trường bên trong, bên ngoài của con người. Những tín hiệu về sự thay đổi này thường chỉ là thoáng qua và không rõ rệt như tâm trạng. Sự khác biệt ở đây là tâm trạng thường có thể kéo dài tới vài giờ, vài ngày hoặc hàng tuần còn với cảm xúc thì ngắn hơn nhiều. Cảm xúc thay đổi với từng tình huống nhất định, cần phải có những điều kiện cần và đủ để cảm xúc xuất hiện. Các nhà tâm lý học đã tranh luận về vấn đề này dựa trên hai giả thuyết về nguồn gốc của cảm xúc. Vậy tại sao chúng ta lại tức giận khi bị đánh hoặc xấu hổ bởi việc ăn cắp ?



img_201406141845322301.jpg




Tại sao chúng ta lại có cảm xúc?

May mắn là, ở câu hỏi được đặt ra nói trên, những cuộc tranh luận đã kết thúc và sự đồng thuận đã xuất hiện. Từ quan điểm tiến hóa, cảm xúc là một động lực, nó là tác nhân thay đổi và phản ứng. Ví dụ như ghê tởm là một phản ứng khó chịu chúng ta được trải nghiệm khi chúng ta gặp phải việc gì đó khiến chúng ta cảm thấy muốn bệnh; sự tức giận là bước chuyển tiếp dẫn chúng ta từ trạng thái điềm tĩnh đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu, phản ứng mạnh; sự sợ hãi nhắc nhở chúng ta cần phải chạy trốn trước tình huống nguy hiểm.

Mặt khác, trạng thái buồn bã có thể tạo ra quyết tâm cần thiết để thay đổi hướng đi của con người. Cảm xúc cũng là tác nhân thúc đẩy chúng ta tiếp tục làm những gì đang làm, ví dụ như việc trải nghiệm niềm vui sẽ giúp chúng ta có thêm động lực để thực hiện tiếp các hành vi có khả năng dẫn tới cảm xúc này tiếp.



1-dawson-crying-1402762730358.jpg




Việc có cảm xúc là điều rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta có thể thông cảm với người khác, phục vụ để duy trì các liên kết xã hội. Cảm xúc hoàn toàn có thể chủ động để biểu hiện ra ngoài qua khuôn mặt, cử chỉ và được coi như là một tín hiệu giao tiếp giữa các cá thể. Điều này cho phép chúng ta thực hiện những nhu cầu về tương tác xã hội.

Có rất nhiều ví dụ về cách cảm xúc gắn kết xã hội, điển hình là việc người mẹ nuôi con, cảm xúc là thứ giúp tác động và kích thích sợi dây liên kết tình cảm giữa hai mẹ con. Ngoài ra các cảm xúc có sự liên kết và tác động tới hành động rất mạnh, ví dụ cảm thấy cô đơn sẽ dẫn tới cảm thấy buồn và những cảm xúc như sự xấu hổ khi ăn cắp sẽ ngăn cản chúng ta thực hiện hành vi gây hại đó.

Thực sự bản thân đời sống xã hội là một chuỗi liên kết, tương tác giữa cảm xúc và hành động của nhiều cá thể. Có một lý thuyết về xã hội đã chỉ ra rằng xã hội bắt đầu khi cảm xúc ra lệnh phản ứng cho một cá nhân chứ không phải ngược lại. Tuy nhiên trong quá trình lớn lên, do nhận thức của con người ngày càng lớn do trải nghiệm nên những cảm xúc đơn thuần ban đầu của cá nhân sẽ bị tấn công bởi những kì vọng trong xã hội mà cá nhân đó tồn tại. Đây cũng là một điều tốt bởi nó trung hòa những cảm xúc nguyên bản, giúp cá nhân trở nên thích hợp hơn để tồn tại trong một xã hội chung đó.

SƯU TẦM
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top